Viêm Mí Mắt Trẻ Em: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị
Viêm mí mắt trẻ em là gì?
Viêm mí mắt trẻ em (tên gọi khác viêm bờ mi ở trẻ) là tình trạng sưng viêm các tuyến dầu của mi mắt, khu vực lông mi phát triển. Viêm mí mắt dẫn đến tình trạng mi bị viêm ở gốc mi trên và mi dưới của trẻ.
Bệnh viêm bờ mi ở trẻ nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác về mắt chẳng hạn như: chứng lẹo mắt, chắp, các vấn đề với phim nước mắt (chảy nước mắt nhiều, khô mắt) từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng giác mạc.
Hãy đưa con tới khám mắt tại cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, ngăn ngừa viêm mi mắt ở trẻ.
Dấu hiệu nhận biết viêm mí mắt ở trẻ em
Viêm mí mắt ở trẻ không có tính chất lây lan và cũng không ra các vấn đề ảnh hưởng đến thị lực của trẻ, tuy nhiên viêm mi mắt ở trẻ gây nên cảm giác khó chịu cho trẻ, bị kích ứng và mí mắt bị đỏ. Sau đây là những dấu hiệu cơ bản của bệnh viêm mí mắt trẻ em:
- Cảm giác sưng, nhức, nóng rát và ngứa bờ mi mắt
- Xuất hiện tình trạng nước mắt chảy nhiều, thường xuyên, liên tục (dấu hiệu của bệnh khô mắt)
- Bị sưng, đỏ, hình thành vảy và rụng lông mi vào buổi sáng
- Xuất hiện gỉ mắt tích tụ nhiều ở lông mi và khóe mi
- Mí mắt đỏ, sưng hoặc ngứa
- Có phần nhạy cảm với ánh sáng
- Nhìn mờ (trong chốc lát, thường hết khi chớp mắt)
Trẻ nhỏ đôi khi chưa thể diễn đạt được tình trạng cơ thể hoặc nói ra cảm nhận chính xác, vì thế bố mẹ hoặc người thân nên quan sát thật kỹ các biểu hiện để sớm phát hiện dấu hiệu mắc bệnh, đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để kịp thời khám mắt cho bé.
Nguyên nhân gây ra viêm mí mắt trẻ em
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm mí mắt ở trẻ là do quá trình hoạt động quá mức trong quá trình sản xuất và bài tiết các tuyến tạo dầu (bã nhờn) trên mí mắt của trẻ. Hoạt động này sẽ làm cho vi khuẩn thuận lợi tấn công, sinh sôi và phát triển gây nên kích ứng và viêm nhiễm mí mắt ở trẻ em.
Ngoài ra, nguyên nhân gây nên viêm mí mắt ở trẻ còn có hình thành từ một số yếu tố khác tác động như:
- Đang bị dị ứng,
- Viêm da dầu (viêm da tiết bã)
- Nhiễm ký sinh trùng Demodex hoặc virus Herpes simplex (HSV),
- Mắc chứng đỏ mặt (bệnh Rosacea)
- Không đủ nước mắt trên mắt (mắt khô)
Bố mẹ nên làm gì khi có trẻ nhỏ bị viêm bờ mi?
Hiện nay tình trạng tự ý mua và sử dụng thuốc tại các cửa hàng thuốc và tự điều trị tại nhà đang diễn ra vô cùng phổ biến. Điều này có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe của trẻ.
Thực hiện khám và kiểm tra tình hình sức khỏe tại bệnh viện luôn là điều cần thiết bởi tính chính xác và hiệu quả cao. Những lưu ý bố mẹ nên biết khi có con mắc bệnh viêm bờ mi:
- Thường xuyên nhắc trẻ hạn chế tối đa cho tay lên mắt, dụi mắt
- Cho trẻ rửa tay thường xuyên để tránh vi khuẩn
- Sử dụng gạc đủ độ ẩm và ấm, chườm lên mắt của trẻ trong vài phút, thực hiện lặp lại thao tác này 2-4 lần mỗi ngày
- Xoa bóp (mát xa) mí mắt: nên thực hiện mát xa bờ mi ngay sau khi chường ấm. Thực hiện xoa bóp mí mắt giúp làm rỗng các tuyến meibomius và cải thiện sự bài tiết của tuyến bã nhờn trên mí mắt
- Dùng khăn sạch, dầu gội đầu dịu nhẹ cho trẻ nhỏ
- Vệ sinh mi mắt của trẻ hàng ngày. Xoa nhẹ bằng khăn sạch để loại bỏ lớp vảy ở mí mắt để hạn chế lớp vảy gây cảm giác khó chịu cho trẻ. Mỗi mắt sử dụng mỗi khăn khác nhau và cần giặt khăn ngay sau khi sử dụng
- Sử dụng thuốc nhỏ kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ. Việc kết hợp sử dụng thuốc nhỏ mắt trẻ em, đặc biệt là thuốc nhỏ mắt kháng sinh có tác dụng hỗ trợ ngăn nhiễm trùng và hạn chế tối đa lây lan sang các bộ phận khác của mắt
Viêm mi mắt ở trẻ nhỏ có cần được điều trị?
Viêm mí mắt ở trẻ nhỏ có cần được điều trị sớm? Theo các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh nên cho bé khám mắt định kỳ và thăm khám nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường ở vùng mắt. Chúng ta không nên quá chủ quan trước những biểu hiện nhẹ, nếu được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng hoặc bệnh lý trở nặng.
Viêm mi mắt ở trẻ không gây nên các vấn đề ảnh hưởng đến suy giảm thị lực tuy nhiên lại tạo cảm giác khó chịu cho trẻ. Nếu viêm mí mắt ở trẻ không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới viêm mi mắt nặng, có thể dẫn tới mất thị lực hoặc thay đổi vĩnh viễn viền mí mắt.
Do đó, bố mẹ cần phát hiện kịp thời những dấu hiệu gây viêm mí mắt của con và đưa con đi thăm khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín để có những biện pháp, phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời và đạt được hiệu quả kiểm soát các triệu chứng cho đôi mắt trẻ. Từ đó, hạn chế khả năng tái phát bệnh viêm mí mắt ở trẻ.
Cách điều trị viêm mí mắt ở trẻ em
Trong quá trình điều trị viêm mí mắt trẻ em trước tiên cần phải chăm sóc mắt đúng cách, giữ gìn vệ sinh mắt tốt hàng ngày dưới sự hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Sự kết hợp giữa điều trị và chăm sóc mắt thường xuyên sẽ giảm thiểu tái phát bệnh viêm mí mắt ở trẻ em.
Ngoài ra, phác đồ điều trị viêm mí mắt ở trẻ sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm bờ mi. Việc điều trị sẽ dựa vào triệu chứng, độ tuổi và sức khỏe chung của từng trẻ.
Các trường hợp viêm bờ mi nặng có thể cần được bác sĩ nhãn khoa điều trị. Điều trị viêm mí mắt ở trẻ cần có sự kết hợp giữa bác sĩ tư vấn, điều trị và gia đình để đạt hiệu quả tốt nhất, giảm các triệu chứng viêm mi mắt ở trẻ.
Nhằm đạt được hiệu quả cho việc điều trị viêm bờ mi ở trẻ diễn ra nhanh chóng, gia đình cần phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, đưa trẻ tới thăm khám tại cơ sở y tế uy tín khi sớm phát hiện những dấu hiệu của viêm mi mắt ở trẻ để kịp thời xử lý và chữa trị sớm nhất cho trẻ.
Biện pháp phòng tránh viêm mí mắt ở trẻ em
Nhằm hạn chế viêm mí mắt ở trẻ em, bố mẹ và người thân cần quan tâm, chăm sóc vệ sinh mắt cho trẻ thường xuyên. Cụ thể:
- Vệ sinh mắt cho bé bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Dùng khăn sạch để lau, rửa mặt nhằm phòng tránh bệnh và giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh.
- Nên sử dụng khăn tắm có chất liệu mềm mại và sạch để lau người cho trẻ. Việc làm này sẽ giúp cho bé tránh được những vi khuẩn xâm nhập vào mắt cũng như các bộ phận khác.
- Nhà cửa phải luôn được vệ sinh sạch sẽ kết hợp với vệ sinh ăn uống đảm bảo để hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa như: táo bón, viêm ruột,... cũng là yếu tố cần thiết để tráng gây nên viêm mí mắt ở trẻ.
- Gia đình cần xây dựng cho con một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng đảm bảo sự phát triển của trẻ
- Kết hợp với việc có chế độ thời gian nghỉ ngơi hợp lý, phù hợp nhằm tăng cường được sức đề kháng cho trẻ.
Từ đó, giúp phòng ngừa được các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ em.
Trên đây là những thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm mí mắt ở trẻ em. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn thông tin hữu ích nhất để bảo vệ đôi mắt của bé. Hãy chia sẻ với bạn bè, người thân nếu thấy bài viết hữu ích nhé!
Từ khóa » Bờ Mi Em Hoen Nước Mắt
-
Giấc Mơ Có Thật - Lệ Quyên - YouTube
-
Giấc Mơ Có Thật - Trang Hương
-
Lời Bài Hát Giấc Mơ Có Thật, Nhạc Trẻ
-
Giấc Mơ Có Thật - Bờ Mi Em Hoen Nước Mắt Vì Tình Yêu Tan... | Facebook
-
Lời Bài Hát Giấc Mơ Có Thật- Tường Văn- Lyric - Cài Nhạc Chờ
-
Lệ Quyên - Giấc Mơ Có Thật LRC - Lyrics Download - Lyricsify
-
Làm Sao để Cho Bờ Mi đừng Hoen Nước Mắt?
-
Lời Bài Hát Giấc Mơ Có Thật - TimMaSoKaraoke.Com
-
Viêm Bờ Mi ở Trẻ: Chớ Nên Coi Thường! | TCI Hospital
-
Lời Bài Hát Giấc Mơ Có Thật - Lệ Quyên
-
Viêm Bờ Mi Mắt: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Giấc Mơ Có Thật (testo) Di Lệ Quyên - Testi
-
Giấc Mơ Có Thật - Lệ Quyên • Thư Viện Nhạc - Diễn đàn Lê Quý Đôn
-
Chiếc Lá Mùa Đông - Quách Thành Danh
-
Giấc Mơ Có Thật (Sau Khi Rời Khỏi - Lí Kāi Yǐ Hòu - 离开以后)
-
Lời Bài Hát Chiếc Lá Mùa Đông (lyrics) - Trình Bày: Gia Huy