Viêm Mũi Họng Cấp ở Trẻ Em - Cách Chăm Sóc Trẻ đúng Khoa Học

1. Biểu hiện viêm mũi họng cấp ở trẻ em

Biểu hiện đầu tiên của viêm mũi họng cấp ở trẻ em là cảm giác cơ thể mệt mỏi, đau họng, ho và sổ mũi. Khi mới bị bệnh, dịch mũi họng thường ở dạng trong suốt, ít nhờn chảy ra khỏi mũi và xuống cổ họng. Sau đó, dịch sẽ dần đặc hơn, có màu xanh hoặc vàng chảy từ hệ thống xoang qua mũi, xuống thành sau họng và gây tình trạng ngứa, ho, đau họng.

viêm mũi họng cấp ở trẻ em thường dễ gặp khi chuyển mùa

Trẻ em rất dễ bị viêm mũi họng cấp khi chuyển mùa

Viêm mũi họng cấp ở trẻ cũng gây các triệu chứng nặng hơn như: sốt cao, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt, xuất hiện dịch nhầy trong mũi, cơ thể mệt mỏi thiếu năng lượng.

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có thể chưa biết cách biểu hiện triệu chứng của viêm mũi họng cấp. Trẻ có thể quấy khóc, chán ăn, chán bú nhiều hơn. Dịch mũi chảy thường xuyên cũng là dấu hiệu điển hình để nhận biết bệnh.

2. Hướng dẫn chăm sóc cho trẻ bị viêm mũi họng cấp

Chăm sóc và theo dõi trẻ bị viêm mũi họng cấp cần thực hiện những công việc sau:

2.1. Vệ sinh mũi họng cho trẻ

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sẽ gây ngạt mũi, đau họng, ngứa họng,… gây khó chịu cho trẻ, vệ sinh mũi họng sẽ làm giảm bớt triệu chứng này:

Nên lau rửa dịch mũi cho trẻ bị viêm mũi họng cấp

Nên lau rửa dịch mũi cho trẻ bị viêm mũi họng cấp

Lau rửa dịch mũi

Khi bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ mới xảy ra, dịch mũi còn lỏng thì cha mẹ có thể lau rửa dịch mũi dễ dàng bằng khăn mềm. Khi dịch mũi đặc, có thể dùng 2 - 3 giọt nước muối sinh lý nhỏ vào mỗi bên mũi. Sau đó, dịch mũi sẽ mềm ra và có thể loại bỏ bằng cách day mũi bé.

Hút dịch mũi

Nếu dịch mũi quá đặc và quá nhiều, trẻ không thể thở bằng mũi cũng như tự xì mũi làm sạch thì cha mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng. Tuy nhiên chỉ nên dùng cách này khi cần thiết vì hút dịch mũi có thể gây tổn thương niêm mạc mũi, dẫn tới bội nhiễm. Lưu ý không dùng miệng hút dịch mũi trực tiếp vì có thể gây lây lan vi khuẩn, bệnh ở trẻ càng nặng hơn.

Dùng khăn giấy mềm lau mũi

Trong suốt thời gian trẻ bị viêm mũi họng cấp, triệu chứng ngạt mũi chảy nước mũi sẽ kéo dài liên tục nên hãy hướng dẫn trẻ dùng khăn giấy mềm 1 lần. Sau khi sử dụng cần vứt bỏ ngay, việc sử dụng lại có thể khiến vi khuẩn xâm nhập lại gây bệnh.

Để vệ sinh họng, bạn có thể hướng dẫn trẻ dùng nước muối sinh lý, nước ấm để trẻ súc họng. Cách này cũng giúp làm dịu vùng họng, trẻ bớt đau, ngứa họng và ho hơn.

2.2. Chế độ dinh dưỡng

Cha mẹ cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm mũi họng cấp như sau:

  • Ưu tiên các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu dễ nuốt.

Trẻ bị viêm mũi họng cấp nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt

Trẻ bị viêm mũi họng cấp nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt

  • Cho trẻ ăn theo nhu cầu, không nên ép trẻ ăn quá nhiều, chia thành nhiều bữa ăn để trẻ ăn được nhiều hơn.

  • Có thể làm hoa hồng hấp đường, quất hấp mật ong, gừng, chanh ngâm để giảm đau họng và ho cho trẻ.

2.3. Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Trẻ bị viêm mũi họng cấp thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh và hạ sốt, tuy nhiên cần lưu ý đưa trẻ đi thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý mua thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng sinh cho trẻ có thể không hiệu quả, gây nhờn thuốc và bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.

Các thuốc co mạch có thể giúp xử lý tạm thời tình trạng tắc nghẽn mũi do dịch nhờn, nhưng không nên dùng kéo dài cho trẻ.

2.4. Theo dõi tình trạng bệnh của trẻ

Hầu hết trẻ bị viêm mũi họng cấp sẽ thuyên giảm triệu chứng sau 3 - 5 ngày, sau khoảng 7 ngày sẽ khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, với trẻ sức đề kháng yếu hoặc bệnh nặng, triệu chứng không thuyên giảm thì cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được bác sĩ theo dõi, điều trị.

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy viêm mũi họng cấp có thể nặng ở mức độ nguy hiểm:

  • Trẻ ho nhiều, thở nhanh, khó thở.

  • Trẻ bị sốt cao liên tục, không đáp ứng với dùng thuốc hạ sốt hoặc chườm ấm.

  • Trẻ bị chảy mủ ở tai.

  • Trẻ nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần.

  • Trẻ sốt cao, mê man, ý thức không tỉnh táo,…

Dấu hiệu sốt cao, không tỉnh táo của trẻ bị viêm mũi họng cấp cần được đưa tới bệnh viện

Dấu hiệu sốt cao, không tỉnh táo của trẻ bị viêm mũi họng cấp cần được đưa tới bệnh viện

Trong thời gian trẻ bị viêm mũi họng cấp nên để trẻ ở nhà và chăm sóc, hạn chế cho tiếp xúc với trẻ khác hoặc đến nhà trẻ, trường hợp. Tác nhân gây bệnh có thể lây lan khiến nhiều trẻ khác cũng mắc bệnh.

3. Viêm mũi họng cấp ở trẻ em thường bao lâu thì khỏi?

Viêm họng cấp ở trẻ thường khởi phát khá sớm sau 1 - 2 ngày nhiễm tác nhân gây bệnh. Tùy vào tác nhân là vi khuẩn hay virus mà tiến triển bệnh có thể khác nhau. Thông thường, nếu chăm sóc và điều trị tốt, viêm mũi họng cấp ở trẻ do virus sẽ kéo dài khoảng 5 - 7 ngày, sau đó triệu chứng sẽ dần biến mất.

Sức đề kháng của trẻ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh viêm mũi họng cấp. Sức đề kháng tốt kết hợp với điều trị đúng nguyên nhân thì trẻ sẽ mau chóng khỏi bệnh và phục hồi sức khỏe. Nhưng ở trẻ sức đề kháng yếu, bệnh không chỉ kéo dài lâu hơn mà nguy cơ biến chứng đến phổi, tim,… là rất cao.

Vì thế, cha mẹ và người chăm sóc cần theo dõi sát sao tiến triển bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em qua triệu chứng bệnh. Đưa trẻ tới cơ sở y tế sớm nếu bệnh nặng ở mức độ nguy hiểm, xảy ra biến chứng và không thể điều trị bằng biện pháp tại nhà.

Nên đưa trẻ đi khám nếu biện pháp tại nhà không hiệu quả

Nên đưa trẻ đi khám nếu biện pháp tại nhà không hiệu quả

Các bậc phụ huynh khi nắm bắt được nguyên nhân và cách chăm sóc đúng cho trẻ bị viêm mũi họng cấp là rất quan trọng. Viêm mũi họng cấp ở trẻ sẽ không kéo dài và nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng và khiến cha mẹ quá lo lắng nữa.

Từ khóa » Viêm Họng Cấp ở Trẻ Em Uống Thuốc Gì