Viêm Niệu Đạo Ở Nữ: Dấu Hiệu, Cách Phân Biệt, Điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Viêm niệu đạo ở nữ: Dấu hiệu, cách phân biệt, điều trị
Viêm niệu đạo ở nữ: Dấu hiệu, cách phân biệt, điều trị
Đặt lịch
Viêm niệu đạo ở nữ là là căn bệnh phổ biến, hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chị em phụ nữ, đặc biệt là nguy hại đến khả năng sinh sản.
Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nữ
Niệu đạo là tên gọi của ống dẫn nước tiểu có nhiệm vụ đưa nước thải từ bàng quang ra khỏi cơ thể. Tình trạng viêm niệu đạo hình thành do ống niệu đạo bị viêm nhiễm, kích ứng hay bị các dị nguyên bên ngoài xâm nhập gây hại.
Nữ giới có nguy cơ viêm nhiễm cao hơn nam giới do cấu tạo đặc biệt của cơ quan niệu đạo. Hình dạng niệu đạo của nữ chỉ dài 3cm- 4cm, vị trí gần với hậu môn nên dễ bị vi khuẩn lây lan, gây hại.
Viêm niệu đạo là căn bệnh tương đối phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của chị em. Nguyên nhân gây nên căn bệnh này có thể kể đến như:
Cấu tạo hệ tiết niệu
Bộ phận sinh dục nữ khác hoàn toàn với nam giới. Chính vì thế, niệu đạo ở nữ cũng ngắn và rộng hơn rất nhiều, khoảng cách giữa âm đạo, niệu đạo và hậu môn lại khá gần nhau khiến cho vi khuẩn có thể lây lan tấn công giữa các vùng.
Vệ sinh không đúng cách
Nhiều chị em phụ nữ rất quan tâm và chú trọng đến vấn đề vệ sinh vùng kín. Tuy nhiên, nếu thực hiện sai cách, việc vệ sinh vô tình phản tác dụng, trở thành xúc tác cho vi khuẩn có điều kiện xâm nhập.
Đặc biệt, trong thời gian hành kinh, nếu chị em không thay mới băng vệ sinh thường xuyên khiến “cô bé” bị bí bách dễ viêm nhiễm. Đồng thời, lượng vi khuẩn tích tụ bên trong băng vệ sinh ẩm ướt làm tăng nguy cơ nhiễm trùng niệu đạo.
Ngoài ra, việc lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ cũng là nguyên do khiến vùng kín mất đi độ pH tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi để hại khuẩn có cơ hội tăng sinh, dẫn đến viêm niệu đạo và tổn thương vùng kín.
Một số chị em sử dụng màng ngăn âm đạo hay loại bao cao su có thành phần tiêu diệt tinh trùng cũng khiến cho vi khuẩn E.coli trong âm đạo di chuyển sang niệu đạo gây viêm nhiễm.
Tham khảo thêm: 7 cách chữa viêm niệu đạo tại nhà đơn giản, hiệu quả
Cấu tạo sinh lý đặc biệt
Phụ nữ sẽ phải trải qua những thời kỳ đặc biệt mà nam giới không có: Giai đoạn kinh nguyệt, mang thai và sinh em bé. Đây là những thời điểm vùng kín nhạy cảm và dễ bị tác động. Cụ thể, tử cung phụ nữ khi mang thai sẽ nở rộng nhiều hơn, tăng lực ép xuống bàng quang khiến cho cơ quan này dễ mắc bệnh, trong đó có viêm niệu đạo.
Ngoài ra, khi phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt là cơ hội để hại khuẩn bắt đầu sinh sôi trong máu kinh. Niệu đạo do đó bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Nhịn tiểu
Một số chị em có thói quen nhịn tiểu, không đi vệ sinh tưởng chừng như vô hại nhưng lại là tác nhân gây viêm niệu đạo. Nước tiểu bị giữ lại bên trong bàng quang có nguy cơ trào ngược lên ống dẫn niệu. Lúc này, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào bên trong gây hại cho đường tiết niệu. Nếu không được khắc phục nguy cơ cao dẫn đến nhiễm trùng nặng, thậm chí là viêm bể thận.
Quan hệ tình dục không an toàn
Đây là nguyên nhân khiến chị em phụ nữ bị viêm niệu đạo mà nhiều người không lưu tâm đến. Trong lúc quan hệ tình dục, cơ quan sinh dục nữ và nam có những tác động lên nhau. Nếu không đảm bảo an toàn vệ sinh, vùng kín nữ giới dễ bị viêm nhiễm, lây lan các bệnh lậu, herpes sinh dục, chlamydia,…khiến niệu đạo bị tổn thương nghiêm trọng.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân phổ biến kể trên, viêm niệu đạo ở nữ còn do một số nguyên nhân khác gây ra như nạo phá thai, đặt ống dẫn tiểu,…ở những có sở y tế kém chất lượng, không đảm bảo chuyên môn và an toàn vệ sinh dẫn đến viêm nhiễm.
Phụ nữ mắc một số bệnh lý liên quan đến bàng quang, tiểu đường, có dị tật ở đường tiết niệu,…sẽ có nguy cơ cao bị viêm nhiễm niệu đạo hơn so với phụ nữ có sức khỏe bình thường.
Dấu hiệu nhận biết viêm niệu đạo ở nữ
Viêm niệu đạo ở nữ có một số dấu hiệu cơ bản sau đây:
Tiểu tiện khó khăn
Đây là dấu hiệu nhận biết bệnh viêm niệu đạo ở nữ. Hầu hết tất cả bệnh nhân khi mắc phải chứng bệnh này đều có triệu chứng tương tự. Chị em sẽ thấy khó khăn khi đi vệ sinh, tiểu buốt đôi khi kèm theo những cơn đau bất thường trong lúc tiểu tiện dẫn đến tâm lý không muốn đi tiểu, nhịn tiểu. Điều này vô tình khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Qua một số nghiên cứu, phụ nữ bình thường mỗi lần đi tiểu sẽ thải ra khoảng 300ml nước. Nhưng đối với người mắc bệnh viêm niệu đạo sẽ có số lần đi tiểu tăng lên nhưng lượng nước lại ít, mắc tiểu nhưng không thể thải ra hết một lần.
Thông thường, nữ giới bị viêm niệu đạo sẽ tiểu nhỏ giọt, vì thế không thể loại bỏ được chất độc hại có trong bàng quang. Một số trường hợp ngoài tiểu buốt, chị em còn tiểu ra cả chất dịch nhầy.
Tham khảo thêm: Khám viêm niệu đạo ở đâu? Top 10 địa chỉ tốt nhất hiện nay
Đau bụng dưới, vùng chậu
Đau vùng chậu là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm niệu đạo ở nữ. Người bệnh sẽ cảm thấy đau trong suốt quá trình tiểu tiện, mang đến cảm giác khó chịu cho nữ giới trước và sau khi đã đi vệ sinh xong.
Tình trạng đau có thể lan rộng từ vùng chậu xuống tới bụng dưới và háng. Những cơn đau nhói đột ngột, có khi xuất hiện quanh khu vực hậu môn. Phần thân dưới nữ giới chịu nhiều ảnh hưởng kéo theo suy giảm hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống.
Gặp vấn đề về lỗ niệu đạo
Bệnh nhân nữ bị viêm niệu đạo có dấu hiệu sưng đỏ vùng lỗ niệu đạo kèm theo chất dịch nhầy chảy ra. Đôi khi vị trí sưng đỏ chảy mủ nhầy nhớt, gây ngứa ngáy toàn bộ bộ phận sinh dục của phụ nữ. Cảm giác đau càng gia tăng khi lỗ niệu đạo bị cọ vào quần lót.
Ra khí hư thất thường, chu kỳ kinh nguyệt không đều
Khí hư ra thất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau, nhưng trong đó nó cũng là biểu hiện của viêm niệu đạo ở nữ. Khí hư lúc này sẽ ra với số lượng khá lớn nhưng loãng và có dạng mủ. Vùng kín nữ giới luôn trong tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy khiến vi khuẩn có điều kiện xâm nhập. Bên cạnh đó, phụ nữ còn gặp một số triệu chứng khác trong chu kỳ kinh nguyệt như bị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều,…
Một số triệu chứng khác
Viêm niệu đạo ở nữ còn gây ra một số vấn đề khác như nữ giới thấy cơ thể ớn lạnh, chán ăn, mệt mỏi, sốt,…Tình trạng này kéo dài dẫn đến suy nhược cơ thể, ảnh hưởng tâm lý.
Phân biệt viêm niệu đạo và viêm âm đạo ở nữ
Nhiều người vẫn nhầm lẫn hai chứng bệnh viêm niệu đạo và viêm âm đạo là một, do chúng có một số triệu chứng tương đồng với nhau. Tuy nhiên, đây lại là hai bệnh lý hoàn toàn khác biệt. Dựa vào các triệu chứng đặc trưng sau đây, chị em có thể nhận biết mình đang mắc viêm niệu đạo hay viêm âm đạo:
Viêm âm đạo
- Phụ nữ ra khí hư nhưng kèm theo mùi hôi tanh, đôi khí có mủ.
- Âm đạo ngứa rát dữ dội như có kim chích, đôi khi xuất huyết âm đạo bất thường.
- Niêm mạc âm đạo bị viêm đỏ, dễ chảy máu.
- Vùng mông, bẹn nữ giới xuất hiện mụn nước, môi lớn có khí hư và âm hộ sưng tấy.
Viêm niệu đạo
- Tiểu rát, tiểu khó, nước tiểu đục đôi khi có mủ, buồn đi tiểu nhưng không thải ra được hết.
- Dịch âm đạo cũng tiết nhiều hơn nhưng loãng và có màu như mủ, vùng kín hơi ngứa ngáy.
- Lỗ niệu đạo bị đỏ, sung, quan sát bằng mắt thấy có dịch như mủ.
- Đau ngang thắt lưng, đau rát trong lúc quan hệ.
Chị em phụ nữ nên đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám khi thấy có triệu chứng bất thường, nhằm xác định bệnh lý để có biện pháp điều trị thích hợp.
Viêm niệu đạo ở nữ có nguy hiểm không?
Viêm niệu đạo ở nữ nếu không được phát hiện sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm:
- Vô sinh: Viêm niệu đạo dẫn đến lây lan vi khuẩn ra bộ phận sinh dục, kéo theo các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như lạc nội mạc tử cung, viêm vòi trứng,…nguy hại đến khả năng sinh sản ở nữ giới.
- Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống: Vi khuẩn xâm nhập hình thành các ổ áp xe khiến niệu đạo sưng đỏ, tổn thương hình thành sẹo, gây hẹp niệu đạo. Người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiểu tiện, niệu đạo trở nên bỏng rát, ngứa ngáy khó chịu.
- Lây bệnh cho bạn tình: Nữ bị viêm niệu đạo có nguy cơ lây nhiễm sang bạn tình qua đường tình dục nếu cả hai không có biện pháp quan hệ an toàn.
- Viêm khớp: Viêm niệu đạo ở nữ nếu không được điều trị kịp thời chuyển sang cấp và mãn tính làm giảm sức đề kháng. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, lây lan ra khớp gối, nữ giới dễ bị viêm khớp, khó khăn trong đi lại.
- Ảnh hưởng đến thai nhi: Trường hợp phụ nữ mang thai bị viêm niệu đạo tương đối nguy hiểm. Viêm nhiễm có thể khiến nước ối bị nhiễm trùng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của thai nhi, em bé sinh ra dễ mắc các bệnh về hô hấp, dị tật mắt, suy dinh dưỡng,…
Chính vì thế, ngay khi thấy những biểu hiện của bệnh viêm niệu đạo, phụ nữ nên thăm khám y tế sớm để kịp thời khắc phục.
Tham khảo thêm: Viêm niệu đạo do lậu là gì? Giải pháp điều trị
Chẩn đoán viêm niệu đạo ở nữ
Các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng và lịch sử bệnh lý, kết hợp với một số xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán bệnh viêm niệu đạo ở nữ:
- Thăm khám thực thể: Bác sĩ tiến hành quan sát, thăm khám các bộ phận của cơ quan sinh dục, trực tràng, bụng,…
- Xét nghiệm nước tiểu: Thông qua xét nghiệm này để xác định có tồn tại vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây bệnh lậu hay vi khuẩn Chlamydia,…trong nước tiểu hay không.
- Xét nghiệm máu: Thực hiện đối với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.
Ngoài ra, các bác sĩ còn tiến hành soi dịch niệu đạo, sử dụng kính hiển vi kiểm tra mẫu phân để đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị viêm niệu đạo phù hợp cho bệnh nhân.
Cách điều trị viêm niệu đạo ở nữ
Điều trị viêm niệu đạo ở nữ sẽ dựa trên nguyên nhân gây bệnh và thể trạng thực tế của bệnh nhân. Dưới đây là các phương pháp phổ biến:
Sử dụng thuốc Tây
Bệnh nhân được bác sĩ kê đơn uống hoặc tiêm thuốc kháng sinh để điều trị viêm niệu đạo. Một số thuốc dạng uống phổ biến được bác sĩ khuyên dùng cho nữ giới như:
- Azithromycin: Chỉ sử dụng 1 liều duy nhất theo chỉ định của bác sĩ.
- Ofloxacin: Mỗi ngày sử dụng 2 lần, liên tiếp trong 7 ngày.
- Levofloxacin: Mỗi ngày uống 1 lần, liên tiếp trong 7 ngày.
- Doxycycline: Mỗi ngày dùng 2 lần, liên tiếp trong 7 ngày.
- Erythromycin: Mỗi ngày dùng 4 lần, liên trong 7 ngày.
Liều dùng trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Thực tế, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng đối với từng bệnh nhân. Chị em không nên tự ý mua và sử dụng tại nhà có thể gây ra tác dụng phụ. Đặc biệt, tự ý sử dụng khiến cơ thể nhờn thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.
Mẹo dân gian chữa viêm niệu đạo ở nữ
Ngoài sử dụng thuốc tây, phụ nữ có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để khắc phục tình trạng viêm niệu đạo tại nhà an toàn và không tốn nhiều chi phí. Các thảo dược thiên nhiên giúp giải độc, mát gan, lợi tiểu, hạn chế gây ra tác dụng phụ như các thuốc tân dược, đồng thời còn ngăn ngừa được bệnh tái phát hiệu quả.
Sử dụng rau dền chữa viêm niệu đạo ở nữ:
- Nữ giới sử dụng 50g rau dền cơm, 30g lá cây mã đề, 10g cam thảo tươi rửa sạch, để ráo nước.
- Bỏ tất cả nguyên liệu vào cối sạch giã nhỏ, có thể cho vào máy xay nhuyễn.
- Lọc lấy phần nước cốt rồi đun sôi với một ít nước, nấu đến khi nước đặc thì tắt bếp.
- Để nguội, chia thành 2 phần uống trong ngày.
- Thực hiện phương pháp này liên tục trong 3 ngày sẽ thấy tình trạng viêm niệu đạo cải thiện đáng kể.
Sử dụng râu ngô chữa viêm niệu đạo ở nữ:
- Nguyên liệu gồm có 50g râu ngô, 30g lá mã đề và 20g đường trắng.
- Người bệnh cho râu ngô và lá mã đề vào nồi đun sôi, sau đó cho đường vào.
- Khi đường tan hết thì tắt bếp, chia hỗn hợp thành 3 lần uống trong ngày, thực hiện liên tục trong 3 ngày.
Ngoài ra, chị em có thể thay các nguyên liệu kể trên bằng rau má, dành dành,…sao cho phù hợp với điều kiện thực tế để điều trị viêm niệu đạo tại nhà. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Phương pháp này chỉ giúp cải thiện triệu chứng, không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.
- Người bệnh nên kiên trì thực hiện để thấy được hiệu quả.
- Lựa chọn nguyên liệu đảm bảo an toàn, không nhiễm hóa chất, vi khuẩn, bụi bẩn.
- Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh.
- Nếu thấy triệu chứng viêm niệu đạo không khỏi, chị em nên nhanh chóng đến thăm khám y tế để được kiểm tra và xử lý.
Tham khảo thêm: Viêm niệu đạo không đặc hiệu (không do lậu) là gì?
Phòng ngừa viêm niệu đạo ở nữ
Để ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy khi mắc viêm niệu đạo ở nữ, chị em nên chủ động phòng tránh ngay từ bây giờ:
- Giữ vệ sinh vùng kín, sử dụng dung dịch vệ sinh nhẹ dịu, không thụt rửa sâu vào bên trong, thay băng vệ sinh cách 4 – 5 tiếng/ lần để đảm bảo vi khuẩn không tích tụ gây hại.
- Lựa chọn đồ lót phù hợp, chất liệu thấm hút, phơi nơi có ánh nắng để diệt vi khuẩn.
- Không ngâm mình trong nước quá lâu khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây hại cho niệu đạo và vùng kín nữ giới.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung trái cây, rau xanh và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Vận động thể dục, thể thao vừa sức để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Không nhịn tiểu, tránh thức khuya, ngủ đủ giấc.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ sạch sẽ. Tuy nhiên, không nên rửa ngay khi vừa giao hợp, hãy để cho vùng kín nghỉ ngơi từ 10 – 15 phút.
- Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bất ổn và điều trị.
Viêm niệu đạo ở nữ có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm về sức khỏe và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nếu không được phát hiện và khắc phục sớm. Nếu thấy cơ thể có những bất ổn, chị em nên đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và có biện pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
- Cách chữa viêm niệu đạo bằng đông y và lưu ý
- Viêm niệu đạo có mủ nguy hiểm thế nào? Cách điều trị
Từ khóa » Cấu Tạo Niệu đạo Nữ
-
Niệu đạo Có Chức Năng Gì? - Vinmec
-
Khám Phá Cấu Tạo Niệu đạo ở Nam Giới Và Nữ Giới, Có Gì Khác Biệt?
-
Niệu đạo: Vị Trí, Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Bệnh Thường Gặp
-
Niệu đạo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Niệu đạo Là Gì? Điểm Khác Nhau Giữa Niệu đạo Nam Và Nữ - Medlatec
-
Tổng Quan Về Hệ Tiết Niệu Của Cơ Thể
-
Vị Trí, Cấu Tạo, Chức Năng Của Bàng Quang - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Giải Phẫu Niệu đạo - Dieutri.Vn
-
Tổng Hợp Các Thông Tin Về Sỏi Niệu đạo ở Nam Giới | TCI Hospital
-
Sỏi Niệu đạo ở Nữ Và Những điều Cần Biết | TCI Hospital
-
Cấu Trúc Và Sinh Lý Của Hệ Sinh Dục
-
Sự Khác Biệt Giữa Giải Phẫu Niệu đạo Nam Và Nữ - Strephonsays
-
Hội Chứng Niệu đạo | Columbia Asia Hospital - Vietnam