Viêm Tai Giữa Là Gì, Cách Phòng Ngừa Và điều Trị

1. Nguyên nhân bệnh viêm tai giữa:

  • Thường do viêm nhiễm như: viêm mũi họng, viêm xoang, viêm Amidan, viêm VA…
  • Ngoài ra còn có thể do chấn thương áp lực gây thủng màng nhĩ, nhét bấc mũi sau để quá lâu, viêm ở vòm mũi họng, thoái hóa đuôi cuốn mũi dưới dẫn đến tắc vòi nhĩ, thậm chí xì mũi không đúng cách cũng gây viêm tai giữa.

2. Triệu chứng bệnh viêm tai giữa

  • Tai: ngoài đau tai, chảy tai, giảm sức nghe còn có ù tai, cảm giác nặng tai hay nghe lọc ọc trong tai.
  • Toàn thân: trẻ em thường chán ăn, khó ngủ, quấy đêm, sốt (69% trường hợp), tiêu chảy, nôn trớ, chảy nghẹt mũi, ho, vật vã…

3. Phân biệt viêm tai giữa cấp và mãn tính

  • Thời gian:
    • Thường chảy tai liên tục trên 3 tháng được gọi là mạn, nhưng thời gian này không cố định có thể gặp viêm tai mạn ngay tháng thứ 2.
  • Triệu chứng:
    • Viêm tai giữa cấp: thường có triệu chứng tổng quan rầm rộ, đau tai, sốt, sức nghe giảm ít.
    • Viêm tai giữa mãn tính: thường không đau, không sốt nhưng sức nghe giảm nhiều.
  • Nội soi:
    • Viêm tai giữa cấp: thường thủng nhĩ nhỏ hoặc không thủng
    • Viêm tai giữa mạn: thường thủng rộng.

Bệnh Viêm Tai Giữa là gì, cách phòng ngừa và điều trị - Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

4. Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tai giữa

Chẩn đoán:

  • Dựa vào hỏi bệnh, khám tai thông thường bằng đèn đội đầu (đèn clar), nhưng ngày nay nội soi phát triển, có thể khám được ở mọi lứa tuổi, kể cả em bé rất nhỏ, nội soi tai giúp phát hiện xung huyết, tụ mủ, vỡ mủ (và dấu hiệu màng nhĩ phồng có độ đặc hiệu cao nhất 97% – NC thế giới)

Điều trị:

  • Nội: ks, kv, giảm đau hạ sốt, thông mũi, rửa mũi, rửa tai
  • Ngoại: chích rạch màng nhĩ – ống thông khí (viêm tai giữa cấp tái diễn: trên 3 đợt viêm tai gữa cấp trong 6 tháng hoặc trên 4 đợt viêm tai giữa cấp trong 12 tháng hoặc thính lực giảm trên 20 dB) – mổ khoét xương chủm.

5. Biến chứng viêm tai giữa

Viêm tai giữa cấp tính nếu không được điều trị đúng phương pháp sẽ dẫn đến viêm tai giữa mạn tính và có thể nói Viêm tai giữa mạn là biến chứng kéo dài của viêm tai giữa cấp, là hậu quả của việc viêm tai giữa cấp không được điều trị hoặc điều trị không đúng

Các Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa:

  • Viêm tai giữa mạn, có/không có cholesteatoma
  • Viêm xương chủm cấp
  • Viêm mê nhĩ
  • Liệt TK 7 ngoại biên
  • BC nội sọ ( viêm màng não, áp xe não)
  • Xơ nhĩ, xẹp nhĩ

Chú ý:

  • Khi có dấu hiệu bệnh lý mũi họng, cần đi khám để điều trị sớm phòng lan lên tai.
  • Khi có những dấu hiệu nghi ngờ viêm tai (như đã nêu ở phần triệu chứng, cần đi khám ở phòng khám có nội soi để được chẩn đoán chính xác.
  • Nếu hay bị viêm tai giữa cấp, cần tìm nguyên nhân để xử lý như bệnh lý VA, amidan, viêm mũi họng, trào ngược DD-ngoài thực quản
  • Cuối cùng cần có sức khỏe tốt, môi trường sống lành mạnh (Chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục đều đặn là phương thuốc phòng bệnh hiệu quả nhất).
BV TAI MŨI HỌNG SÀI GÒNNguồn tin : https://taimuihongsg.com/viem-tai-giua-la-gi-cach-phong-ngua-va-dieu-tri/

Từ khóa » Phần Dưới Tai Gọi Là Gì