Viêm Phổi Do Hít Hóa Chất: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và ...

Từ điển bệnh lý
  1. Trang chủ
  2. Từ điển bệnh lý
  3. Viêm phổi do hít hóa chất
  • Tổng quan
  • Nguyên nhân
  • Triệu chứng
  • Biến chứng
  • Đối tượng nguy cơ
  • Phòng ngừa
  • Chẩn đoán
  • Điều trị
Viêm phổi do hít hóa chất : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Ngày 10-05-2023

Tổng quan Viêm phổi do hít hóa chất

Thông thường bệnh viêm phổi xảy ra là do nguyên nhân từ virus hoặc vi khuẩn, nên viêm phổi do hít phải hóa chất là một loại kích thích bất thường ở phổi. Những trường hợp người bệnh bị viêm phổi do hít hóa chất chiếm tỷ lệ khá nhỏ.

Viêm phổi viêm phổi do hít hóa chất chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong những trường hợp người bệnh bị viêm phổi

Viêm phổi viêm phổi do hít hóa chất chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong những trường hợp người bệnh bị viêm phổi

Trong hoá chất sẽ chứa các loại chất độc, độc tố gây viêm phổi, một số hoá chất có khả năng gây bệnh này phải kể đến: Chất khí, chất lỏng, hạt nhỏ như khói hoặc bụi hay còn được gọi là các hoá chất dạng hạt. Ngoài những chất chỉ gây hại cho phổi thì còn có những hóa chất còn gây hại cho cả những cơ quan khác ngoài phổi như hệ thần kinh, nội tạng,... thậm chí dẫn đến tử vong cho nạn nhân.

Viêm phổi do các loại hoá chất gây nên bởi sự hít thở. Bệnh nhân có thể hít không khí từ ngoài môi trường có nhiễm hoá chất, hoặc hít phải các dịch tiết ra từ miệng hoặc ở dạ dày đi vào phổi. Phản ứng viêm xảy ra là do những tác dụng có hại của enzyme và axit dạ dày hoặc vi khuẩn trên mô phổi.

Nguyên nhân Viêm phổi do hít hóa chất

Các yếu tố sau có thể quyết định mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng viêm phổi do hít hóa chất:

  • Loại hóa chất, liều lượng và mức độ độc tố có trong loại chất hít phải;
  • Hình thái hoá học: hoá chất dạng hơi nước, ga, bui hay chất lỏng;
  • Môi trường khi tiếp xúc: Ngoài trời, trong nhà, nhiệt độ môi trường nóng hay lạnh;
  • Tình trạng sức khoẻ trước đó và độ tuổi của bệnh nhân;
  • Thời gian tiếp xúc với hoá chất trong khoảng bao lâu;
  • Khi tiếp xúc có hay không sử dụng đồ bảo hộ, loại đồ bảo hộ được dùng khi đó là gì.

Triệu chứng Viêm phổi do hít hóa chất

Các biểu hiện ở bệnh nhân khi bị viêm phổi do hít hóa chất bao gồm:

  • Ho khan, ho có đờm trong hoặc ngả màu vàng hay xanh lục;
  • Thậm chí bị ho ra máu hoặc trong nước bọt có bọt màu hồng;
  • Cảm thấy nóng rát mắt, mũi, môi, miệng và cả họng. Mắt và lưỡi thậm chí còn bị sưng phồng;
  • Niêm mạc vùng hầu họng, thanh quản phù nề nhiều khiến giọng bị khàn;
  • Da và môi nhợt nhạt hoặc tím tái;
  • Khó thở, thở nhanh và nông, đau ngực;
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa, đau bụng;
  • Có các dấu hiệu giống như bị cúm: sốt, ốm yếu, mệt mỏi, nhức đầu, đổ mồ hôi;
  • Đau khi thở mạnh, có thể bị viêm màng phổi;
  • Rơi vào mê sảng, mất phương hướng hoặc bất tỉnh;
  • Trên cơ thể có mùi hoá chất.

Khi nhận ra bất kỳ dấu hiệu nào của viêm phổi do hít hóa chất cần đi khám ngay

Khi nhận ra bất kỳ dấu hiệu nào của viêm phổi do hít hóa chất, cần đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Việc nhận định được các yếu tố liên quan đến việc sử dụng hoá chất rất cần thiết trong quá trình chẩn đoán và chữa trị của bác sĩ.

Các biến chứng Viêm phổi do hít hóa chất

Bên cạnh gây nên những biểu hiện tại chỗ, viêm phổi do hít hóa chất cũng có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân:

- Ngoài viêm phổi còn gây tổn thương ở các cơ quan khác và gây những biến chứng ngoài phổi khác trong cơ thể như: Hít nhiều thuốc hoặc sống trong môi trường ô nhiễm còn gây sinh non, dị dạng bẩm sinh, suy giảm chức năng phổi hoặc gây bệnh phổi ở bào thai và trẻ sơ sinh, thậm chí khiến thai chết lưu; đục thuỷ tinh thể;

- Biến chứng nghiêm trọng nhất xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi bị nhiễm độc do hóa chất đó là hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS). Người bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính bao gồm: viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản (những nguyên nhân chính gây nên các ca tử vong ở trẻ nhỏ), có mối quan hệ mật thiết với bệnh viêm tai giữa và nhiễm trùng đường hô hấp trên;

Viêm phổi do hít hóa chất cũng có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống

- Sau khi tiếp xúc trong vòng 10 - 14 ngày một số loại hoá chất như nitơ oxit, thuỷ ngân, amoniac, sulfur dioxide, có trường hợp bệnh nhân còn tiến triển sang xơ phổi;

- Tiếp xúc nhiều với hoá chất từ khói thuốc lá và môi trường ô nhiễm vì hóa chất cũng có thể gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD);

- Biến chứng dài hạn: Viêm phổi tái phát nhiều lần, xơ hóa phổi.

Đối tượng nguy cơ Viêm phổi do hít hóa chất

  • Những người nông dân hay phải làm việc đồng áng sử dụng thuốc trừ sâu, đặc biệt là dạng phun;
  • Công nhân làm trong nhà xưởng chứa hóa chất, bụi công nghiệp;
  • Những người sống tại nơi có môi trường xung quanh và không khí gia đình ô nhiễm, ví dụ: khói thuốc lá, chì và asen,...;
  • Những nhân viên cứu hoả phải tiếp xúc với đám cháy nhiều khói độc. Đặc biệt các đám cháy xưởng, khi lửa đốt cháy các sản phẩm công nghiệp dễ thải ra những hoá chất vô cùng độc hại.

Trong thời đại hiện nay, việc tiếp xúc hóa chất hàng ngày là điều không tránh khỏi. Hoá chất có thể qua nhiều cách khác nhau đi vào cơ thể con người như hít phải, uống, tiếp xúc qua da,... những người mang thai càng nguy hiểm hơn khi hoá chất có thể qua những con đường đó khiến thai nhi bị nhiễm độc.

Phòng ngừa Viêm phổi do hít hóa chất

Lối sống sinh hoạt và công việc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng tránh hít phải những hoá chất độc hại gây bệnh viêm phổi. Để đối phó với dạng bệnh viêm phổi hít này, có các cách sau:

Hạn chế đến hoặc sinh sống tại những nơi bị nhiễm hoá chất

- Kiểm soát chất lượng không khí trong gia đình: không để khói thuốc lá ảnh hưởng tới thành viên khác, tốt nhất là nên từ bỏ thuốc lá; lắp đặt máy lọc không khí; Nếu sử dụng những biện pháp xịt côn trùng trong nhà thì cần thực hiện khi không có thành viên nào ở nhà, đợi đến khi thuốc tan hoàn toàn thì mở cửa thông thoáng rồi mới đi vào nhà;

- Hạn chế đến hoặc sinh sống tại những nơi bị nhiễm hoá chất;

- Nếu ở lại lâu tại môi trường có nhiễm hóa chất trong không khí, trước khi trở về nhà cần loại bỏ nguy cơ nhiễm độc cho bản thân và người khác bằng cách cởi bỏ quần áo, tắm rửa sạch sẽ;

- Tạo dựng thói quen đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để đề phòng các hóa chất độc hại có cơ hội đi vào cơ thể qua đường hô hấp;

- Duy trì thói quen ăn uống, tập luyện lành mạnh để cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh;

- Những người làm nghề cứu hộ cần được trang bị đầy đủ những biện pháp bảo hộ (mặt nạ phòng độc,...).

Các biện pháp chẩn đoán Viêm phổi do hít hóa chất

Phụ thuộc vào biểu hiện và triệu chứng của người bệnh, sẽ có sự thay đổi trong phương pháp chẩn đoán cũng như điều trị viêm phổi do hóa chất. Thường thì ở những ca bệnh có triệu chứng nhẹ và đã nhận diện được loại hoá chất, đánh giá y tế sẽ dễ dàng hơn, tập trung và ngắn gọn.

Bác sĩ cần xác định loại hoá chất, kiểm tra những tác động của hoá chất này lên phổi cũng như những cơ quan khác trong cơ thể

- Bác sĩ cần phải đảm bảo các nhân viên y tế của bệnh viện sẽ không bị phơi nhiễm với hóa chất;

- Tiếp theo, bác sĩ cần xác định loại hoá chất, kiểm tra những tác động của hoá chất này lên phổi cũng như những cơ quan khác trong cơ thể;

- Trong trường hợp đối tượng bệnh nhân biểu hiện các triệu chứng nghiêm trọng sẽ cần phải áp dụng ngay những thủ tục cấp cứu nhằm cứu sống bệnh nhân như: thông khí nhân tạo, sử dụng những thiết bị duy trì sự sống hiện đại và các biện pháp điều trị nội khoa phức tạp khác. Hầu như bác sĩ cấp cứu sẽ tham khảo ý kiến từ những chuyên gia kiểm soát chất độc để điều trị cho bệnh nhân;

- Cần thu thập các thông tin cần thiết để thiết lập một bệnh sử đầy đủ cho bệnh nhân: thời gian và diện tích tiếp xúc với hóa chất, hình thức hoá học và liều lượng hóa chất được sử dụng, các biểu hiện phản ứng với hoá chất cũng như những vấn đề y tế khác. Bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân như: nhiệt độ cơ thể, đo nhịp tim, huyết áp, nhịp hô hấp, lượng oxy có trong máu, đánh giá tình trạng của mũi, mắt, họng, da, phổi, tim, bụng ở mức tối thiểu;

- Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, phụ thuộc vào tình trạng người bệnh mà bác sĩ có thể đánh giá thêm.

Các biện pháp điều trị Viêm phổi do hít hóa chất

Để điều trị viêm phổi do hít hóa chất, cần phụ thuộc vào việc quan sát dó các triệu chứng phát triển theo thời gian, mức độ tổn thương ở mỗi người, mỗi loại hoá chất là khác nhau và cũng không thể nhận biết chỉ trong vài giờ. Trước hết bệnh nhân sẽ được đo nhịp tim, huyết áp, mức độ oxy và kiểm tra nhịp hô hấp. Sau đó được áp dụng các phương pháp điều trị khác bao gồm:

  • Dùng mặt nạ dưỡng khí hoặc ống thở oxy;
  • Truyền dịch;
  • Sử dụng thuốc hỗ trợ mở đường thở hoặc thuốc giãn phế quản;
  • Uống thuốc chống viêm không có steroid;
  • Dùng thuốc Corticoid bằng đường uống hoặc đường dịch truyền;
  • Thở máy;
  • Dùng thuốc giảm các triệu chứng đau bằng đường uống hoặc đường dịch truyền;
  • Một số trường hợp cũng cần dùng kháng sinh dự phòng.

Trong các trường hợp nặng gây viêm phổi lan tỏa, suy hô hấp, bệnh nhân có thể phải được hỗ trợ bằng các phương pháp hồi sức tích cực như thông khí nhân tạo, nội soi phế quản, rửa phổi,...

Điều trị bằng cách tự chăm sóc tại nhà

Tùy vào tình trạng và lượng hóa chất hít, có những ca bệnh có thể điều trị được tại nhà thông qua những lời khuyên y tế của bác sĩ. Nếu triệu chứng biểu hiện nghiêm trọng thì bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện gần nhất. Việc chăm sóc tại nhà cũng rất quan trọng và cần lưu ý những điều sau:

- Khi có biểu hiện nhiễm độc do hít hóa chất, cần ngay lập tức tránh xa khu vực tiếp xúc. Tránh tiếp xúc với những người khác khi cùng sử dụng một loại hoá chất. Khi rời khỏi khu vực nếu có thể hãy loại bỏ khả năng nhiễm độc thêm như cất gọn dụng cụ chứa hóa chất, cởi bỏ quần áo và tắm rửa;

- Xác định rõ loại hoá chất mà bản thân hoặc bệnh nhân hít phải;

- Thông báo với người nhà, đồng nghiệp và liên hệ tới những cơ quan chuyên trách về tình trạng của bản thân, nghĩ phương án xử lý kịp thời và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo:
  • Những điều cần biết về viêm phổi do hóa chất | Doctors 24h;
  • Bệnh Viêm Phổi Do Hóa Chất | Doctors 24h;
  • Viêm phổi do hóa chất | Hellobacsi;
  • Tổn thương đương thở do hít phải khí | MSD MANUAL;
  • Hoá chất và tác động lên sức khoẻ con người: những điều đã biết và chưa biết | CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGÀNH Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Xem thêm

  • Alzheimer
  • Amip ăn não
  • Thoái hóa khớp háng
  • Viêm màng não virus
  • Viêm tai xương chũm

Nội dung được viết & kiểm duyệt bởi

Bác sĩ: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn

Chuyên khoa: Hô hấp

Năm kinh nghiệm: 7 năm

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý. Đặt lịch Đặt lịch

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người. Đặt lịch Đặt lịch bác sĩ lựa chọn dịch vụ

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Lưu tài khoản Quên mật khẩu Đăng nhập

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Xác nhận mật khẩu SHOW Đăng ký Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Quy chế hoạt động và Chính sách bảo vệ thông tin của MEDLATEC Gửi lại mã xác thực Tiếp tục Cập nhật thông tin Vào trang chủ Đóng

Quên mật khẩu

Nhập Số điện thoại / Email của bạn để đặt lại mật khẩu. Số điện thoại / Email* Tiếp tục

Đổi mật khẩu thành công

Đóng

Tạo mật khẩu mới

Nhập mật khẩu mới Mật khẩu mới SHOW Xác nhận mật khẩu mới SHOW Lưu mật khẩu

Thông tin cá nhân

Cập nhật chi tiết thông tin cá nhân Họ và tên * Ngày sinh * Giới tính * Chọn giới tính Nam Nữ Số điện thoại * CMND / CCCD * Tỉnh / Thành phố * Chọn tỉnh / Thành phố Quận / Huyện * Chọn Quận / Huyện Phường / Xã * Chọn Phường / Xã Địa chỉ * Hoàn tất Đặt lịch Messenger Để lại lời nhắn 1900565656

Từ khóa » Chẩn đoán Hit