Viêm Mũi Họng Mạn Tính: Các Thể Bệnh Và Phương Pháp điều Trị

1. Các thể bệnh viêm mũi họng mạn tính

Hệ hô hấp con người hoạt động nhờ sự phối hợp của nhiều cơ quan, trong đó mũi kết hợp với các xoang ở mặt làm nhiệm vụ hấp thu khí oxy từ môi trường xung quanh. Do đó, cơ quan này dễ bị tấn công do vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân khác có trong không khí mặc dù có cơ chế bảo vệ nhiều lớp.

viêm mũi họng mạn tính

Viêm mũi họng mạn tính gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh

Trong đó, viêm mũi họng xuất hiện khi vi khuẩn xâm nhập gây phù nề, viêm nhiễm niêm mạc mũi họng và làm tăng tiết dịch nhầy. Khi bệnh kéo dài không được điều trị triệt để, dịch tiết làm tắc nghẽn các lỗ thông xoang tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh, dịch mủ phát triển chảy xuống họng và các triệu chứng viêm mũi họng mạn tính xuất hiện.

Bệnh viêm mũi họng mạn tính là kết quả do bệnh viêm họng cấp lặp lại nhiều lần nhưng không điều trị triệt để, triệu chứng bệnh thường kéo dài trên 1 tháng hoặc lâu hơn. Tùy theo tình trạng bệnh mà viêm mũi họng mạn tính được chia thành các thể bệnh gồm:

1.1. Viêm họng mạn tính sung huyết đơn thuần

Thể bệnh này đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc họng đỏ, thấy rõ các mạch máu nhỏ bị sưng viêm.

1.2. Viêm họng mạn tính xuất tiết

Người mắc thể bệnh này niêm mạc họng bị xung huyết đỏ, tiết nhiều dịch nhầy trong, hơi dính vào thành sau họng.

Viêm mũi họng mạn tính thường kéo dài, khó điều trị dứt điểm

Viêm mũi họng mạn tính thường kéo dài, khó điều trị dứt điểm

1.3. Viêm họng mạn tính quá phát

Thể viêm mũi họng mạn tính này còn gọi là viêm họng hạt, ngoài sưng đỏ niêm mạc họng, các tổ chức bạch huyết còn bị sưng to tạo thành nhiều đám to nhỏ rải rác.

1.4. Viêm họng teo

Ở thể viêm họng teo, niêm mạc họng mỏng dần đến khô teo khi các tuyến nhầy giảm hoạt động. Khi đó, họng người bệnh có màu hồng nhạt, khô hoặc đóng vảy vàng.

Mỗi thể bệnh viêm mũi họng mạn tính có đặc điểm khác nhau nên việc điều trị cũng khác nhau, sẽ cần chẩn đoán phân biệt để chỉ định điều trị.

2. Chẩn đoán viêm mũi họng mạn tính như thế nào?

Khi khám chẩn đoán viêm mũi họng mạn tính, đầu tiên bác sĩ sẽ khám lâm sàng, khai thác bệnh sử, xác định nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này. Một số kỹ thuật chẩn đoán hiện đại hiện được áp dụng vào chẩn đoán bệnh bao gồm: nội soi, chụp CT scan,…

Bệnh nhân cần hợp tác với bác sĩ cung cấp thông tin bệnh lý cũng như làm các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết để bác sĩ khám, điều trị hiệu quả hơn. Kéo dài thời gian khám, điều trị bệnh sẽ khiến viêm mũi họng mạn tính nguy hiểm hơn, khó điều trị triệt để hơn.

Cần chẩn đoán nguyên nhân để điều trị viêm mũi họng mạn tính triệt để

Cần chẩn đoán nguyên nhân để điều trị viêm mũi họng mạn tính triệt để

3. Phương pháp điều trị viêm mũi họng mạn tính

Để chữa khỏi hoàn toàn, bệnh nhân bị viêm mũi họng mạn tính cần điều trị tích cực, kiên trì theo phác đồ phù hợp được bác sĩ xây dựng. Hiện nay có 2 hướng điều trị chính được áp dụng bao gồm:

3.1. Điều trị viêm mũi họng mạn tính theo nguyên nhân

Dựa trên nguyên nhân gây bệnh viêm mũi họng mạn tính, bệnh nhân cần loại bỏ nguyên nhân như:

  • Nếu nguyên nhân do viêm xoang mạn tính, viêm Amidan,… thì cần điều trị bằng thuốc kháng sinh trong những đợt cấp tính.

  • Nếu nguyên nhân do rượu bia, hút thuốc lá trong thời gian dài, bệnh nhân cần từ bỏ những thói quen xấu này.

Bên cạnh điều trị loại bỏ nguyên nhân, bệnh nhân cũng được hướng dẫn dùng thuốc điều trị triệu chứng như thuốc chống phù nề, thuốc co mạch để quá trình dẫn lưu dịch tốt hơn, giảm sưng viêm kéo dài. Ngoài ra, để loại bỏ dịch mủ trong xoang ra ngoài, rửa xoang bằng phương pháp Proetz đang được chỉ định phổ biến. Phương pháp này xây dựng dựa trên nguyên lý bình thông nhau, bác sĩ sẽ hút dịch trong xoang đồng thời bơm thuốc vào bên trong thay thế, làm liên tục trong khoảng 2 tuần để lấy hoàn toàn dịch mủ trong xoang.

Khi lỗ thông mũi xoang trở nên thông thoáng, sưng viêm sẽ giảm và triệu chứng viêm mũi họng mạn tính cũng được cải thiện. Song vẫn cần điều trị duy trì kết hợp với điều trị nguyên nhân để duy trì kết quả điều trị.

3.2. Điều trị viêm mũi họng mạn tính theo triệu chứng

Bệnh nhân sẽ được điều trị giảm triệu chứng để cảm thấy dễ chịu hơn bằng các phương pháp như:

  • Điều trị bằng thuốc giảm đau, thuốc giảm ho, chống viêm trong các trường hợp đau đầu, sốt, ho, chảy nước mũi, khạc đờm nhiều lần.

  • Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý để loại bỏ chất tiết mũi do viêm mũi họng mạn tính.

  • Vệ sinh, súc miệng họng thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý để giảm triệu chứng đường họng cũng như hạn chế vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm nặng hơn.

Các triệu chứng viêm mũi họng mạn tính sẽ được đẩy lùi bằng các phương pháp điều trị trên, tuy nhiên bệnh có thể không được trị khỏi hoàn toàn khi không loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh.

Một số trường hợp viêm mũi họng mạn tính có liên quan đến dị tật cấu trúc xoang mũi, polyp mũi, viêm đa xoang thì có thể cần phẫu thuật điều trị. Sau điều trị, bệnh nhân cần điều trị duy trì và chăm sóc để ngừa viêm mũi họng mạn tính tái phát bằng các biện pháp như:

  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều gia vị, dầu mỡ,…

  • Hạn chế thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.

  • Vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, đánh răng hàng ngày, giữ ấm cơ thể và hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh về đường hô hấp.

Vệ sinh mũi họng sạch sẽ để ngừa viêm mũi họng

Vệ sinh mũi họng sạch sẽ để ngừa viêm mũi họng

Bệnh viêm mũi họng mạn tính khó điều trị triệt để nếu không tìm và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, ngoài ra bệnh còn có thể tiến triển thành biến chứng nghiêm trọng như viêm phế quản cấp, viêm phổi, ung thư,… Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng của viêm mũi họng mạn tính kéo dài, không điều trị được bằng các phương pháp thông thường thì bệnh nhân nên đến cơ sở y tế khám ngay để được chẩn đoán, điều trị đúng cách.

Liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác.

Từ khóa » Viêm Họng Mãn Tính đợt Cấp Là Gì