Viêm ống Tai Ngoài: Cách Dự Phòng Và Chữa Trị - BookingCare
Có thể bạn quan tâm
Viêm ống tai ngoài là tình trạng viêm tuyến bã nhờn và nang lông ở ống tai ngoài. Theo các bác sĩ Tai Mũi Họng, người có thói quen ngoáy tai bằng các dụng cụ không vô khuẩn, làm xước da, qua đó vi khuẩn xâm nhập gây viêm.
Khi ống tai ngoài ứ đọng nước, vi khuẩn, nấm có điều kiện thuận lợi để phát triển gây ra bệnh viêm ống tai ngoài. Bệnh thường xảy ra ở người do để nước ứ đọng trong tai hoặc hay đi bơi.
Nếu mảng vảy đó làm bít tắc ống tai ngoài hoặc bám vào màng nhĩ thì sẽ gây nên triệu chứng giảm thính lực và ù tai. Nếu không được lấy đi thì những mảng vảy này tích tụ càng ngày càng nhiều, khi đó nó sẽ có dạng hình ống bám chặt vào da ống tai cho nên khi ta cố bóc nó ra thì rất có thể làm chảy máu lớp da ở dưới.
Triệu chứng viêm ống tai ngoài
Triệu chứng phổ biến của bệnh là ngứa tai nên người bệnh thường xuyên dùng ngón tay ngoáy vào trong lỗ tai hoặc nghiêng đầu, đập tay vào bên tai bệnh. Ở từng giai đoạn bệnh sẽ gây những triệu chứng khác nhau:
1. Giai đoạn đầu
- Bệnh nấm ống tai gây ngứa sâu trong tai với cảm giác sưng rất khó chịu.
- Đôi khi thấy chảy dịch ra ngoài hoặc ngoáy tai thấy có dịch ướt màu nâu vàng.
2. Giai đoạn toàn phát
- Lâu ngày lớp biểu bì ống tai bị bong tróc hòa trộn cùng với tổ chức nấm hình thành vảy làm bít hẹp ống tai hoặc che lấp bề mặt màng nhĩ gây ra triệu chứng ù tai và giảm thính lực.
- Nếu có nhiễm trùng cơ hội kết hợp gây viêm ống tai thì sẽ có triệu chứng sưng đau trong tai, đau tăng lên khi ấn bình tai hoặc kéo vành tai.
- Cảm giác đau tai ngày càng tăng, đau nhức nhối, đau lan lên đầu, nhiều bệnh nhân có cảm giác đau giật lên nửa đầu. Biểu hiện đau càng tăng khi bệnh nhân nhai hoặc ngáp.
- Trường hợp nặng có thể xuất hiện sốt 38 - 39ºC, sưng tấy nửa mặt bên tai đau, chạm nhẹ vào tai đã thấy đau.
Trong một số trường hợp cục nấm phát triển gây bịt kín ống tai ngoài, trẻ có thể có các biểu hiện sốt, kêu ù tai, nghe kém một bên (với các trẻ lớn) hay với các trẻ nhỏ là biểu hiện nghiêng đầu phía tai lành về nơi phát âm (để nghe cho rõ).
Khi thấy các biểu hiện này, ba mẹ cần đưa con đi khám tại các bệnh viện, phòng khám uy tín. Hoặc tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được định hướng điều trị ban đầu.
Nguyên nhân gây viêm ống tai ngoài
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm ống tai ngoài, nhưng bệnh chủ yếu do các nguyên nhân chính sau:
- Đưa các vật thể lạ vào bên trong tai như: tăm bông, dụng cụ lấy ráy tai làm trầy xước và vi khuẩn từ ráy tai theo đó xâm nhập vào gây ra bệnh viêm ống tai ngoài.
- Người tiếp xúc với nước quá mức trong tai như: bơi lội hay thậm chí là tắm thường xuyên. Khi nước lọt trong ống tai (bị mắc kẹt bên trong) da trở nên ẩm ướt hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
- Việc sử dụng các sản phẩm như: bồn tắm bong bóng, dầu gội đầu, thuốc xịt tóc, thuốc nhuộm tóc có thể gây ra kích ứng ống tai và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng ống tai.
- Thường xuyên đeo tai nghe hay sử dụng nút tai, máy trợ thính cũng gây ra những kích ứng làm xuất hiện bệnh viêm ống tai ngoài.
- Những người mắc bệnh viêm da hay vảy nến cũng là đối tượng bệnh viêm ống tai ngoài có mủ tìm đến.
Cách điều trị viêm ống tai ngoài
Nấm ống tai thường dai dẳng và khó trị cho nên dùng phải đúng thuốc và điều trị phải dài ngày. Việc sử dụng thuốc bôi, thuốc uống cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.
Sau khi đã được chẩn đoán là nấm ống tai ngoài bệnh nhân cần được lấy bỏ tổ chức nấm và lau sạch ống tai và màng tai:
- Bằng cách phải làm ẩm nó và dùng que bông thấm cồn salycilic, tím gentian hoặc dung dịch betadin 1%, làm liên tục vài ngày, mỗi ngày 1 đến 2 lần (tại cơ sở điều trị chuyên khoa).
- Có thể bôi vào niêm mạc ống tai một trong những thuốc như xanh-methylen 2%, cồn acid salicylic 3%... mỡ kháng nấm hoặc thổi bột acid boric vào tai để diệt vi nấm.
- Cho dù chữa triệu chứng hay điều trị tận gốc thì đều phải làm sạch những mảng vảy ở ống tai ngoài.
Có thể điều trị các bệnh chuyên khoa Tai Mũi Họng khác phối hợp nếu có (viêm tai giữa mạn tính, viêm mũi họng, viêm VA...).
Khám bệnh viêm ống tai ngoài ở đâu?
Trong một số trường hợp bệnh viêm ống tai ngoài nếu không kịp thời điều trị sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Vì thế, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường nào về tai, bạn nên đi khám Tai Mũi Họng để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, người bệnh có thể đến thăm khám và điều trị bệnh tại:
- Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương - Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, HN
- Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Bạch Mai - Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, HN
- Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện An Việt - Số 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, HN
- Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Thu Cúc - Số 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, HN
- Phòng khám Đa khoa Vietlife - Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN...
Tại TP.HCM và các tỉnh lân cận, người bệnh có thể khám viêm ống tai ngoài tại:
- Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM - Số 155B Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP.HCM
- Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn - Số 1–3, 6–8, 9–15 Trịnh Văn Cấn, phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP.HCM
- Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 - Số 22 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Exson - Số 722 Sư Vạn Hạnh, phường 12, Quận 10, TP.HCM...
Tư vấn viêm tai ngoài từ xa qua Video với bác sĩ chuyên khoa
Có không ít ba mẹ chủ quan khi trẻ bị viêm tai ngoài, không khám bác sĩ mà tự ý mua thuốc về điều trị. Điều này rất nguy hiểm, nhất là với trẻ nhỏ. Việc dùng thuốc không đúng liều lượng dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, thậm chí gây nhiều hệ quả nguy hiểm về sau.
Nếu chưa sắp xếp được thời gian đi khám, ba mẹ (hoặc bệnh nhân - nếu là người lớn) nên khám từ xa qua Video với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng. Dựa trên triệu chứng, bác sĩ có thể định hướng điều trị ban đầu cho phù hợp.
Dịch vụ tư vấn bác sĩ từ xa của BookingCare giúp bệnh nhân kết nối với những bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm. Giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian, và chi phí đi lại. Đồng thời đưa ra những khuyến cáo kịp thời, tránh trường hợp bệnh nhân tự điều trị sai cách tại nhà.
Thực hiện theo hướng dẫn sau để được đăng ký khám:
- Tải ứng dụng BookingCare về điện thoại (tải tại đây)
- Chọn chuyên khoa "Bác sĩ Tai Mũi Họng từ xa"
- Chọn bác sĩ và giờ khám phù hợp
- Chú ý điện thoại để được xác nhận lịch khám
Phòng tránh viêm ống tai ngoài như thế nào?
Để phòng tránh bệnh viêm ống tai ngoài, nhất là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn nên chú ý đến một số vấn đề sau:
- Giữ cho ống tai luôn được khô sạch nhất là mùa mưa ẩm. Sử dụng dụng cụ nút tai khi đi bơi hoặc tắm.
- Khi đi bơi, gội đầu vô tình để nước lọt vào trong ống tai thì phải làm cho nước chảy hết ra bằng cách nghiêng đầu sang bên tai đó. Nếu vẫn còn nước chưa ra hết thì phải thấm hút bằng que bông gòn sạch.
- Hạn chế sử dụng tăm bông để làm sạch tai, bởi nếu thực hiện không đúng cách có thể đẩy chất bẩn từ tai ngoài vào sâu trong ống tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây nấm tai phát triển.
- Khi bị nhiễm nấm thì phải điều trị sớm và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh tái phát.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về Viêm ống tai ngoài để bệnh nhân và người nhà tham khảo. Hy vọng có thể giúp quá trình khám chữa bệnh của bạn được dễ dàng hơn.
Từ khóa » Trong Tai Có Lớp Màng Trắng
-
Nấm ống Tai - Nhận Biết Và Cách Chữa
-
Bệnh Nấm Tai: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Phương Pháp điều Trị
-
Nấm Tai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị | Vinmec
-
Viêm Tai Ngoài (cấp Tính) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
NẤM ỐNG TAI – BỆNH DỄ BỊ MÀ KHÔNG BIẾT
-
TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ BỆNH NẤM TAI
-
Các Bệnh Viêm Tai Ngoài Thường Gặp: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
-
Nấm ống Tai - Nhận Biết, Cách Phòng Tránh
-
Viêm Tai Ngoài Do Nấm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phương Pháp ...
-
CẤU TẠO TAI: MÀNG NHĨ VÀ CÁC RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TAI ...
-
Cách điều Trị Khi Bị Vảy Nến ở Tai - Hello Bacsi
-
Nấm ống Tai Có Nguy Hiểm Không? Cách Chăm Sóc Và điều Trị
-
Viêm ống Tai Ngoài Và Viêm Tai Giữa - Tuổi Trẻ Online
-
Màng Nhĩ: Bộ Phận Quan Trọng Trong Tai Người - YouMed