Viêm Phế Quản Phổi Do Vi Khuẩn - Bệnh Viện Nhi Trung Ương
Có thể bạn quan tâm
Viêm phế quản phổi là tổn thương cấp diễn, lan toả cả phế nang, mô kẽ lẫn phế quản, thường do virus khởi đầu, sau đó bội nhiễm do vi khuẩn hoặc cả hai.
Thường vi khuẩn qua đường hô hấp, ngoài ra vi khuẩn qua đường máu, bạch huyết, không điều trị kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
1. Chẩn đoán
1.1. Dấu hiệu lâm sàng
– Sốt
– Ho có đờm (màu vàng, màu xanh hay rỉ sắt)
– Nhịp thở nhanh so với lứa tuổi
– Cánh mũi phập phồng, sùi bọt cua (trẻ sơ sinh)
– Rút lõm lồng ngực
– Li bì
– Tím tái, co giật, có cơn ngừng thở
– Phổi có ran ẩm nhỏ hạt rải rác hai phế trường
1.2. Xét nghiệm
· Công thức máu
– Số lượng bạch cầu tăng
– Bạch cầu trung tính tăng cao
· X-quang : có ý nghĩa chẩn đoán xác định
– Hai phế trường có những nốt mờ rải rác
– Có những đám mờ tập trung ở nhu mô phổi
– Có hình bóng hơi (thường do tụ cầu)
· Khí máu (chỉ cần làm khi có suy thở)
– Nhẹ chưa thấy thay đổi
– Vừa : Thường thấy toan hoặc kiềm hô hấp
– Nặng :
PaO2 £ 50 mmgH
SaO2 < 96%
PaCO2 ³ 70 mmHg
BE ³ -6mEq/l
· Cấy dịch tìm nguyên nhân
– Lấy dịch tị hầu
– Lấy dịch nội khí quản
– Soi tươi và nuôi cấy tìm vi khuẩn làm kháng sinh đồ
· Làm xét nghiệm CRP (C-Reactive Protein) (nếu cần)
CRP > 10 mg/l (để phân biệt với viêm phổi do virus) 2. Điều trị 2.1. Điều trị triệu chứng
– Để bệnh nhân nằm ở nơi thoáng, khô, tránh gió lùa
– Hạ nhiệt độ nếu có sốt trên 38oC, dùng Paracetamol 10 – 15 mg/kg, cứ 6 giờ dùng 1 lần đến khi nhiệt độ hạ xuống <38oC thì ngừng thuốc. Không dùng Paracetamol quá 100mg/kg/24 giờ.
– Làm thông thoáng đường thở, cho bệnh nhân nằm đầu cao, hút dịch mũi họng hoặc qua nội khí quản.
– Nếu bệnh nhân co thắt (ran rít, ran ngáy hai phế trường…) cho khí dung.
Natri Chlorua 9‰ x 2ml
Oxy nồng độ 40 – 60%
Cho bệnh nhân thở 5 – 10 phút, sau đó vỗ rung và hút dịch mũi, mồm. Cứ 3 – 4 giờ làm lại 1 lần.
2.2. Dùng kháng sinh
2.2.1. Các chủng vi khuẩn hay gây viêm phế quản phổi
Vi khuẩn hay gây viêm phế quản phổi trẻ em theo lứa tuổi như sau :
– Trẻ dưới 1 tháng tuổi :
+ Nhóm B của Streptocuccus
+ E. Coli
+ Staphylococcus Pneumoniae
+ Klebsiella, Pseudomonas Aeruginosa
– Trẻ 1 – 3 tuổi :
+ Haemophilus Influenzae
+ Streptocuccus Pneumoniae
– Trẻ trên 3 tuổi :
+ Streptocuccus Pneumoniae
+ Staphilococcus Aureus
+ Mycoplasma Pneumoniae
2.2.2. Kháng sinh và liều lượng Bệnh nhi chưa dùng kháng sinh ở tuyến trước
– Ampicillin : Liều dùng : 50mg – 100mg/kg/24giờ, pha nước cất đủ 10ml, tiêm tĩnh mạch chậm, chia 2 lần trong ngày (làm test trước khi tiêm).
– Có thể phối hợp :
+ Với Amikacin: Liều dùng : 15 mg/kg/24 giờ, chia 2 lần tiêm bắp.
+ Hoặc với Bruramycin : Liều dùng 4mg/kg/24giờ, chia 2 lần tiêm bắp.
Bệnh nhân đã dùng kháng sinh
– Augmentin loại 0,5g hoặc 1g : Liều dùng 100mg/kg/24 giờ ; pha loãng bằng nước cất đủ 20ml, tiêm tĩnh mạch chậm, chia 2 lần, sáng và chiều.
và Amikacin : Liều 15mg/kg/24 giờ, tiêm bắp chia 2 lần trong ngày.
– Hoặc Tarcefoksym (Cefataxim) loại 1g : Liều dùng 100mg/kg/24 giờ. Tiêm tĩnh mạch chậm chia 2 lần trong ngày.
và Amikacin : Liều 15mg/kg/24 giờ, tiêm bắp chia làm 2 lần trong ngày.
2.2.3. Nếu nghi là do tụ cầu trùng
– Cloxacillin loại 0,5g : Liều lượng 100mg – 200mg/kg/24 giờ. Tiêm tĩnh mạch, chia 2 lần trong 1 ngày.
– Hoặc Bristopen loại 1g : Liều lượng 100mg/kg/24 giờ, tiêm tĩnh mạch chia 2 lần trong ngày.
– Hoặc Vancomycin loại 0,5g : Liều dùng 30 – 50g/kg/24 giờ, pha vào huyết thanh mặn đẳng trương 9‰ vừa đủ truyền trong 1 giờ (tốc độ từ 15 – 20 giọt trong 1 phút).
– Hoặc Cefobis loại 1g : Liều dùng 100mg/kg/24 giờ, chia 2 lần trong ngày, pha loãng tiêm tĩnh mạch chậm.
2.2.4. Nếu nghi viêmphế quản phổi do Haemophylus Influenzae.
Tuổi thường 3 tháng đến 4 tuổi
– Cloramphenicol loại 0,5g hoặc 1g : Liều lượng 30 – 50mg/kg/24 giờ, pha loãng tiêm tĩnh mạch thật chậm (trong vòng 5 phút). 2.3. Một số điểm cần lưu ý
Truyền dịch chỉ nên cho 20ml/kg/24 giờ ; 7 giọt trong 1 phút. Khi thấy gan to, mạch nhanh, đái ít không nên truyền dịch, dấu hiệu trên biểu hiện suy tim. Cần cho :
Digoxin : Liều 0,02mg/kg/24 giờ, chia làm 3 lần. Uống lần đầu 1/2 liều trên. Sau đó số còn lại chia ra cứ 8 giờ cho uống 1/4 liều còn lại.
2.4. Chăm sóc, vệ sinh ăn uống
Cặp nhiệt độ sáng, chiều ; theo dõi nhịp thở, tinh thần của bệnh nhân.
Giữ cho bệnh nhân sạch, đặc biệt các hốc tự nhiên.
Cho bệnh nhân uống nước hoa quả tươi, ăn thức ăn dễ tiêu (sữa, cháo, bột…) 2.5. Bệnh nhân xuất viện
– Hết sốt
– Tỉnh táo
– Ăn, uống tốt
– Bạch cầu trở về bình thường
– Phổi hết hoặc đỡ ran
– X-quang phổi hết các đám mờ rải rác ở phế trường.
Từ khóa » Chẩn đoán Viêm Phế Quản Phổi ở Trẻ Em
-
Phát Hiện, Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Phế Quản Phổi Và Chỉ định Nhập Viện
-
Các Dấu Hiệu Cảnh Báo Trẻ Bị Viêm Phế Quản Phổi - Vinmec
-
Chẩn đoán Và điều Trị Viêm Phế Quản Cấp ở Trẻ Em
-
Viêm Phế Quản ở Trẻ Em: Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Viêm Tiểu Phế Quản - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Phế Quản Phổi ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa
-
Viêm Phế Quản Cấp ở Trẻ Em: Đừng Chủ Quan Nếu Muốn Trẻ Nhanh ...
-
Viêm Phổi Trẻ Em - SlideShare
-
Viêm Phổi ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn đoán, Phòng Ngừa
-
Chẩn Đoán Và Điều Trị Viêm Phổi Trẻ Em
-
Viêm Phế Quản Cấp ở Trẻ Em Và Những điều Cần Biết | BvNTP
-
Phòng Viêm Phế Quản Phổi ở Trẻ Khi Thời Tiết Thất Thường
-
Viêm Phế Quản Phổi Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng & điều Trị ...
-
Viêm Phế Quản Cấp ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng ...