Viêm VA ở Trẻ Khi Nào Nguy Hiểm? - Cục Y Tế Dự Phòng

Về trang chủ VI EN Trang chủ GIỚI THIỆU Lãnh đạo đơn vị Chức năng, nhiệm vụ Tổ chức và cơ chế hoạt động Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng TIN TỨC - SỰ KIỆN Tin địa phương Tin chuyên ngành Tin chỉ đạo Tin cũ HOẠT ĐỘNG Phòng chống bệnh truyền nhiễm Phòng chống bệnh không lây nhiễm Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học Y tế cộng đồng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học Hợp tác quốc tế Chỉ đạo tuyến HỆ THỐNG VĂN BẢN Văn bản quy phạm pháp luật Thủ tục hành chính Văn bản chỉ đạo điều hành Văn bản dự thảo - góp ý HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ Thư điện tử công vụ Hệ thống văn bản điện tử vi en
  • home home
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
    • Lãnh đạo đơn vị
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Tổ chức và cơ chế hoạt động
    • Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng
  • TIN TỨC - SỰ KIỆN
    • Tin địa phương
    • Tin chuyên ngành
    • Tin chỉ đạo
    • Tin cũ
  • HOẠT ĐỘNG
    • Phòng chống bệnh truyền nhiễm
    • Phòng chống bệnh không lây nhiễm
    • Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học
    • Y tế cộng đồng
    • Đào tạo - Nghiên cứu khoa học
    • Hợp tác quốc tế
    • Chỉ đạo tuyến
  • HỆ THỐNG VĂN BẢN
    • Văn bản quy phạm pháp luật
    • Thủ tục hành chính
    • Văn bản chỉ đạo điều hành
    • Văn bản dự thảo - góp ý
  • HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ
    • Thư điện tử công vụ
    • Hệ thống văn bản điện tử

Thứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM

11 / 1 / 2021

Tin tức

Tin tức

  • Tin cũ

​Viêm VA ở trẻ khi nào nguy hiểm?

21/02/2019 In bài viết

  • Video
  • Album

Viêm VA là bệnh thường gặp trong tai mũi họng. VA là tổ chức lympho ở vòm mũi họng, khi tổ chức này viêm và quá phát thành khối to (gọi là sùi vòm họng) thì sẽ gây cản trở tới việc hít thở không khí. VA phát triển đến 6 tuổi thì hết, cá biệt có thể thấy ở người lớn. Viêm VA là bệnh thường gặp trong tai mũi họng. VA là tổ chức lympho ở vòm mũi họng, khi tổ chức này viêm và quá phát thành khối to (gọi là sùi vòm họng) thì sẽ gây cản trở tới việc hít thở không khí. VA phát triển đến 6 tuổi thì hết, cá biệt có thể thấy ở người lớn. Cách phát hiện sớm Viêm VA là bệnh lý thường gặp ở trẻ em vào mùa lạnh. Tuy nhiên, do dấu hiệu dễ trùng với những bệnh hô hấp thông thường như viêm họng, viêm mũi họng nên có thể gây nhầm lẫn. VA là một tổ chức lympho (bạch huyết) nằm ở nóc vòm, sau cửa mũi sau. Khi hít vào, không khí sẽ vào mũi, đi qua VA rồi vào khí quản và phổi. VA có từ khi trẻ mới lọt lòng, lúc chưa bị viêm có kích thước nhỏ (khoảng từ 4 - 5mm), rất mỏng, xếp theo hình lá nên dễ tiếp xúc với bên ngoài và với kích thước này thì đường thở hoàn toàn bình thường. Từ 6 tháng tuổi thì VA phát triển dần dần với chức năng miễn dịch nhằm ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật, nói chung đến khoảng từ 6 - 7 tuổi thì teo hết, chỉ để lại vết ở tuổi dậy thì. Viêm VA thường có 2 loại: viêm VA cấp tính và viêm VA mạn tính. Viêm VA cấp tính thường xảy ra ở trẻ ngay từ khi từ 6 - 7 tháng tuổi cho đến từ 4 - 7 tuổi (đôi khi gặp ở trẻ lớn hơn). Trẻ thường có sốt cao trên 380C kèm theo chảy nước mũi. Nước mũi ở những ngày đầu còn trong, lỏng sau đó dặc dần và có mủ. Trẻ thường bị ngẹt mũi, nhất là lúc trẻ ngủ hoặc thể hiện rõ ở các trẻ đang bú mẹ (trẻ bú không được liên tục mà thỉnh thoảng phải nhè đầu ti ra để thở và khóc). VA hay amidan nếu viêm quá phát sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm không thể xem thường. Hầu hết trẻ bị ho và nếu có biến chứng viêm phế quản thì càng khó thở hơn, nhất là dạng viêm phế quản co thắt ở một số trẻ. Sức khoẻ của trẻ giảm dần nên trẻ mệt mỏi, biếng ăn, ngủ kém hay quấy khóc, hơi thở hôi. Viêm VA cấp tính cũng có thể biểu hiện rất nhẹ, chưa ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ và trẻ vẫn ăn, uống, chơi, ngủ bình thường như các trẻ khác nên bố mẹ thường xem nhẹ hoặc bỏ qua. Viêm VA cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì rất dễ chuyển thành dạng viêm VA mạn tính (VA quá phát). Viêm VA mạn tính là dạng viêm kéo dài, thường biểu hiện nghẹt mũi và chảy mũi mạn tính. Nước mũi đặc, có mủ và chảy ra suốt ngày, nếu VA bị viêm bởi loại trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) thì nhày mũi có màu xanh, vì vậy người ta thường nói là thò lò mũi xanh. Nghẹt mũi trong viêm VA mạn tính thường nghẹt cả ngày lẫn đêm, làm cho trẻ khó thở, vì vậy trẻ thường thở bằng miệng kèm theo ngủ ngáy to và thỉnh thoảng có cơn ngừng thở rất nguy hiểm. Cần tuân thủ điều trị Khi trẻ bị viêm VA, dù ít dù nhiều cũng làm ảnh hưởng đến đường thở của trẻ do VA bị viêm sưng tấy, to ra gây cản trở lưu thông không khí, từ đó làm cho não bộ của trẻ thiếu dưỡng khí (oxy). Trẻ khó thở và phải thở bằng đường miệng khi ngủ sẽ làm cho biến dạng một số bộ phận như da xanh, răng bị vẩu, mọc lệch, môi trên bị kéo xệch lên, môi dưới thỏng xuống làm cho bộ mặt của trẻ thay đổi. Người ta thường nói trẻ có bộ mặt VA bởi vì khi trẻ bị viêm VA mạn tính (VA quá phát) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của mũi (vì trẻ thở bằng mồm) cho nên làm cho chóp mũi trở nên nhỏ hơn, xương hàm trên phát triển kém, răng hàm trên mọc lệch, cằm của trẻ bị nhô ra và to hơn. Việc điều trị cho trẻ viêm VA như thế nào là do bác sĩ khám bệnh cho trẻ chỉ định. Có thể điều trị nội khoa (dùng thuốc) nếu trẻ mới bị lần đầu, nhưng có thể điều trị ngoại khoa (nạo VA). Các bậc phụ huynh nên lưu ý rằng chỉ nạo VA khi chưa có biến chứng mới có tác dụng ngăn ngừa biến chứng do viêm VA gây ra, nếu khi đã có biến chứng rồi thì nạo VA cũng không còn tác dụng ngăn ngừa biến chứng nữa. Nạo VA là một thủ thuật đơn giản đối với một bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng thực thụ (không nên hiểu lầm giữa nạo VA và cắt amidan). Thủ thuật nạo VA có thể được tiến hành có gây mê hoặc gây tê tại chỗ và diễn ra trong vòng vài ba phút. Nạo VA thường không có biến chứng gì, sau khi nạo khoảng nửa tiếng đến 1 giờ là có thể về nhà, không cần kiêng nói và ăn uống bình thường. Lời khuyên của thầy thuốc Bên cạnh các hậu quả xấu do bị viêm VA để lại thì khi bị viêm VA, trẻ cũng có thể bị biến chứng thành một số bệnh khác nặng hơn, nguy hiểm hơn - đó là viêm phế quản. Viêm phế quản xảy ra chỉ sau vài ngày bị viêm VA cấp, trẻ vẫn tiếp tục sốt cao, ho nhiều hơn, khó thở, môi tím, cánh mũi phập phồng. Viêm phế quản do biến chứng của viêm VA rất nguy hiểm cho trẻ nhưng dễ bỏ sót bởi vì người nhà của trẻ cứ tưởng trẻ chỉ viêm VA. Vì vậy, cần hết sức cảnh giác để nhanh chóng cho trẻ đi khám bệnh. Không nên chủ quan khi trẻ bị viêm VA bởi vì sẽ có nhiều biến chứng xảy ra đối với trẻ cả về kém phát triển thể chất đến cả kém phát triển về trí tuệ do não bộ luôn thiếu oxy bởi không khí lưu thông bằng đường mũi bị cản trở. Không nên tự mua thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ. Việc tự dùng thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ khi sốt là hoàn toàn không đúng bởi kháng sinh không phải là loại thuốc chữa bách bệnh. Khi trẻ sốt cao mà chưa kịp đưa trẻ đi khám bệnh thì nên dùng khăn sạch nhúng nước ấm để lau cho trẻ. Cần lau cho trẻ ở nách, bẹn, cổ và đắp khăn ấm lên trán. Không dùng nước lạnh hoặc nước đá để chườm hoặc đắp lên trán cho trẻ bởi vì làm như vậy sẽ cản trở sự thoát nhiệt của trẻ. Nếu trẻ sốt trên 38 độ (khi có cặp nhiệt), có thể hạ nhiệt bằng cách cho uống hoặc đặt hậu môn (viên đạn) thuốc paracetamol với liều lượng theo cân nặng của trẻ. Viêm VA cũng có thể dẫn đến viêm tai giữa cấp tính, nếu là biến chứng của viêm VA cấp thì thường trẻ bị viêm tai giữa cấp tính có mủ. Trẻ cũng sốt cao, quấy khóc nhiều do đau nhức trong tai, một số trẻ có thể bị tiêu chảy. Tiêu chảy ở đây không phải là do trẻ nuốt phải mủ của VA viêm mà do phản xạ thần kinh gây kích thích nhu động ruột, làm tăng nhu động ruột và làm cho trẻ bị tiêu chảy (khi hết viêm tai giữa thì trẻ cũng hết tiêu chảy). Viêm tai giữa cấp có thể có mủ chảy ra. Đối với viêm VA mạn tính, kéo dài có thể đưa đến viêm tai giữa thanh dịch, dịch chảy ra trong hơn, trẻ sốt nhẹ và loại viêm tai giữa thanh dịch cũng ít gây nguy hiểm hơn là viêm tai giữa cấp tính có mủ. Ngoài ra, khi trẻ bị viêm VA có thể làm viêm thanh quản cấp hoặc mạn tính làm cho trẻ sốt tăng lên (cấp tính), giọng nói khàn (có khi mất tiếng). Viêm VA cũng là một trong các nguyên nhân chính gây viêm amidan ở trẻ đã có amidan. Viêm amidan cũng có thể cấp tính và mạn tính. Viêm amidan cấp tính do biến chứng của VA sẽ làm cho trẻ sốt cao, đau họng, nuốt vướng. Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Admin

Chia sẻ:

Tin tức liên quan

Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng và biện pháp khắc phục

Theo BS Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội thì trẻ em bị suy dinh dưỡng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân đơn giản nhất, một phần trong đó là trách nhiệm của cha mẹ.

Xem chi tiết Next

Đái tháo đường và lao phổi: Mối liên quan nguy hiểm

Lao là một bệnh truyền nhiễm, còn đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính không lây nhiễm. Đây là hai loại bệnh khác nhau nhưng lại có liên quan tới nhau: ĐTĐ là một trong những yếu tố thúc đẩy cho bệnh lao tiến triển.

Xem chi tiết Next

Chăm sóc trẻ mắc hen khi trời rét

Trong thời tiết lạnh ẩm thất thường, các bệnh hô hấp ở trẻ em gia tăng, trong đó có bệnh hen. Hen phế quản (suyễn) là bệnh hô hấp mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em. Bệnh cần được kiểm soát kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Xem chi tiết Next

Xử trí đúng cách khi trẻ sốt cao

Khi trẻ bị sốt cao là dấu hiệu trẻ đang bị một bệnh nào đó. Một trong những nguyên nhân hay gặp khi thời tiết nắng nóng là cảm nhiệt. Ngoài ra, sốt có thể gặp trong các bệnh cấp tính khác nhất là viêm đường hô hấp. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần biết cách xử trí tại nhà trước khi đưa trẻ tới cơ sở y tế khám tìm nguyên nhân.

Xem chi tiết Next
  • Tin nổi bật
  • Tin chỉ đạo
  • Tin địa phương

Tin tức nổi bật

Tình hình phản ứng sau tiêm chủng quý II năm 2024

Thủ tướng Chính phủ gửi Công điện đề nghị các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Chính phủ phê duyệt Đề án Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030

Thong ke Top

Từ khóa » Viêm Họng ở Trẻ Em Như Thế Nào