Viêm Tiểu Phế Quản ở Trẻ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & điều Trị

Viêm tiểu phế quản ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Viêm tiểu phế quản ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Đặt lịch

Viêm tiểu phế quản là căn bệnh viêm đường hô hấp cấp dễ mắc nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh từ 3 – 6 tháng tuổi. Nguyên nhân gây bệnh là do virus respiratory syncytial. Chúng tấn công vào trong các phế quản có kích thước nhỏ khiến trẻ bị ho nhiều, thở khò khè, khó thở hoặc nghiêm trọng hơn là bị ngưng thở. Vì vậy các bậc phụ huynh có con nhỏ cần chủ động tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh để nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh kịp thời cho con.

Bệnh viêm tiểu phế quản là gì?

Bệnh viêm tiểu phế quản là một dạng nhiễm trùng cấp tính do virus xảy ra ở các phế quản nhỏ có kích thước dưới 2mm mà trong y học gọi là tiểu phế quản. Đây là căn bệnh viêm đường hô hấp dưới dễ mắc, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 2 tuổi. Trong đó trẻ sơ sinh từ 3 – 6 tháng chiếm tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất.

bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em
Viêm tiểu phế quản ở trẻ em là căn bệnh dễ mắc, có khả năng lây lan nhanh

Khi bị virus tấn công, các tiểu phế quản bị kích ứng và trở nên sưng viêm, phù nề và làm tăng tiết đàm nhầy trong đường thở. Hiện tượng này khiến cho đường lưu thông không khí xuống phổi bị thu hẹp, nghiêm trọng hơn là bị tắc nghẽn hoàn toàn khiến bé bị thiếu oxy để thở.

Nếu được chăm sóc tốt, các triệu chứng bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em thường kéo dài trong khoảng 1 tuần rồi thuyên giảm dần và khỏi hẳn sau khoảng 14 ngày. Mặc dù vậy, thống kê cho thấy có khoảng 1/5 các ca bệnh kéo dài trong nhiều tuần liền do được phát hiện muộn hoặc điều trị sai cách.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Bệnh viêm tiểu phế quản chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Lúc này do hệ thống miễn dịch và đường hô hấp của bé chưa phát triển toàn diện nên rất dễ bị lây nhiễm virus.

Khi xâm nhập vào cơ thể, virus tấn công vào các tiểu phế quản nằm trong phổi. Chúng khiến thực quản bị sưng, viêm và làm tăng tiết chất nhầy ở khu vực bị tổn thương. Điều này có thể cản trở đường lưu thông của không khí vào phổi và ngược lại.

Trong hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản, các bác sĩ chuyên khoa nhận thấy có sự xuất hiện của một loại virus hợp bào có tên respiratory syncytial ( RSV). Loại virus này có khả năng phát triển mạnh vào mùa đông và rất dễ lây nhiễm, đặc biệt là cho các bé dưới 24 tháng tuổi. Ngoài ra, một số chủng virus khác cũng có thể gây viêm tiểu phế quản, chẳng hạn như virus cúm hay virus gây bệnh cảm lạnh.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ em chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở những nhóm đối tượng dưới đây:

  • Trẻ sinh non dưới 36 tuần tuổi hoặc bé chào đời với cân nặng thấp hơn 2,5kg
  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi
  • Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh hoặc có vấn đề tiềm ẩn về phổi
  • Trẻ đang bị suy giảm hệ miễn dịch
  • Các bé sống trong môi trường phải tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá
  • Trẻ sơ sinh không được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong giai đoạn 6 tháng đầu đời
  • Bé bị suy dinh dưỡng nặng
  • Trẻ được cho đi học mẫu giáo sớm
  • Môi trường sống của bé chặt chội, điều kiện vệ sinh kém, có nhiều thành viên trong gia đình cùng sống chung nên dễ bị nhiễm bệnh từ người lớn
  • Bé có anh chị đi học và mang mầm bệnh về nhà

Dấu hiệu viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Trẻ bị viêm tiểu phế quản thường có những triệu chứng chung như sau:

  • Sổ mũi, nước mũi chảy nhiều
  • Nghẹt mũi ở một hoặc cả hai bên khiến bé ngủ không yên giấc hoặc không ngủ được
  • Trẻ khó chịu, hay quấy khóc
  • Ho nhiều, thường là ho có đàm
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao
  • Bé thở khò khè, nhất là khi nằm ngủ. Có thể nghe tiếng rít rít trong cổ họng
  • Thở gấp, thở nhanh, hơi thở nặng nhọc có kèm theo hiện tượng co rút lồng ngực
  • Buồn nôn, nôn ói hoặc nôn trớ khi ăn
  • Bé biếng ăn, bỏ bú
  • Phản xạ chậm chạp
  • Môi, da và móng tay tái xanh
dấu hiệu viêm tiểu phế quản cấp
Ho nhiều là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm tiểu phế quản cấp tính ở trẻ em

Các cấp độ của bệnh viêm tiểu phế quản

Tại bệnh viện, các bác sĩ thường chia bệnh viêm tiểu phế quản thành 4 cấp độ gồm:

– Giai đoạn 1: Viêm tiểu phế quản nhẹ

  • Độ bão hòa oxy trong các mạch máu ngoại vi: SpO2 >95%*
  • Nhịp thở của bé bình thường
  • Có hiện tượng co kéo nhẹ ở các cơ hô hấp phụ
  • Nhịp tim ổn định
  • Bé vẫn ăn ngủ tốt

– Giai đoạn 2: Viêm tiểu phế quản vừa

  • Nồng độ SpO2 dao động từ 92–95%*
  • Nhịp thở tăng nhiều
  • Các cơ hô hấp phụ co kéo mạnh
  • Xuất hiện cơn ngừng thở đột ngột, đặc biệt là vào ban đêm
  • Thở rên
  • Hai bên cánh mũi phập phồng
  • Nhịp tim tăng
  • Trẻ biếng ăn, ăn uống kém
  • Có dấu hiệu mất nước nhẹ
  • Nghe phổi ran

– Giai đoạn 3: Viêm tiểu phế quản nặng

  • Nồng độ SpO2 <92%*
  • Nhịp thở và nhịp tim tăng mạnh
  • Các cơ hô hấp phụ co kéo mạnh
  • Xuất hiện cơn ngừng thở đột ngột, đặc biệt là vào ban đêm
  • Nhịp thở tăng
  • Bị mất nước thấy rõ
  • Cơ thể đổ nhiều mồ hôi

Giai đoạn 4: Viêm tiểu phế quản rất nặng

  • Cơ thể tím tái
  • Hơi thở yếu

Tham khảo thêm: Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản – Ba mẹ cần biết

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu con bạn có dấu hiệu nghi ngờ bị viêm tiểu phế quản, hãy đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt . Đặc biệt nếu các bé có những dấu hiệu nghiêm trọng sau, hãy đưa con tới bệnh viện ngay:

  • Bé thở khò khè, thở hơn 60 lần/phút, ngực rút lõm sâu mỗi khi thở
  • Trẻ bị nôn ói nhiều, có dấu hiệu mất nước, lờ đờ, chậm chạp hoặc hôn mê
  • Bé bỏ ăn
  • Da dẻ tái xanh
bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ ngay nếu bé có dấu hiệu bị viêm tiểu phế quản

Bệnh viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tiểu phế quản cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Bao gồm:

  • Viêm tai giữa
  • Viêm phổi
  • Xẹp phổi
  • Mất nước
  • Suy hô hấp
  • Ngưng tim, ngưng thở

Bệnh viêm tiểu phế quản có lây không?

Như đã đề cập ở trên, virus respiratory syncytial gây bệnh viêm tiểu phế quản rất dễ lây lan. Chúng có thể truyền từ người bệnh sang những người khỏe mạnh không qua các con đường sau:

  • Tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh được bắn ra từ miệng khi họ ho, hắt hơi hay khạc nhổ hay nói chuyện.
  • Chạm vào hoặc sử dụng chung đồ vật của người bệnh, chẳng hạn như khăn, quần áo, bàn chải đánh răng hay đồ chơi.
  • Tiếp xúc trực tiếp với mắt, mũi, miệng của người bệnh.

Cách chẩn đoán bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Sau bước thăm khám lâm sàng, nếu nghi ngờ trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số kỹ thuật chẩn đoán dưới để khẳng định chắc chắn bệnh:

  • Chụp X-quang: Đây là xét nghiệm hình ảnh được chỉ định cho hầu hết các trường hợp. Thông qua hình ảnh ghi nhận được trên phim chụp X-quang, bác sĩ có thể quan sát được hết những tổn thương trong tiểu phế quản, trong phổi. Từ đó đánh giá được mức độ nhiễm trùng.
chụp x-quang chẩn đoán trẻ bị viêm tiểu phế quản
Hình ảnh trên phim chụp x-quang có thể giúp bác sĩ phát hiện trẻ bị viêm tiểu phế quản
  • Xét nghiệm dịch nhầy trong mũi: Xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra sự hiện diện của virus gây bệnh viêm tiểu phế quản. Khi thực hiện, bác sĩ sử dụng một cái que nhẹ nhàng đưa vào mũi bé để lấy mẫu chất nhầy và đưa vào phòng thí nghiệm kiểm tra dưới kính hiển vi.
  • Xét nghiệm số lượng tế bào bạch cầu: Kiểm tra máu có thể giúp đánh giá được số lượng bạch cầu trong cơ thể trẻ. Số lượng bạch cầu tăng cao bất thường chứng tỏ hệ miễn dịch của bé đang hoạt động mạnh để chống lại vi khuẩn.
  • Xét nghiệm khí máu động mạch: Cho phép bác sĩ đánh giá được chức năng hô hấp của trẻ thông qua mức sụt giảm nồng độ oxy trong máu.
  • Chẩn đoán phân biệt: Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em có những dấu hiệu tương đồng với nhiều bệnh lý khác như hen phế quản, viêm phế quản phổi, ho gà hay chứng mềm sụn thanh quản thường xuất hiện ở trẻ từ 2 tháng tuổi. Cần chuẩn đoán phân biệt giữa các bệnh này nhằm tránh sự nhầm lẫn khi điều trị.

Thông qua những xét nghiệm ở trên, bác sĩ sẽ xác định được trẻ có thật sự bị bệnh viêm tiểu phế quản hay không, mức độ bệnh và các biến chứng nếu có. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với mỗi trẻ.

Cách điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Phương pháp điều trị bệnh viêm tiểu phế quản sẽ được lựa chọn dựa trên mức độ bệnh của trẻ. Bé có thể được điều trị tại nhà hoặc nhập viện để được bác sĩ theo dõi và chữa trị tích cực trong các trường hợp bị bệnh nghiêm trọng.

Nguyên tắc chung cần tuân thủ khi xây dựng phác đồ chữa viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ em:

  • Giải quyết các triệu chứng bé gặp phải
  • Ngăn ngừa mất nước bằng cách bù nước, cân bằng chất điện giải
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
  • Đảm bảo đủ oxy giúp hệ hô hấp hoạt động bình thường.

1. Cách điều trị bệnh viêm tiểu phế quả thể nhẹ

Trường hợp này, bé sẽ được chăm sóc và chữa trị tại nhà. Các phương pháp được thực hiện bao gồm:

  • Cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C như rau xanh, cam, quýt… để nâng cao sức đề kháng của trẻ. Ưu tiên các thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa và cho bé ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng và ngăn ngừa nôn ói sau khi ăn.
  • Khuyến khích bé uống nhiều nước ấm để làm loãng đàm nhầy.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol với liều lượng 10 – 15mg x trọng lượng cơ thể của bé trong các trường hợp bị sốt trên 38 độ.
  • Dùng nước muối sinh lý 9‰ vệ sinh mũi họng cho bé thường xuyên để sát khuẩn, làm thông thoáng đường thở.
  • Tái khám sau mỗi 2 ngày hoặc ngay khi trẻ có dấu hiệu viêm tiểu phế quản nghiêm trọng phát sinh.

2. Chữa bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em thể trung bình

Đối với những trẻ bị viêm tiểu phế quản thể vừa, bé có thể được điều trị tại nhà hoặc nhập viện nếu có biểu hiện ăn uống kém hoặc suy hô hấp. Cụ thể, các giải pháp chữa trị bệnh trong giai đoạn này bao gồm:

  • Thở oxy nếu SpO2 >92%: Áp dụng cho bệnh nhi dưới 2 tháng tuổi có biểu hiện thở khó, phải gắng sức khi thở.
  • Cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng lượng cữ bú với trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản chưa đến tuổi ăn dặm
  • Truyền dịch bù nước và chất điện giải nếu trẻ nôn ói nhiều, có dấu hiệu mất nước
  • Vệ sinh đường mũi họng cho bé nhiều lần trong ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Phun khí dung Ventolin (Salbutamol) với liều lượng 0.15 mg/kg/lần trong 2 lần liên tục. Khoảng cách giữa các lần phun là 20 phút. Sau khoảng 1 giờ, kiểm tra đánh giá lại kết quả. Nếu đáp ứng tốt thì phun khí dung lặp lại sau mỗi 4 – 6 giờ cho đến khi loại bỏ được nguy cơ bị suy hô hấp.
trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản
Phun khí dung giúp làm giảm tắc nghẽn đường thở khi trẻ bị viêm tiểu phế quản
  • Sử dụng nước muối ưu trương 3% cho những bệnh nhi bị viêm tiểu phế quản lần đầu và không đáp ứng được với Salbutamol.
  • Đặt sonde dạ dày để nuôi ăn trong các trường hợp sau: Trẻ nôn ói liên tục và không thể ăn bằng đường miệng; Nhịp thở trên 70-80 lần/phút; Lượng SpO2<90% dù đã được cho thở oxy; Động tác mút-nuốt-hô hấp không có sự phối hợp đồng bộ.

3. Trị viêm tiểu phế quản thể nặng ở trẻ em

Trẻ bị viêm tiểu phế quản nặng ( đặc biệt là các bé dưới 3 tháng tuổi), có các dấu hiệu nguy hiểm như bỏ bú, tím tái, ngủ li bì, co rút lồng ngực mạnh khi thở, mất nước thì cần được nhập viện điều trị ngay và theo dõi tại phòng cấp cứu. Bác sĩ có thể lựa chọn những giải pháp dưới đây để chữa trị cho bé:

  • Thở oxy
  • Truyền dịch qua đường tĩnh mạch nếu bị mất nước
  • Phun khí dung Salbutamol với liều lượng tương tự như trên
  • Điều trị bằng Corticoid đối với các bé bị suy hô hấp hoặc bị nghi ngờ hen phế quản. Prednisolon và Methylprednisolon là các thuốc được chỉ định phổ biến nhất. Liều dùng thông thường là 1-2 mg/kg/ngày. Thời gian điều trị viêm tiểu phế quản bằng thuốc Corticoid có thể kéo dài từ 3 – 5 ngày.
  • Đặt nội khí quản và cho trẻ thở máu nếu SpO2 < 90% và PaCO2 trong máu > 70 mm Hg.
  • Trường hợp trẻ có dấu hiệu bị bội nhiễm sẽ được điều trị bằng phác đồ kháng sinh. Các biểu hiện của bội nhiễm bao gồm: Tăng số lượng bạch cầu trung tính, có đám mờ ở phổi trên phim chụp x-quang, phổi có tiếng ran ẩm. Các thuốc kháng sinh có thể được chỉ định bao gồm: Ampicilin, Amoxicilin, Ampicilin+ sulbactam (Unasyn), Amoxicilin + clavulanic (Augmentin), Cefuroxim 750 mg. Liều dùng được khuyến cáo cho trẻ là 50- 100mg/kg/ngày. Chia làm 2 lần uống. Liệu trình điều trị bằng kháng sinh kéo dài từ 7 – 10 ngày tùy theo loại thuốc.

4. Cách chữa viêm tiểu phế quản cho trẻ thể rất nặng

Trường hợp này trẻ cũng cần được điều trị tích cực tại bệnh viện để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

  • Bác sĩ kiểm tra thường xuyên nhịp thở, mạch đập và độ bão hòa oxy trong các mạch máu ngoại vi của bé.
  • Theo dõi khí máu
  • Cho bé thở oxy bằng máy hay thở CPAP
  • Truyền dịch bù nước
  • Phun khí dung sau mỗi 4 – 6 tiếng

Cách chăm sóc cho trẻ bị viêm tiểu phế quản

Việc chăm sóc đúng cách có thể giúp làm giảm triệu chứng bệnh viêm tiểu phế quản cho bé. Cha mẹ cần lưu ý:

  • Cân bằng độ ẩm không khó trong phòng của bé bằng cách sử dụng máy phun sương để đường thở bớt khô và tiết dịch. Cần chú ý sử dụng nước tinh khiết và vệ sinh máy thường xuyên để tránh nấm mốc, vi khuẩn phát triển khiến bệnh tình của trẻ nặng hơn.
  • Giữ trẻ ở tư thế thẳng khi bế. Đồng thời sử dụng gối kê cao phần vai và đầu của bé khi ngủ sẽ giúp con bạn dễ thở hơn.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để ngăn ngừa mất nước và làm loãng đàm. Ưu tiên nước ấm và nước ép trái cây để bổ sung vitamin và khoáng tố giúp trẻ bớt mệt mỏi.
  • Mặc đủ ấm cho trẻ trong những ngày trời lạnh. Đặc biệt chú ý giữ ấm phần cổ, ngực và mũi của bé.
  • Giữ trẻ tránh xa môi trường đông người hoặc có khói thuốc lá
  •  Rửa tay cho bé thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn
  • Cha mẹ cần thận trọng khi chăm sóc cho trẻ bị viêm tiểu phế quản để tránh bị lây nhiễm chéo.

Có thể bạn quan tâm

  • Viêm tiểu phế quản bội nhiễm nguy hiểm không? Cách điều trị
  • Bệnh viêm tiểu phế quản co thắt – Nguy hiểm, cần trị sớm

Từ khóa » Tiểu Phế Quản Là Cái Gì