Viêm Mũi Cấp Tính ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Viêm mũi cấp tính thường do virus, dị ứng môi trường hoặc cảm lạnh thông thường, chủ yếu gặp ở trẻ em. Đây là bệnh đường hô hấp trên phổ biến, có thể gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh từ nhẹ đến nặng.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ THS.BSNT Nguyễn Thị Hương, Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Viêm mũi cấp là gì?
Viêm mũi cấp là tình trạng viêm niêm mạc mũi, niêm mạc bị sưng nề và giãn mạch, gây ra tắc nghẽn và chảy nước mũi, gây ảnh hưởng tới người bệnh trong ngắn hạn, thường kéo dài 5 – 7 ngày. Viêm mũi cấp tính thường liên quan với các tác nhân môi trường hoặc nhiễm virus hô hấp. Trong đó, viêm mũi cấp tính do virus phổ biến nhất so với tất cả các nguyên nhân khác, đồng thời đây cũng là dạng bệnh truyền nhiễm đường hô hấp trên phổ biến nhất.(1)
Triệu chứng viêm mũi cấp tính
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hương các biểu hiện viêm mũi cấp tính phổ biến diễn ra ở cả hai bên mũi và thường bao gồm nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, sốt và hắt hơi. Tuy nhiên, triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cấp độ viêm.
- Giai đoạn 1: Triệu chứng đặc hiệu khi mới nhiễm bệnh là khô và đau nhức mũi, họng; niêm mạc mũi nề đỏ; người bệnh hắt hơi, đôi khi khàn tiếng và thường sốt nhẹ.
- Giai đoạn 2: Sau vài giờ đến thậm chí một vài ngày, tình trạng phù nề niêm mạc bắt đầu thuyên giảm; niêm mạc xuất tiết dịch nhiều hơn nên bệnh nhân có cảm giác dễ chịu hơn.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn này dịch xuất tiết sẽ có thể thành dịch nhày đục do pha trộn với các bạch cầu bị thoái hóa và các thành phần biểu mô. Dịch mủ sẽ giảm dần và sau 7-10 ngày thì tình trạng viêm kết thúc.(2)
Các triệu chứng viêm mũi cấp tính ngoài có biểu hiện khác nhau ở mỗi giai đoạn bệnh thì điều này cũng có thể xảy ra khác nhau ở các đối tượng cụ thể.
- Người bị teo niêm mạc mũi: Những người thuộc nhóm này thời gian nhiễm bệnh có thể ngắn hơn và tình trạng nghẹt mũi không nặng như bình thường. Ngược lại, tình trạng khô và kích ứng niêm mạc mũi có thể kéo dài.
- Người bị quá phát niêm mạc mũi: Ở đối tượng này, tình trạng phù nề, xuất tiết ở niêm mạc sẽ nghiêm trọng hơn. Điều này có thể dẫn đến thay đổi giọng nói, giảm khứu giác do ngạt mũi và viêm phù nề, khó tập trung. Giai đoạn tiếp theo các triệu chứng có thể là đau vùng trán và ổ mắt, viêm xoang có thể xuất hiện gây chảy dịch mũi đục, da vùng cửa mũi đỏ, dễ phù nề. Ngoài ra, các triệu chứng có thể xuất hiện kèm viêm kết mạc khi nhiễm trùng lan tới ống dẫn lệ hoặc viêm tai giữa cấp tính nếu nhiễm trùng lan tới vòi tai.
- Trẻ em còn bú: Viêm mũi cấp tính có thể nghiêm trọng hơn ở trẻ bú mẹ do hệ miễn dịch yếu nên kém thích nghi với môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, hốc mũi của trẻ dưới 2 tuổi còn rất nhỏ nên khi niêm mạc phù nề nhẹ cũng gây nghẹt mũi, khó thở. Ở tuổi này, khi bị viêm mũi cấp tính trẻ sẽ quấy khóc, sốt, ngủ kém, dễ sụt cân. Trẻ cũng dễ gặp phải các biến chứng hơn khi nhiễm trùng lan tới hàm ếch, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi.
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi cấp
Theo bác sĩ Nguyễn thị Hương viêm mũi cấp tính thường được chia làm 2 loại là do dị ứng và không do dị ứng. Nguyên nhân thường gặp:
1. Viêm mũi cấp tính do dị ứng
Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích thích và viêm không phải do virus, vi khuẩn mà do các tác nhân từ môi trường như phấn hoa, lông động vật, lông sâu, bướm, mạt nhà. Bụi, khí than, chất hóa học trong sản xuất công nghiệp cũng có thể là nguyên nhân gây viêm mũi cấp tính.
2. Viêm mũi cấp tính do virus
Đến nay, các nhà khoa học đã xác định được hơn 100 loại virus gây ra viêm mũi họng cấp. Phổ biến nhất là virus nhóm Rhinovirus, chúng phát triển mạnh mẽ khi thời tiết thay đổi và dễ lây lan từ người sang người. Triệu chứng viêm mũi họng cấp do virus thường nhẹ hơn so với vi khuẩn hay nấm nhưng dễ lây lan và bùng thành dịch lớn. Ngoài ra, các virus sởi, cúm, bạch hầu cũng là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm mũi cấp tính.(3)
3. Viêm mũi cấp tính do dị vật
Dị vật mũi thường gặp ở trẻ nhỏ. Các vật phổ biến được đẩy vào mũi bao gồm bông, giấy, sỏi, hạt, đậu, hạt hoa quả, hạt đậu, côn trùng, và pin tròn (pin sẽ gây bỏng hóa học).Các dị vật có thể gây tổn thương niêm mạc mũi dẫn đến một đợt viêm mũi cấp tính. Ngoài ra, một số thủ thuật điều trị mũi như đốt cuốn, đốt côte điện cũng có thể gây viêm mũi cấp.
Các phương pháp chẩn đoán viêm mũi cấp tính
Bác sĩ có thể dựa trên lâm sàng để chẩn đoán bệnh viêm mũi cấp tính, ngoài ra các chẩn đoán phân biệt cũng cần thiết để giúp xác định nguyên nhân.(4)
1. Chẩn đoán lâm sàng
Khi khám lâm sàng, bệnh nhân rất điển hình với khuôn mặt mệt mỏi, chảy nước mũi và đầu mũi hơi đỏ. Khám thấy các cuốn mũi dưới phù nề, sung huyết và nhiều dịch ở hai bên.
Bác sĩ dựa vào các biểu hiện lâm sàng để chẩn đoán bệnh. Nghẹt mũi, chảy nước mũi, niêm mạc mũi sưng đỏ, chảy nước mắt, hắt hơi, sốt… là những triệu chứng đặc trưng của của viêm mũi cấp tính.
2. Chẩn đoán phân biệt
Bác sĩ Hương cho biết, nếu khám lâm sàng chưa đủ cơ sở chẩn đoán bệnh, các cận lâm sàng bổ trợ sẽ được chỉ định. Đặc biệt ở những trẻ nhạy cảm, viêm mũi cấp tính có thể tiến triển gây ra các biến chứng như nhiễm trùng lan rộng đường hô hấp trên hoặc dưới do vi khuẩn, có nguy cơ gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Ở trẻ nhỏ, nếu tình trạng viêm mũi kéo dài, không đáp ứng các phương pháp điều trị thông thường, bác sĩ có thể tìm nguyên nhân gây viêm mũi cấp do giang mai, bệnh lậu, bạch hầu mũi hoặc các bệnh nhiễm trùng cấp tính như ho gà, sởi, tinh hồng nhiệt. Bác sĩ cần đánh giá chi tiết tiền sử dịch tễ và thăm khám tổng quát để có thể chẩn đoán bệnh chính xác.
Bác sĩ Hương lưu ý, bệnh viêm đường hô hấp cấp tính thường bắt đầu bằng một đợt viêm mũi cấp giống như viêm mũi do virus, cảm lạnh, dị ứng. Tuy nhiên, tình trạng viêm sẽ lan rộng hơn, nhiễm trùng có thể xâm lấn vào niêm mạc họng, khí quản và thanh quản. Trường hợp này, chẩn đoán phân biệt cần nghĩ tới bệnh cúm.
Cách điều trị viêm mũi cấp tính
Bác sĩ Hương cho biết cách chữa bệnh viêm mũi cấp tính chủ yếu dựa trên nguyên tắc cho người bệnh nghỉ ngơi và dùng các loại thuốc co mạch, histamin hoặc thuốc kháng sinh tùy vào tình trạng viêm cụ thể.
1. Điều trị phù nề
Viêm mũi cấp uống thuốc gì? Để điều trị tình trạng phù nề niêm mạc mũi, bác sĩ có thể chỉ định thuốc co mạch hoặc một số loại thuốc cường giao cảm tại chỗ, nhưng chỉ được dùng ngắn ngày theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
2. Điều trị các triệu chứng dị ứng
Thuốc kháng histamin dạng xịt hoặc dạng uống được chỉ định trong các trường hợp viêm mũi cấp do dị ứng. Tuy nhiên, thuốc này có đặc tính kháng cholinergic nên dễ gây khô niêm mạc mũi, dẫn đến có thể làm tăng tình trạng kích ứng mũi.
3. Điều trị nhiễm trùng lan rộng
Nếu có nhiễm trùng lan rộng do vi khuẩn, phương pháp cấy mủ và làm kháng sinh đồ sẽ được bác sĩ chỉ định để xác định mầm bệnh cũng như tìm ra loại kháng sinh đáp ứng với nhiễm trùng. Trong trường hợp đã điều trị bằng kháng sinh nhưng các triệu chứng vẫn kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết để loại trừ viêm mũi cấp do ung thư.
Các phương pháp phòng ngừa viêm mũi cấp
Bác sĩ Hương cho biết, tiêm vắc xin dự phòng các bệnh là nguyên nhân gây viêm mũi cấp như cúm, sởi, bạch hầu… để phòng bệnh. Tuy nhiên, các loại vi rút có thể biến đổi qua thời gian làm cho hiệu lực của vắc xin suy giảm. Do đó, chúng ta cũng cần chủ động nâng cao việc tự bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh bằng cách.
- Tránh tụ tập nơi đông người, tránh tiếp xúc với người bệnh;
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài;
- Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh;
- Thực hành ăn chín uống sôi;
- Giữ ấm cơ thể;
- Vệ sinh mũi họng;
- Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bằng cách thực hành lối sống khoa học, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tránh dùng thuốc lá, bia rượu….
Những câu hỏi thường gặp về bệnh viêm mũi cấp
1. Viêm mũi cấp kéo dài bao lâu?
Bác sĩ Hương cho biết, khác với viêm mũi mạn tính kéo dài, viêm mũi cấp tính là các đợt viêm đột ngột chỉ kéo dài trung bình từ 5-7 ngày.
2. Viêm mũi cấp thường gặp ở lứa tuổi nào?
Viêm mũi cấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Điều này là do cấu trúc đường thở của trẻ chưa hoàn thiện cộng với hệ miễn dịch non yếu nên dễ bị các mầm bệnh tấn công.
3. Viêm mũi cấp có cần uống kháng sinh?
Trong trường hợp viêm mũi phù nề xuất hiện nhiễm trùng, dịch mũi nhầy đục, đặc biệt là nhiễm trùng lan rộng sang các cấu trúc tai, xoang, họng thì cần điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý mua kháng sinh về uống, không nên tăng, giảm liều lượng hoặc rút ngắn hay kéo dài thời gian uống thuốc nhằm tránh nguy cơ kháng kháng sinh.
4. Viêm mũi cấp có nguy hiểm không?
Viêm mũi cấp không có biến chứng thì không gây nguy hiểm, tuy nhiên nếu xuất hiện các biến chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc đường hô hấp dưới thì có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm túi lệ, viêm màng não, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
5. Có cách nào chữa viêm mũi cấp mà không cần dùng thuốc không?
Theo bác sĩ Hương nếu mới bị viêm mũi cấp và lúc này chưa xảy ra nhiễm trùng, không có biến chứng thì người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà để làm giảm các triệu chứng nghẹt, chảy nước mũi và đau nhức như sau:
- Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi họng hàng ngày;
- Xông hơi với nước ấm;
- Uống các loại trà thảo dược như trà gừng, trà hoa cúc, trà mật ong;
- Dùng máy xông tinh dầu;
- Thêm tỏi, gừng vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng;
- Ăn cháo nấm gà để tăng cường dinh dưỡng, làm giảm các triệu chứng của cúm;
- Tránh ăn/uống đồ lạnh;
- Chườm ấm vùng mũi.
- Nếu viêm mũi cấp tính do cảm cúm, phương pháp xông hơi giải cảm bằng cách đun các loại lá như sả, bồ kết, lá bưởi, gừng, hương nhu, tờ bi (cúc tần) cũng rất hiệu quả.
6. Viêm mũi cấp tính có lây không?
Nếu viêm mũi cấp tính có nguyên nhân từ virus, vi khuẩn thì bệnh có lây nhiễm. Đặc biệt là các vi rút cúm, vi rút sởi có tốc độ lây lan rất nhanh và thường bùng phát theo một mùa nhất định trong năm.
Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thăm khám, chẩn đoán, điều trị chuyên sâu các bệnh lý về tai mũi họng, trong đó có viêm mũi cấp tính. Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành giỏi nghề, giàu kinh nghiệm, được hỗ trợ bởi hệ thống trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại bậc nhất như: hệ thống máy nội soi tai mũi họng tiên tiến, máy đo thính học, máy đo chức năng tiền đình… cùng với sự kết hợp mật thiết trong chẩn đoán và điều trị giữa các chuyên khoa Tai Mũi Họng, Nhi, Tim mạch, Hô hấp… sẽ giúp cho việc khám chữa bệnh chuyên nghiệp, toàn diện, hiệu quả cao.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
“Viêm mũi cấp tính là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em, rất dễ điều trị nếu không có biến chứng. Việc điều trị các biến chứng sẽ phức tạp hơn và thời gian phục hồi chậm hơn, vì vậy chúng ta nên điều trị bệnh ngay từ sớm và tốt nhất là nên nâng cao việc phòng ngừa để tránh bị nhiễm bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể đe dọa tính mạng nếu các biến chứng nguy hiểm xảy ra, nhất là ở trẻ nhỏ”, bác sĩ Hương nhấn mạnh.
Từ khóa » Thuốc Dị ứng Mũi Trẻ Em
-
Viêm Mũi Dị ứng ở Trẻ Em: Cách điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Chăm Sóc Và Phòng Ngừa Viêm Mũi Dị ứng ở Trẻ Em | Vinmec
-
TOP 3 Cách Chữa Viêm Mũi Dị ứng ở Trẻ Em Hiệu Quả, An Toàn
-
Viêm Mũi Dị ứng ở Trẻ Em, Cẩn Trọng Khi Dùng Thuốc Thông Mũi
-
Viêm Mũi Và Viêm Mũi Dị ứng ở Trẻ Em - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Top 7 Cách Chữa Viêm Mũi Dị ứng ở Trẻ Em Từ Tây Y Tới Đông Y
-
8+ Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Tốt Nhất Hiện Nay Và Lưu Ý
-
Trẻ Bị Viêm Mũi Dị ứng: Những điều Cần Biết Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Bệnh Viêm Mũi Dị ứng - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chẩn đoán
-
Kinh Nghiệm Chữa Viêm Mũi Dị ứng Cho Bé, Các Mẹ Không Nên Bỏ Qua
-
9 Loại Thuốc điều Trị Viêm Mũi Dị ứng ở Trẻ Em được Khuyên Dùng
-
Nguyên Nhân & Cách Trị Viêm Mũi Cho Trẻ | Hapacol
-
Một Số Bệnh Dị ứng Hay Gặp ở Trẻ Em Và Cách Xử Trí