Viêm Túi Lệ Có Nguy Hiểm Như Thế Nào? Triệu Chứng Của Bệnh Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
1. Viêm túi lệ là gì?
Các tuyến lệ có vị trí ở dưới mí mắt trên có nhiệm vụ liên tục tiết ra nước mắt làm cho đôi mắt của bạn luôn ẩm ướt và khỏe mạnh. Để thay thế cho những giọt nước mắt mới, nước mắt cũ cùng với bụi bẩn trong mắt sẽ chảy qua các lỗ nhỏ đi vào túi lệ và chảy về phía sau mũi. Trong trường hợp, nước mắt không thể thông xuống mũi mà tích tụ lại ở túi lệ sẽ khiến cho vi khuẩn có cơ hội được phát triển tại đây, gây ra tình trạng viêm hay nhiễm trùng túi lệ.
Viêm túi lệ có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi
Tình trạng viêm túi lệ được chia làm 2 dạng là viêm cấp tính và viêm mạn tính. Trong đó:
Viêm túi lệ cấp tính thường xảy ra đột ngột và triệu chứng có thể là sốt hoặc mắt chảy mủ.
Viêm túi lệ mạn tính có thể xảy ra trong thời dài và phần lớn những trường hợp bệnh này sẽ điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng viêm túi lệ cấp tính có thể phát triển thành mạn tính. Ở các trường hợp trẻ sơ sinh, khi không được điều trị sớm, tình trạng viêm có thể lây lan vào hốc mắt, khiến trẻ có nguy cơ gặp phải những vấn đề nguy hiểm, nguy cơ đe dọa đến tính mạng như: Áp xe não, viêm màng não, tình trạng nhiễm trùng máu,…
2. Nguyên nhân gây viêm túi lệ
Đây là bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng đối tượng dễ bị bệnh nhất là trẻ sơ sinh và người lớn ngoài 40 tuổi.
- Trường hợp trẻ sơ sinh bị bệnh thường là do những bất thường bẩm sinh ở lệ đạo, chẳng hạn như tắc nghẽn lệ đạo.
- Đối với người lớn, tình trạng viêm có thể do những nguyên nhân như viêm xoang, tình trạng áp xe mũi, những chấn thương ở mũi hoặc mắt, tình trạng polyp mũi hay xuất hiện những khối u bên trong xoang, trong đường mũi, xuất hiện dị vật bên trong lệ đạo, bệnh nhân từng phẫu thuật mũi, xoang, mắc ung thư hoặc các trường hợp bị vi sinh vật tấn công,…
Bệnh nhân bị đau, sưng đỏ ở vùng túi lệ
Ngoài những nguyên nhân kể trên, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh như:
-
Tình trạng lệch vách ngăn mũi khiến kích thước 2 bên lỗ mũi bị chênh lệch.
-
Viêm niêm mạc mũi.
-
Xương bên trong mũi bị sưng làm giảm khả năng lọc và làm ẩm không khí khi hít thở.
3. Các triệu chứng viêm túi lệ
Triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào loại viêm và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cụ thể như sau:
Đối với những trường hợp viêm cấp tính, bệnh nhân sẽ gặp phải một số biểu hiện như:
-
Mắt thường xuyên tiết dịch, thậm chí chảy mủ.
-
Bệnh nhân bị đau, sưng đỏ ở vùng túi lệ (chính là vùng gần khóe mắt trong). Khi liếc mắt thì mức độ đau sẽ tăng lên.
-
Chảy nước mắt sống không rõ nguyên nhân.
-
Người bệnh có thể bị sốt.
-
Với những người bệnh bị viêm nặng, có thể phải đối mặt với tình trạng áp xe túi lệ hoặc rò mủ ra ngoài da hoặc và những biến chứng nghiêm trọng khác.
Những triệu chứng viêm túi lệ mạn tính thì không xuất hiện đột ngột và biểu hiện bệnh cũng ít nghiêm trọng hơn. Người bị viêm mạn tính thường bị khó chịu dai dẳng ở phần khóe mắt, hay bị chảy nước mắt và hay tiết gỉ mắt, tuy nhiên không bị sốt và có tình trạng sưng túi lệ.
4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm túi lệ
Bệnh viêm túi lệ không khó để chẩn đoán. Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để nhận biết rõ được các triệu chứng bên ngoài của mắt, chẳng hạn như về tình trạng sưng mắt, đỏ mắt, có hiện tượng tụ mủ ở túi lệ hay không. Trong trường hợp có mủ, bác sĩ có thể lấy mẫu mủ để xét nghiệm xem có vi khuẩn trong mủ hay không.
Viêm xoang làm tăng nguy cơ bị bệnh
Bên cạnh đó, một phương pháp thăm khám mắt chụp X-quang có bơm thuốc cản quang qua lệ quản. Nếu lệ đạo có hiện tượng bị tắc nghẽn thì thuốc nhuộm sẽ tồn tại trong mắt rất lâu. Ngược lại nếu mắt của bạn không bị tắc lệ đạo thì thuốc nhuộm sẽ nhanh chóng tan trong vài phút.
Bên cạnh đó, những triệu chứng của bệnh viêm túi lệ khá giống với những bệnh về mắt khác như viêm kết mạc, u túi lệ hay tình trạng áp xe túi lệ. Chính vì thế, bác sĩ cũng sẽ thăm khám kỹ để phân biệt với những loại bệnh này.
Phương pháp điều trị bệnh thường được sử dụng là cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng. Kháng sinh toàn thân có thể điều trị hiệu quả trong viêm túi lệ. Tuy nhiên với một số trường hợp đặc biệt và nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể được tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch. Bên cạnh thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc giảm phù nề để cải thiện những triệu chứng gây ra do tắc nghẽn lệ đạo.
Những trường hợp viêm túi lệ mãn tính do tắc lệ đạo bẩm sinh thì người bệnh sẽ cẩn phải thực hiện thủ thuật thông lệ đạo. Đây là cách để giúp người bệnh giải phóng chỗ tắc ở ống lệ mũi và từ đó khôi phục đường lưu thông của nước mắt. Khi đó, dịch mủ sẽ không còn ứ đọng và gây viêm.
Cần đi khám sớm nếu có dấu hiệu bất thường
Theo các chuyên gia, đây là bệnh nguy hiểm và nên được điều trị càng sớm càng tốt để tránh được những biến chứng nguy hiểm. Trường hợp để bệnh lâu ngày dẫn đến nhiễm trùng máu, áp xe não,… còn có thể đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh. Vì thế, ngay khi có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế uy tín dành cho bạn. Bệnh viện là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành và được đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất với mức chi phí hợp lý.
Hãy gọi đến số 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.
Từ khóa » Hiện Tượng Viêm Túi Lệ
-
Viêm Túi Lệ - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp điều Trị
-
Viêm Túi Lệ, Nguyên Nhân Và Phương Pháp điều Trị
-
Viêm Túi Lệ - Rối Loạn Mắt - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Túi Lệ Và Những điều Bạn Cần Biết - Hello Bacsi
-
VIÊM TÚI LỆ - Health Việt Nam
-
Viêm Túi Lệ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị Bệnh
-
CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHO VIÊM TÚI LỆ - Khamgiodau
-
Viêm Túi Lệ: Triệu Chứng Và Những Cách điều Trị - Bệnh Viện Mắt
-
Tìm Hiểu Những Triệu Chứng Và Nguyên Nhân Của Bệnh Viêm Túi Lệ
-
Bệnh Tắc Lệ đạo Và Dấu Hiệu Nhận Biết | Vinmec
-
Phẫu Thuật Nối Thông Túi Lệ Nội Soi | Vinmec
-
Viêm Tắc Tuyến Lệ Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Viêm Túi Lệ, Chữa Thế Nào?