Viêm VA ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Biến Chứng Dấu Hiệu, điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Viêm VA là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhất là ở trẻ nhỏ từ 1 – 6 tuổi. Trẻ có thể mắc VA liên tục khoảng 4-6 đợt viêm cấp mỗi năm và trở thành mãn tính. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh viêm VA ở Việt Nam cao, song nhận thức về VA của người dân vẫn còn hạn chế hoặc chủ quan dẫn tới việc chậm trễ trong việc điều trị gây ra nhiều biến chứng đáng tiếc”. Theo BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
VA là từ viết tắt từ tiếng Pháp “Végétations Adénoides”, là tổ chức lympho nằm ở vòm mũi họng, vị trí cửa mũi sau. Khi thở, không khí đi vào mũi, qua VA rồi mới xuống họng vào phổi. VA là một phần thuộc vòng bạch huyết Waldeyer bao gồm: VA, amidan vòi, amidan khẩu cái, amidan đáy lưỡi. Vòng này bao xung quanh đường thở và đường ăn, còn được gọi là “hàng rào vệ sĩ” để bảo vệ cơ thể khỏi tất cả các vi khuẩn xâm nhập từ mũi và miệng.
Những “Vệ sĩ” tế bào bạch cầu tại VA chịu trách nhiệm “canh gác”, “nhận diện” và “xử lý” vi khuẩn đồng thời tạo ra kháng thể. Các kháng thể này được nhân rộng và tỏa đi khắp nơi, nhiều nhất là ở vùng mũi họng để bảo vệ cơ thể. Khi vi khuẩn tái xâm nhập, các kháng thể này sẽ tự động vô hiệu hóa và tiêu diệt ngay.
Bác sĩ Hằng cho biết: “VA bình thường chỉ dày khoảng 4-5mm, không cản trở đường thở. VA rất mỏng nhưng lại có cấu tạo xếp theo hình lá nên diện tiếp xúc với bên ngoài rất rộng để làm tốt nhiệm vụ của nó. VA có từ lúc chào đời nhưng rất nhỏ, từ 6 tháng tuổi, VA mới bắt đầu phát triển để làm nhiệm vụ miễn dịch. Ở giai đoạn dậy thì khoảng 9-10 tuổi, VA sẽ teo dần”.
Viêm VA là gì?
Viêm VA (sùi vòm mũi họng) là tình trạng VA bị vi khuẩn, vi rút tấn công gây ra viêm nhiễm, làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến người bệnh mệt mỏi, dễ mắc phải các bệnh lý về hô hấp.
Đây là một trong những căn bệnh đe dọa đường hô hấp phổ biến nhất và có thể gây biến chứng lên các cơ quan khác, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, thể chất ở trẻ em và ảnh hưởng đến sức khỏe của người lớn – Bác sĩ Hằng cho biết.
Đối tượng và độ tuổi có khả năng mắc viêm VA
Do VA phát triển ở giai đoạn dưới 6 tuổi nên bệnh viêm VA thường xuất hiện ở lứa tuổi mẫu giáo với tỷ lệ khoảng 20-30% các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên. Viêm VA cũng dễ xảy ra ở những nơi có thời tiết khắc nghiệt như mùa lạnh, không khí ẩm, mưa phùn là điều kiện lý tưởng để các loại nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
Triệu chứng viêm VA
1. Viêm VA cấp tính
Đối tượng trẻ mắc bệnh thường ở độ tuổi từ 1 – 4 tuổi, ít gặp hơn ở trẻ trên độ tuổi này. Trẻ bị viêm VA cấp tính thường có các dấu hiệu như sau:(1)
- Thường bị nghẹt mũi, nặng dần cả 2 bên khiến trẻ thở khó khăn, phải há miệng để thở, khi thở có tiếng khò khè, khụt khịt.
- Trẻ nhỏ có thể bỏ bú hoặc bú ngắt quãng do không thở được.
- Ho thường xuất hiện muộn hơn sau khi trẻ bị ngạt mũi do dịch từ mũi chảy xuống họng hoặc do bị khô cổ khi phải thở bằng miệng.
- Hơi thở có mùi hôi.
- Mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc.
- Một số bé có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, nôn trớ và đi ngoài phân lỏng.
- Trong các đợt viêm cấp có thể xuất hiện sốt từ 38-39 độ C.
- Có thể nghe kém do tắc vòi nhĩ.
Bác sĩ Hằng cho biết: “Những triệu chứng kể trên là dấu hiệu của viêm VA không biến chứng. Tức là bệnh chỉ gây viêm đơn thuần, chưa ảnh hưởng tới những cơ quan khác. Lúc này, trẻ cần được điều trị sớm tại bệnh viện để tránh phát triển thành mãn tính. Tình trạng mạn tính gần như không thể điều trị bằng nội khoa mà cần sử dụng những phương pháp can thiệp có xâm lấn khác.”
2. Viêm VA mạn tính
Viêm VA mạn tính là tình trạng xảy ra khi VA bị viêm cấp tính tái phát nhiều lần. Lúc này, VA đã mất đi tác dụng “vô hiệu hóa” vi khuẩn, virus và nấm mà thay vào đó lại bị xơ hóa và trở thành nơi “cư trú lý tưởng” của vi khuẩn. Khi bị viêm VA mãn tính, trẻ thường có các dấu hiệu như:
- Chảy mũi thường xuyên, nhiều hoặc ít, dịch khi trong khi đục, nhiều khi chảy mũi xanh kéo dài.
- Do nghẹt mũi kéo dài nên trẻ thường ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc, ngủ ngáy và có thể xuất hiện những cơn ngừng thở khi ngủ vô cùng nguy hiểm.
- Rối loạn phát triển khối xương mặt là biến chứng ở những trẻ bị viêm VA mạn tính.
Nguyên nhân gây viêm VA
Bình thường, VA là nơi cản trở vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào đường hô hấp, song VA cũng dễ bị vi khuẩn tấn công, trở thành ổ vi khuẩn gây viêm nhiễm đường hô hấp nếu miễn dịch giảm. Lý giải về vấn đề vì sao trẻ thường xuyên bị viêm VA, bác sĩ Hằng chia sẻ 4 nguyên nhân như sau:
- Nguyên nhân thứ nhất: VA nằm ở cửa mũi sau, trên lưỡi gà, là vùng đặc biệt khó thấy ở trẻ. Nếu chỉ thực hiện thăm khám và tầm soát thông thường (chỉ khám vùng mũi và họng bằng đèn khám thông thường) thì VA rất dễ bị bỏ sót.
- Nguyên nhân thứ 2: VA là 1 trong 5 thành phần cấu trúc lympho họng, có nhiệm vụ bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây hại gồm các loại vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập qua đường thở. Điều này có nghĩa, VA phải “đối mặt” 24/24 với những mầm bệnh. Do đó, chỉ cần sức đề kháng của trẻ suy yếu hoặc VA phải “làm việc” quá tải thì tình trạng viêm dễ dàng xảy ra. Khi bạch cầu không đủ sức chống chọi, vi khuẩn sẽ xâm chiếm VA và cư trú tại đây gây ra tình trạng viêm nhiễm. Nếu tình trạng nhiễm trùng xảy ra nhiều lần sẽ dẫn đến viêm VA mạn tính.
- Nguyên nhân thứ 3: Việc sử dụng thuốc kháng sinh không tuân theo bất cứ chỉ định nào của bác sĩ gây ra hiện tượng kháng thuốc kháng sinh, dẫn đến việc trẻ mắc VA uống thuốc mà không khỏi khiến bệnh kéo dài hoặc tái đi tái lại. Bên cạnh đó, thói quen áp dụng các mẹo chữa VA không có căn cứ khoa học từ các nguồn hướng dẫn không được kiểm chứng khiến cho tình trạng bệnh viêm VA ở trẻ nặng hơn cũng như nhiều hệ lụy không thể lường trước.
- Nguyên nhân thứ 4: VA có khả năng “đặc biệt” là tạo ra các chất màng bao bọc tổ chức của nó. Bình thường, VA có thể làm rất tốt việc bảo vệ hệ hô hấp và sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ mắc bệnh, chính khả năng tạo ra các chất màng lại ngăn chặn tác dụng của thuốc. Do đó, việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định sẽ gây ảnh hưởng đến việc điều trị không hiệu quả.
Các biến chứng do viêm VA gây ra
Viêm V.A không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh thường xuyên tái phát, có thể gây ra tình trạng mạn tính khiến trẻ chậm phát triển thể chất và tinh thần. Một trong số các biến chứng phổ biến do viêm VA lâu ngày trẻ có thể gặp phải bao gồm:
- Biến chứng ở tai: Thường gặp nhất là viêm tai giữa, viêm tai ứ mủ, viêm xương chũm cấp do dịch viêm ở mũi lan vào tai thông qua lỗ vòi tai. Các bệnh về tai do biến chứng của viêm VA như viêm tai giữa thanh dịch thường tiến triển âm thầm, có thể không gây đau đớn nhưng lại làm giảm thính lực, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển ngôn ngữ, học tập của trẻ.
- Biến chứng ở mũi xoang: Viêm mũi xoang nếu không được điều trị đúng cách cũng có thể dẫn đến một vài biến chứng nguy hiểm hơn như viêm tấy tổ chức hốc mắt; Viêm thanh quản, khí quản, phế quản, viêm phổi; Nếu viêm xoang mũi kết hợp với viêm amidan quá phát còn gây biến chứng ngủ ngáy và các cơn ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy hô hấp, vô cùng nguy hiểm cho trẻ.
- Dị dạng sọ mặt: Biến chứng rối loạn phát triển khối xương mặt từ viêm VA mãn tính là do trẻ thường xuyên dùng miệng để thở, mũi ít được sử dụng nên qua nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, mũi tẹt, trán dô, mặt dài, hàm trên vẩu, hàm dưới hẹp, không thể khép miệng, vẻ mặt kém lanh lợi do tình trạng thiếu oxy kéo dài. Trong trường hợp này, bác sĩ Hằng lưu ý: “Các dấu hiệu của viêm VA có thể không xuất hiện đầy đủ khi trẻ mắc bệnh và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp trên khác, vì vậy bố mẹ nên cho con tới các trung tâm y tế uy tín khi trẻ có các biểu hiện bất thường. Không nên tự ý điều trị bệnh cho trẻ ở nhà khi chỉ dựa vào các thông tin không xác thực.”
Biện pháp chẩn đoán viêm VA
Nội soi đường mũi là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán viêm VA hiện nay. Bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng viêm thông qua các hình ảnh từ nội soi như sau:
- Phì đại độ 1: 25% cửa mũi sau bị che lấp
- Phì đại độ 2: 50% cửa mũi sau bị che lấp
- Phì đại độ 3: Dưới 75% cửa mũi sau bị che lấp
- Phì đại độ 4: Trên 75% cửa mũi sau bị che lấp
Phương pháp điều trị viêm VA
Để lựa chọn phương pháp điều trị viêm VA, các bác sĩ thường dựa vào các giai đoạn cũng như tính chất của bệnh sau khi chẩn đoán. “Chẩn đoán viêm VA bằng nội soi tai mũi họng qua đường mũi là phương pháp tốt nhất hiện nay để phát hiện VA cũng như đánh giá được kích thước của VA theo phân độ quá phát và tình trạng viêm của VA”. – Bác sĩ Hằng chia sẻ.
1. Đối với viêm VA cấp tính
Trẻ cần được điều trị nội khoa, phối hợp uống các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm. Việc cho trẻ sử dụng thuốc cần nghiêm túc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được cho trẻ sử dụng lại đơn thuốc cũ hoặc dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ.
2. Đối với viêm VA mạn tính
Tùy vào mức độ viêm, bác sĩ sẽ chỉ định nạo VA cho trẻ. Theo bác sĩ Hằng, trẻ sẽ được chỉ định nạo VA trong các trường hợp sau:
- VA bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần (trên 5 lần/năm), kéo dài, đã đi kèm biến chứng khác. Những lần mắc bệnh này phải do sự chẩn đoán chính xác từ bác sĩ.
- VA quá phát, phì đại to gây nghẹt mũi kéo dài, không đỡ dù đã được điều trị nội khoa, dùng thuốc; Có chứng ngưng thở khi ngủ; Khó nuốt và khó nói. Với trường hợp này, khi bác sĩ tiến hành nội soi sẽ cho kết quả viêm VA ở cấp độ 3 và 4.
“Nhiều phụ huynh cho rằng sau khi nạo VA, sức đề kháng của trẻ sẽ kém đi do phá bỏ mất một phần hàng rào miễn dịch. Thực chất khi đã bị viêm mãn tính ở mức độ nặng, VA sẽ mất đi chức năng vốn có và trở thành “ngôi nhà” của vi khuẩn. Trong những trường hợp này, việc tiến hành nạo VA là cần thiết để bảo vệ trẻ khỏi ổ vi khuẩn.
Tuy nhiên, để tránh lạm dụng phẫu thuật, chỉ định nạo VA cần được thực hiện đúng quy trình dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và nội soi do các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng thực hiện. Hiện nay, đã có các phương pháp phẫu thuật hiện đại, có thể áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi và hầu như không gây biến chứng” – Bác sĩ Hằng chia sẻ.
Bác sĩ bệnh viện Tâm Anh hướng dẫn các bước chuẩn bị trước khi nạo VA
Trước khi nạo VA, trẻ nên được chuẩn bị như sau:
- Xét nghiệm: Tại khoa Tai mũi họng – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh các bác sĩ sẽ đề nghị làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng đông máu và số lượng tế bào máu bằng hệ thống xét nghiệm huyết học sinh hóa hiện đại. Xét nghiệm trước mổ giúp bác sĩ có thể xác định được tình trạng chảy máu của bệnh nhân trong quá trình mổ và sau mổ.
- Không được dùng thuốc không theo chỉ định: Vào tuần trước ngày nạo VA, người bệnh không được dùng bất cứ thuốc gì làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu ibuprofen hay aspirin. Thuốc giảm đau, hạ sốt (Paracetamol) có thể được dùng để giảm đau, nhưng nếu không biết chắc chắn loại thuốc nào có thể dùng được, người bệnh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ Tâm Anh.
- Không được ăn hoặc uống gì từ sau nửa đêm, một ngày trước phẫu thuật: Nếu bác sĩ kê thuốc uống trước khi phẫu thuật, thì có thể uống thuốc với một ngụm nước nhỏ.
- Người bệnh sẽ được thăm khám với bác sĩ tiền mê: để kiểm tra tổng quát các bệnh lý khác liên quan trước khi mổ.
1. Nạo VA được thực hiện như thế nào?
- Nạo VA được thực hiện tại phòng mổ dưới gây mê (dùng thuốc làm cho trẻ ngủ mê khoảng 30 phút) tại bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, với đội ngũ bác sĩ gây mê hồi sức tay nghề cao, có bác sĩ chuyên gây mê cho trẻ em..
- Nạo VA thường được thực hiện nội soi qua đường miệng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa một dụng cụ phẫu thuật nhỏ vào miệng của trẻ để đỡ cho miệng mở rộng, sau đó nạo VA bằng Coblator (dùng thiết bị sử dụng sóng Radio công nghệ plasma với nhiệt độ thấp để nạo VA và giúp cầm máu tại chỗ). Phương pháp này không cần khâu vết thương.
- Nếu như phương pháp truyền thống là dùng thìa nạo inox để nạo VA chiếm nhiều thời gian và có thể chảy máu, thì việc áp dụng kỹ thuật máy Coblator và dao Plasma với lưỡi dao mỏng, thiết kế dẹt giúp bác sĩ cắt đốt cầm máu tại chỗ và nhanh hơn. Không chỉ vậy, lưỡi dao có thể linh hoạt thay đổi được hình dạng và góc độ giúp bác sĩ thao tác được dễ dàng hơn trong phẫu trường hẹp; đồng thời bác sĩ có thể đưa dao plasma tới những vị trí sâu và khó nhất, giúp lấy bỏ toàn bộ tổ chức viêm mạn tính quá phát, rút ngắn tối đa thời gian phẫu thuật. Nhờ đó, trẻ có thể ra viện chỉ sau 24h để trở lại sinh hoạt như bình thường.
- Khi thủ thuật kết thúc, trẻ sẽ được vào phòng hồi sức cho đến khi tỉnh lại. Khi trẻ tỉnh có thể nói chuyện và ăn uống bình thường.
- Thông thường trẻ được xuất viện trong ngày hoặc vào sáng hôm sau, tái khám sau 1 tuần.
2. Những lưu ý sau khi trẻ phẫu thuật nạo VA
- Nạo VA thường không gây đau nhiều, ít biến chứng, nhưng như bất kỳ loại phẫu thuật nào, nạo VA cũng có thể tiềm ẩn một số rủi ro bao gồm: Chảy máu và nhiễm trùng ở vị trí mổ; Rủi ro liên quan đến gây mê như phản ứng do dị ứng thuốc và các vấn đề về hô hấp, nhưng với tỉ lệ rất thấp (< 10%).
- Phụ huynh cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu trẻ bị dị ứng với bất cứ loại thuốc nào
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm VA ở trẻ
Để con có một cơ thể khỏe mạnh và một sức khỏe tốt, phụ huynh cần nắm vững những biện pháp phòng ngừa viêm VA như sau:
- Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lạnh mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể trẻ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tăng sức đề kháng
- Giữ vệ sinh vùng mũi họng để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh lý tai mũi họng
- Giữ ấm vùng đầu, cổ, ngực, hai bàn chân cho trẻ khi trời lạnh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa
- Giữ vệ sinh môi trường sống, hạn chế để trẻ tiếp xúc với khói bụi, hóa chất,…
- Thăm khám ngay với bác sĩ chuyên khoa khi xuất hiện các triệu chứng tai mũi họng
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh viêm VA ở trẻ
1. Trẻ bị viêm VA nên ăn gì?
Khi trẻ bị viêm VA, phụ huynh nên cho trẻ ăn các thực phẩm sau đây:
- Các loại rau xanh và trái cây có nhiều vitamin C…, giúp tăng cường sức đề kháng, làm giảm tình trạng viêm VA.
- Các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như ngũ cốc, sữa, trứng gà…
- Uống nhiều nước.
2. Viêm VA kiêng ăn gì?
Dưới đây là một số thực phẩm nên tránh khi trẻ bị viêm VA:
- Tuyệt đối tránh các thức ăn mà trẻ bị dị ứng.
- Hạn chế các thức ăn lạnh, cay chua, nhiều gia vị.
3. Viêm VA có lây không?
Theo BSNT.CKII Trần Thị Thúy Hằng, viêm VA không có khả năng lây trực tiếp từ người này sang người khác, nhưng các tác nhân vi khuẩn và virus gây bệnh có thể lây lan qua đường mũi họng khi người bệnh ho, hắt xì. Vì thế, phụ huynh hướng dẫn trẻ vệ sinh mũi họng nếu trẻ có tiếp xúc với người bệnh viêm VA có triệu chứng hô hấp.
4. Sự khác biệt giữa viêm VA và viêm amidan?
Đều là bệnh lý tai mũi họng thường gặp nhưng viêm VA và viêm amidan có nhiều điểm khác biệt mà phụ huynh có thể nhận biết như sau:
- Viêm VA cấp gây sốt, chảy mũi, nghẹt mũi, hơi thở có mùi. Viêm VA mạn tính thì tình trạng nghẹt mũi chảy mũi kéo dài, ngủ ngáy, phải thở bằng miệng.
- Viêm Amidan cấp gây sốt, nuốt đau, vướng họng. Tình trạng viêm amidan mạn tính khiến trẻ hay sốt nhiều đợt, ngứa rát họng, ho đàm. Đôi khi trẻ gặp tình trạng ngủ ngáy, thở khò khè khi viêm amidan quá phát.
Để tìm hiểu nguyên nhân cũng như điều trị tình trạng viêm VA, bạn có thể đến Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang áp dụng công nghệ máy Coblator và dao Plasma hiện đại nhất để phẫu thuật nạo viêm VA cho trẻ. Đây là kỹ thuật tiên tiến, an toàn, hiệu quả, nhanh chóng nhất hiện nay, được giới chuyên môn ưu tiên áp dụng vì thời gian phẫu thuật nhanh chóng; Dao Plasma có khả năng cắt, đốt và cầm máu đồng thời ngay trong khi mổ, giảm thiểu tối đa nguy cơ chảy máu; Hạn chế tổn thương các mô xung quanh nhờ sóng năng lượng phá hủy các mô bị viêm với nhiệt độ phù hợp, không gây bỏng; Không biến chứng; Ít đau đớn, trẻ có thể ra viện trong vòng 24 giờ sau mổ, hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Từ khóa » Khi Nào Nạo Va Cho Trẻ
-
Nạo VA Có Nguy Hiểm Không? Khi Nào Nên Nạo VA Cho Bé? | Vinmec
-
Độ Tuổi Nào Có Thể Nạo VA Cho Trẻ? | Vinmec
-
Nạo VA ở Trẻ Em Có Thực Sự Cần Thiết Hay Không? | TCI Hospital
-
Nạo VA Mũi ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không? Khi Nào Bé Cần Nạo VA?
-
Khi Nào Cần Nạo V.A Cho Trẻ? | Bệnh Viện Quốc Tế Vinh
-
Có Nên Cắt Amidan Và Nạo V.A Cho Trẻ Hay Không?
-
Va Và Phẫu Thuật Nạo Va - Bệnh Viện FV
-
Có Nên Nạo V.A Cho Trẻ Không? - BookingCare
-
Khi Nào Cần Nạo VA Hoặc Cắt Amidan Cho Trẻ
-
Khi Nào Cần Nạo VA Cho Trẻ - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến Thức Y ...
-
Nên Nạo VA Và Cắt Amidan Cho Trẻ Khi Nào
-
Khi Nào Cần Nạo VA Cho Trẻ? - Tuổi Trẻ Online
-
Phương Pháp Nạo VA: Khi Nào Cần Thực Hiện Và Lưu ý điều Gì?
-
KHI NÀO CẦN NẠO VA/ AMIDAN CHO TRẺ?