Viêm Phổi Do Vi Khuẩn ở Trẻ Em: Tác Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Trungtamthuoc.com - Viêm phổi là một trong những bệnh lý cấp tính thường gặp ở trẻ em. Trong đó vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây ra viêm phổi ở trẻ. Vậy viêm phổi do vi khuẩn có nguy hiểm không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1 Tổng quan về viêm phổi do vi khuẩn
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng cấp tính lan ra cả phế nang, mô kẽ và phế quản. Sự viêm nhiễm này có thể xảy ra ở một hoặc hai bên phổi.
Chắc hẳn khi nói đến viêm phổi do vi khuẩn thì ai cũng biết rằng tác nhân gây bệnh chính là vi khuẩn. Vậy những vi khuẩn gây bệnh viêm phổi ở trẻ thường gặp nhất là gì?
Theo một số nghiên cứu, người ra thấy rằng, tỉ lệ viêm phổi do nhiễm các vi khuẩn khác nhau thay đổi ở từng lứa tuổi của trẻ như sau:
- Ở trẻ sơ sinh các tác nhân là vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất là: liên cầu nhóm B, Listeria monocytogenes, Chlamydia trachomatis...
- Với bé từ 2 tháng đến 5 tuổi thì thường bị viêm phổi do phế cầu, M.pneumonia, tụ cầu…
- Còn các bé từ 5 tuổi trở lên lại thường hay nhiễm các vi khuẩn như: Mycoplasma, phế cầu, tụ cầu,...[1]
Ngoài các nguyên nhân chính như trên, các yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi như:
- Sống trong môi trường ô nhiễm, chật hẹp, đặc biệt tiếp xúc nhiều với khói bụi, thuốc lá…
- Trẻ có hệ thống miễn dịch kém, hay mắc một số bệnh như tim bẩm sinh, hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản…
- Các bé khi đến lứa tuổi đến trường, còn có thể lây nhiễm từ bạn bè trong quá trình trò chuyện, vui chơi…
2 Các dấu hiệu của bệnh viêm phổi do vi khuẩn
Ở hầu hết trẻ, khi bị viêm phổi do vi khuẩn đều khởi đầu bằng các triệu chứng như: sốt cao, suy hô hấp, chảy nước mũi và tắc mũi… Đồng thời, trẻ còn có thể có biểu hiện của mạch nhanh, ho khan, buồn nôn, tức ngực...[2]
Ngoài ra nếu trẻ bị nhiễm phải Mycoplasma còn có thể bị phát ban, hay bị tiêu chảy khi nhiễm Legionella.
3 Các biện pháp chẩn đoán trẻ viêm phổi do vi khuẩn
Để chẩn đoán viêm phổi thông thường và viêm phổi mức độ nặng ở trẻ em người ra chủ yếu dựa vào lâm sàng.
Trẻ được chẩn đoán viêm phổi, nếu trẻ ho, sốt đồng thời kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu như:
Nhịp thở nhanh:
- Để biết được trẻ có thở nhanh hay không, ta dựa vào chỉ số lần thở trên 1 phút của trẻ, được xác định theo từng độ tuổi như sau:
- Các bé dưới 2 tháng tuổi thở nhanh khi số lần thở trong 1 phút nhiều hơn 60 lần.
- Các bé từ 2 đến 12 tháng tuổi, được gọi là thở nhanh khi thở từ 50 lần trong mỗi phút trở lên.
- Các bé từ 1 đến 5 tuổi khi thở từ 40 lần mỗi phút trở lên được xác định là thở nhanh.
- Còn các bé từ 5 tuổi trở lên, khi số lần thở mỗi phút đạt 30 lần trở lên sẽ được coi là thở nhanh.
Phía dưới lồng ngực của trẻ bị lõm khi trẻ hít vào.
Phổi của bé khi đặt ống nghe có tiếng bất thường như tiếng râm rang, ran nổ...
Trẻ sẽ được chẩn đoán là viêm phổi nặng nếu có các dấu hiệu của viêm phổi như trên và kèm theo ít nhất một trong số các điều kiện sau:
- Trẻ có dấu hiệu toàn thân nặng như bỏ bú, không bú được, rối loạn tri giác hay co giật.
- Hoặc trẻ có dấu hiệu suy hô hấp nặng như thở rên, ngực lõm rất sâu khi hít vào, tím tái.
- Hoặc trẻ dưới 2 tháng tuổi mà có các biểu hiện như trên.
Để chẩn đoán viêm phổi ở trẻ, người ra không chỉ dựa vào các biểu hiện lâm sàng mà còn phải sử dụng đến các xét nghiệm cận lâm sàng như sau:
- Chụp X quang tim phổi: Sẽ thấy trên kết quả là các đám mờ với ranh giới không rõ ràng, chúng lan tỏa ở hai phổi hoặc hình ảnh phế quản chứa khí. Khi chụp X quang có thể nhìn thấy các tổn thương đa dạng nếu trẻ viêm phổi bởi các vi khuẩn không điển hình.
- Xét nghiệm công thức máu và CRP: Ở trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn thì bạch cầu máu ngoại vi, bạch cầu đa nhân trung tính, CRP máu thường tăng cao trong khi viêm phổi do virus hoặc do vi khuẩn không điển hình lại không tăng.
- Xét nghiệm dịch hô hấp bằng phương pháp soi tươi, nuôi cấy để tìm nguyên nhân gây bệnh. Nếu trẻ bị viêm phổi do một số vi khuẩn không điển hình, có thể chẩn đoán xác định nhờ PCR từ dịch hô hấp.[3]
4 Điều trị cho trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn
4.1 Điều trị bằng kháng sinh đồ
Do trẻ bị viêm phổi với tác nhân là vi khuẩn nên ta phải sử dụng phác đồ điều trị bằng kháng sinh đồ.
4.1.1 Trẻ dưới 5 tuổi
Bác sĩ có thể kê cho trẻ uống một trong số loại kháng sinh sau:
- Amoxicillin hoặc Amoxicillin – Clavulanic với liều 40mg/kg trong một lần, ngày dùng 2 lần. Dùng liều như vậy kéo dài trong vòng 5 ngày.
- Nếu trẻ có tiền sử mẫn cảm với nhóm beta – lactam hay nghi ngờ viêm phổi do một số vi khuẩn không điển hình thì cho trẻ dùng kháng sinh nhóm Macrolid như: Azithromycin, Clarithromycin, Erythromycin.
4.1.2 Trẻ từ 5 tuổi trở lên
Thường nhiễm các vi khuẩn không điển hình nên kháng sinh lựa chọn lúc đầu là nhóm Macrolid như sau:
- Erythromycin với liều mỗi ngày là 40 mg/kg, chia đều cho 3 lần dùng, nên uống khi đói và dùng liên tục từ 7 đến 10 ngày.
- Clarithromycin mỗi ngày cho trẻ dùng 15 mg/kg, chia làm 2 lần, một đợt điều trị kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
- Azithromycin cho trẻ dùng 10 mg/kg mỗi ngày, ngày chỉ uống một lần lúc bụng rỗng. Thời gian điều trị từ 5 đến 7 ngày.
Nếu trẻ bị viêm phổi nặng bạn phải cho trẻ đến bệnh viện để điều trị như sau:
- Trước tiên cần chống suy hô hấp bằng cách đặt trẻ nằm ở nơi thoáng mát, yên tĩnh. Nếu cần bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ thở oxy khi độ bão hòa oxy dưới 90%.
4.2 Điều trị triệu chứng
Cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ đạt ngưỡng 38,5ºC trở lên. Thuốc hạ sốt thường dùng là Paracetamol với liều 10 đến 15 mg/kg mỗi lần, cứ cách 6 tiếng lại có thể cho trẻ uống lặp lại nếu còn sốt. Đồng thời phải cho trẻ nằm trong phòng thoáng, lau người bằng nước ấm để hạ bớt thân nhiệt.
Nếu nhiệt độ cơ thể của trẻ hạ xuống thấp, dưới 36 độ C khi đo ở nách, cần ủ ấm cho trẻ để tránh hạ thân nhiệt.
Song song với đó là phải bổ sung đủ nước, điện giải và các chất dinh dưỡng cho trẻ.
Sử dụng các biện pháp thích hợp để tránh lây chéo và nhiễm khuẩn bệnh viện.
4.3 Sử dụng kháng sinh để điều trị
Trong trường hợp này thì dùng phác đồ kết hợp kháng sinh Penicillin A cùng một thuốc thuộc nhóm Aminosid.
Dùng Ampicillin tiêm tĩnh mạch chậm với liều 200mg/kg trong ngày, chia 4 lần, mỗi lần tiêm cách nhau 6 giờ. Hoặc Amoxicillin-Clavulanic cũng tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp với liều 30mg/kg một lần, mỗi ngày tiêm 3 lần cách nhau 8 giờ.
Kèm với thuốc trên, ta dùng Gentamicin để tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng 30 phút hoặc tiêm bắp với liều 7,5mg/kg, dùng liều duy nhất trong ngày. Hoặc thay thế bằng Amikacin với liều 15mg/kg, cũng dùng kỹ thuật tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp.
Khi các thuốc trên không hiệu quả, thì dùng cho trẻ kháng sinh Ceftriaxon với liều mỗi ngày là 80mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm 1 lần. Hoặc thay thế bằng Cefotaxim, mỗi ngày cho trẻ dùng từ 100 đến 200 mg/kg, chia 2 - 3 lần tiêm tĩnh mạch chậm.
Các kháng sinh trên đều được sử dụng ít nhất 5 ngày. Không dừng thuốc khi chưa đủ liệu trình, để tránh kháng kháng sinh.
Nếu trẻ được xác định là viêm phổi màng phổi do tụ cầu, hay các vi khuẩn không điển hình khác thì bác sĩ cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Trên đây là các kiến thức về bệnh viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ. Khi trẻ có các triệu chứng như trên, bạn cần cho trẻ đi thăm khám để có hướng dẫn điều trị cụ thể.
Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về cách phân biệt viêm phổi do vi khuẩn và do virus ở trẻ em:
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: Chiemelie Ebeledike, Thaer Ahmad (Ngày đăng: ngày 12 tháng 8 năm 2021). Pediatric Pneumonia, NCBI. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Tác giả: Carol DerSarkissian, MD (Ngày đăng: ngày 09 tháng 11 năm 2020). What Is Bacterial Pneumonia?, WebMD. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Tác giả: Muhammad Waseem (Ngày đăng: ngày 5 tháng 6 năm 2020). Pediatric Pneumonia, Medscape. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
Từ khóa » Vi Khuẩn Gây Viêm Phổi ở Trẻ Em
-
Điều Trị Viêm Phổi ở Trẻ Em | Vinmec
-
Viêm Phổi Do Vi Khuẩn ở Trẻ Em | Vinmec
-
Viêm Phổi ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn đoán, Phòng Ngừa
-
Bệnh Viêm Phổi ở Trẻ Em: Biến Chứng Nguy Hiểm Khó Lường!
-
Trẻ Sơ Sinh Viêm Phổi - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tìm Hiểu Về Viêm Phổi - Căn Bệnh Hay Gặp Ở Trẻ Nhỏ
-
VIÊM PHỔI DO VI KHUẨN Ở TRẺ EM
-
Viêm Phổi ở Trẻ Em: Chăm Sóc, điều Trị Và Các Biện Pháp Phòng Ngừa
-
Viêm Phổi Nặng ở Trẻ Em Nguy Hiểm Như Thế Nào? | Medlatec
-
Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Trị Bệnh Viêm Phổi ở Trẻ Em
-
Viêm Phổi Cộng đồng ở Trẻ Em - Tổng Hội Y Học Việt Nam
-
Bệnh Viêm Phổi ở Trẻ Em Là Mộ Trong Những Bệnh Lý Thường Gặp
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Viêm Phổi ở Trẻ Nhỏ | TCI Hospital
-
Chẩn Đoán Và Điều Trị Viêm Phổi Trẻ Em