Viêm Tinh Hoàn Nguyên Nhân Gây Viêm Da Bìu Hàng đầu ở Trẻ

Viêm da bìu ở trẻ thường xuất phát từ căn nguyên viêm tinh hoàn. Lúc này lớp da bìu bao bọc bên ngoài tinh hoàn sẽ sưng đau, nếu không được vệ sinh sạch sẽ và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra ngứa, sưng đau vùng bìu. Cùng tìm hiểu về bệnh viêm tinh hoàn để đánh giá chính xác hơn về tính chất nguy hiểm của bệnh lý này nhé.

1. Viêm tinh hoàn ở trẻ em là gì?

Ở trẻ nhỏ, viêm tinh hoàn là tình trạng viêm nhiễm ở tinh hoàn. Nguyên nhân do sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Vai trò của tinh hoàn là bộ phận đảm nhận chức năng sản xuất hormone sinh dục và sinh sản của tinh trùng. Vì thế, khi sức khỏe của tinh hoàn có vấn đề không chỉ vùng bìu bị ảnh hưởng mà chức năng sinh sản sau này và sức khỏe của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Viêm tinh hoàn không chỉ xảy ra ở người lớn và trẻ em nam cũng là đối tượng dễ mắc bệnh lý này. Trẻ nhỏ chưa biết nhận biết bệnh tật nên cha mẹ phải chú ý quan sát, theo dõi con để kịp thời phát hiện bất thường ở vị trí tinh hoàn và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm cho con.

Viêm tinh hoàn là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở tinh hoàn

Viêm tinh hoàn là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở tinh hoàn

2. Dấu hiệu phát hiện viêm tinh hoàn ở trẻ em

Viêm tinh hoàn ở trẻ có thể được phát hiện thông qua những dấu hiệu sau đây:

2.1 Viêm da bìu, sưng tinh hoàn

Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh viêm tinh hoàn ở lứa tuổi nhỏ. Có thể xuất hiện tình trạng một bên tinh hoàn bị sưng ở trẻ em hoặc cả hai. Nếu viêm một bên, bạn sẽ thấy vị trí tinh hoàn bị bệnh to hơn bên còn lại và gây sưng đỏ, đau, ngứa vùng da bìu bao quanh tinh hoàn, nặng hơn có thể dẫn đến viêm da bìu ở trẻ.

2.2 Cứng và sưng đau tinh hoàn

Bố mẹ có thể căn cứ vào dấu hiệu tinh hoàn cứng và sưng đau khi sờ vào tinh hoàn của trẻ, thậm chí nhiều trẻ sẽ kêu đau khi bị chạm vào.

2.3 Trẻ đi tiểu thường xuyên, trong nước tiểu có dịch mủ

Khi gặp tình trạng bệnh lý ở tinh hoàn này, trẻ sẽ đi tiểu nhiều hơn, quan sát nước tiểu của trẻ có thể thấy dịch mủ. Đây là triệu chứng khá rõ ràng cảnh báo trẻ nhỏ đang mắc bệnh.

2.4 Sốt nhẹ, mệt mỏi, lười vận động, bỏ bữa

Tình trạng viêm nhiễm khiến trẻ bị sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, ít vận động, ăn uống kém hơn, có lúc bỏ bữa.

3. Nguyên nhân gây bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ

Trẻ bị viêm tinh hoàn do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

3.1 Hẹp bao quy đầu

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm bao quy đầu cho đối tượng này. Trẻ nhỏ thường gặp tình trạng hẹp bao quy đầu bẩm sinh đến khi lớn bao quy đầu mới lột hết được. Việc bao quy đầu hẹp có thể khiến nước tiểu, chất thải bị đọng lại ở bên trong dương vật và không thoát ra ngoài được. Nếu kéo dài tình trạng này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm ở vùng bao quy đầu, sau đó lan sang các vùng khác.

Nguyên nhân hàng đầu gây viêm tinh hoàn là do hẹp bao quy đầu

Nguyên nhân hàng đầu gây viêm tinh hoàn là do hẹp bao quy đầu

3.2 Tổn thương cơ quan sinh dục

Trẻ nhỏ rất hiếu động, chạy nhảy, chơi đùa nhiều. Nếu chẳng may bị ngã rất dễ gây tổn thương vùng bìu, dẫn đến viêm tinh hoàn.

3.3 Không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ

Trẻ không vệ sinh vùng kín sạch sẽ là nguyên nhân khiến viêm nhiễm bộ phận sinh dục, trong đó gồm cả viêm tinh hoàn. Do trẻ nhỏ chưa ý thức được việc chăm sóc bộ phận sinh dục nên bố mẹ cần chú ý vệ sinh mỗi ngày cho con.

3.4 Viêm tinh hoàn do biến chứng từ bệnh quai bị

Bệnh quai bị trở thành nguyên nhân gây biến chứng viêm tinh hoàn. Lý do bởi virus gây bệnh quai bị di chuyển xuống tinh hoàn và gây viêm tinh hoàn. Vì thế, khi trẻ bị bệnh quai bị, bố mẹ cần điều trị kịp thời và đúng cách để tránh ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục của chúng.

3.5 Ảnh hưởng của nhiều bệnh lý khác

Viêm tinh hoàn ở trẻ còn là kết quả của tác động đến từ một số bệnh lý khác: Viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang hoặc viêm niệu đạo.

Ngoài ra, trẻ bị lạm dụng tình dục cũng dẫn đến viêm tinh hoàn, nguy hiểm hơn còn gây ra bệnh lậu ở trẻ em.

4. Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Trẻ bị sưng 1 bên tinh hoàn hay cả hai đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trẻ em vốn có sức đề kháng yếu hơn nên sự nguy hiểm của bệnh viêm tinh hoàn cũng lớn hơn nhiều, trẻ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng cao hơn.

Nhiều trường hợp trẻ bị viêm bao quy đầu khi phát hiện bệnh đã trở nặng. Bởi vì, trong giai đoạn đầu bị bệnh, các dấu hiệu quá mờ nhạt khiến bố mẹ khó nhận biết được.

Một số biến chứng có thể dẫn đến ở trẻ nhỏ do viêm tinh hoàn kéo dài như:

– Tinh hoàn bị xơ hóa, áp xe

– Teo tinh hoàn

– Nghiêm trọng hơn: Hoại tử, phải cắt bỏ tinh hoàn

Viêm tinh hoàn không chỉ gây viêm da bìu mà còn dẫn đến hoại tử tinh hoàn

Viêm tinh hoàn không chỉ gây viêm da bìu mà còn dẫn đến hoại tử tinh hoàn

5. Các phương pháp chữa trị bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em hiệu quả

Điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ mục đích chính là ngăn ngừa, ức chế không để tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng hơn. Bác sĩ tiến hành điều trị theo triệu chứng và nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ.

Hiện có những phương pháp điều trị thích hợp theo tình trạng của bệnh nhi như sau:

5.1 Điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ bằng biện pháp y tế

– Sử dụng các loại thuốc kháng sinh

Nếu viêm tinh hoàn xuất phát từ nguyên nhân gây ra bởi vi khuẩn, biện pháp điều trị được bác sĩ áp dụng là dùng các loại kháng sinh đặc trị để tiêu diệt vi khuẩn. Nếu trẻ kêu đau, có thể dùng thêm thuốc giảm đau.

– Kỹ thuật CRS

Kỹ thuật này giúp đưa thuốc trực tiếp đến nơi có vi khuẩn bằng sóng đa chiều. Phương pháp này thích hợp với trẻ nhỏ, tránh tác hại của thuốc kháng sinh lên toàn thân.

– Phương pháp nâng đỡ ức chế nhiễm trùng

Đây là phương pháp điều trị cố định tinh hoàn bằng dùng thuốc kháng sinh kết hợp chườm lạnh để ức chế nhiễm trùng, giảm triệu chứng.

Sử dụng các phương pháp nào là do bác sĩ chỉ định. Cha mẹ tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà và sử dụng thuốc không đúng chỉ dẫn, kê đơn của bác sĩ. Nếu dùng sai thuốc, trẻ có thể gặp kích ứng hoặc tác dụng phụ. Ngoài ra, khi điều trị cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, uống đúng liều lượng và không tự ý ngưng thuốc khi chưa hết liệu trình.

5.2 Chăm sóc trẻ bị viêm tinh hoàn tại nhà

Muốn đạt kết quả cao, cha mẹ cũng cần lưu ý cách chăm sóc bệnh nhi bị viêm tinh hoàn dẫn đến viêm da bìu ở trẻ. Trong quá trình điều trị, bố mẹ cần chú ý những điều sau:

– Cho trẻ nằm nghỉ nhiều hơn, hạn chế hoạt động mạnh, chơi đùa

– Cung cấp nước nhiều hơn cho trẻ để tránh tình trạng mất nước, mệt mỏi

– Đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng với các thực phẩm dễ tiêu hóa để phục hồi và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, tránh tình trạng nhiễm trùng nặng thêm và lây lan.

6. Phương pháp phòng ngừa tình trạng viêm tinh hoàn ở trẻ

Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tinh hoàn đối với trẻ nhỏ. Bố mẹ nên chủ động phòng tránh bằng các biện pháp:

– Tiêm phòng vacxin quai bị: Bệnh lý này rất dễ dẫn đến những biến chứng ở tinh hoàn. Vì thế, tiêm vacxin là cách tốt nhất để phòng ngừa và bảo vệ trẻ khỏi bệnh viêm tinh hoàn.

– Hằng ngày cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Bố mẹ nên hướng dẫn cho trẻ vệ sinh (đối với trẻ lớn), còn trẻ nhỏ bố mẹ nên trực tiếp vệ sinh. Biện pháp này giúp ngăn ngừa vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập đến tinh hoàn.

– Thay quần áo, tắm rửa hằng ngày cho trẻ nhất là trong những ngày nóng bức.

– Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh quai bị.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn nhiều trái cây, rau xanh.

– Nên cho trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường ở vùng kín.

Khám ngay cho trẻ khi thấy những dấu hiệu bất thường

Khám ngay cho trẻ khi thấy những dấu hiệu bất thường

Như vậy, bệnh viêm tinh hoàn gây viêm da bìu ở trẻ và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác ở bộ phận sinh dục. Vì thế, cha mẹ chớ chủ quan, hãy chăm sóc trẻ chu đáo, kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường và điều trị sớm để bảo vệ con mình nhé.

Từ khóa » Da Bìu Bị đỏ