Viêm Xơ Thanh Quản: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Phòng Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Viêm xơ thanh quản là căn bệnh được nhắc đến nhiều trong giới nghệ sĩ – những người làm công việc phải nói nhiều như ca sĩ hay MC với nỗi lo không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến câm vĩnh viễn.
Thanh quản là bộ phận có chức năng phát âm và dẫn truyền hơi thở, được cấu tạo từ các sợi dây chằng, sụn và các cơ.
Xơ dây thanh quản là tình trạng dây thanh bị tổn thương dạng có khối u nhỏ có chân rộng, mọc cả 2 bên dây thanh gọi là hạt xơ. Các hạt xơ thường mọc ở cả 2 dây thanh và đối xứng nhau với kích thước tương đương.
Bệnh thường gặp ở những người có thời gian dài nói nhiều, nói lớn, nói liên tục như giáo viên, MC, diễn giả…. Do nói nhiều, nhóm người này dễ mắc tổn thương dây thanh, khiến niêm mạc sung huyết, phù nề. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới viêm thanh quản mạn tính, gây khàn tiếng, mất tiếng, khó khăn trong giao tiếp.
Bệnh không phân biệt lứa tuổi và tỷ lệ gặp ở nữ giới cao hơn nam giới.
Ảnh: Nhóm người nói nhiều như ca sĩ, người buôn bán hay MC rất dễ mắc viêm xơ thanh quản.
Triệu chứng viêm xơ thanh quản
– Khàn tiếng: Lúc đầu là khàn tiếng từng đợt, được điều trị và hạn chế nói, ngoài đợt giọng nói có thể trở lại bình thường, là do niêm mạc bờ tự do dây thanh mới chỉ quá phát chưa xơ hoá nên còn có thể co hồi trở lại bình thường. Sau dần khàn tiếng liên tục. Có thể khàn tiếng mức độ nhẹ, mức độ vừa, mức độ nặng tuỳ thuộc hạt xơ dây thanh to nhỏ và mức độ nhược cơ dây thanh.
– Nói mất hơi, do thanh môn hở rộng khi nói.
– Soi thanh quản gián tiếp: Hạt xơ dây thanh to bằng hạt tấm, 1/2 hạt gạo, hạt lúa mì ở bờ tự do dây thanh vị trí 1/3 trước và giữa. Có thể hai bên đối xứng nhau hoặc một bên. Khi phát âm có 2 khe hở thanh môn, một ở 1/3 trước và một ở 2/3 sau. Có thể thấy hình ảnh nhược dây thanh, khe hở thanh môn hình thoi hoặc hình tam giác. Niêm mạc dây thanh thường thấy bị viêm mạn tính. Có thể thấy một ít dịch nhầy thành sợi dính ở thanh môn trên mặt dây thanh.
Nguyên nhân dẫn đến xơ dây thanh quản
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm xơ dây thanh quản, trong đó phải kể tới:
- Viêm thanh quản mạn tính không được điều trị dứt điểm.
- Những người phải nói nhiều, nói to, nói liên tục trong nhiều giờ liền như giáo viên, người bán hàng, thuyết trình do dây thanh phải hoạt động nhiều.
- Người nghiện rượu, nghiện thuốc lá cũng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
- Mắc bệnh viêm họng, viêm xoang mạn hay mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản kéo dài.
Ảnh: Viêm xơ thanh quản có thể dẫn đến biến chứng câm.
Viêm xơ thanh quản nguy hiểm như thế nào?
Phần lớn các trường hợp xơ dây thanh đều không phải là bệnh lý ác tính nhưng lại khá nguy hiểm với bệnh nhân nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách. Bệnh nhân bị hạt xơ dây thanh quản nếu không được điều trị kịp thời sẽ xuất hiện tình trạng đờm có máu, cổ mọc hạch…
Các biến chứng nguy hiểm thường gặp là:
- Mất giọng: Khi bị viêm xơ thanh quản ở mức độ nặng thì tình trạng khản tiếng thường trở nên nghiêm trọng hơn, họ sẽ bị mất giọng, không thể giao tiếp nói chuyện giao lưu, ảnh hưởng đến công việc, học tập và cuộc sống.
- Bị sưng họng: Bệnh nhân viêm xơ dây thanh quản sẽ thường gặp tình trạng sưng họng, khi nuốt thức ăn sẽ có cảm giác đau rõ rệt.
- Đến giai đoạn nặng hơn, khản tiếng sẽ nghiêm trọng và xuất hiện liên tục, nguy hiểm hơn sẽ xuất hiện tình trạng máu dính trong đờm, cổ mọc hạch nhiều dần lên.
Như vậy, viêm xơ dây thanh quản không chỉ ảnh hưởng đến việc giao tiếp mà còn có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Hơn nữa, bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công việc, đặc biệt với những người mà tính chất công việc phải dùng giọng nói thì điều đó vô tình làm giảm hiệu suất công việc, đôi khi có nhiều người phải bỏ việc do không thể đáp ứng yêu cầu.
Phòng ngừa viêm xơ thanh quản
Đối với những người đã bị bệnh và được điều trị, cần có biện pháp phòng ngừa tái phát bằng cách luyện âm để phát âm chuẩn, giảm bớt tác động và tổn thương lên dây thanh.
Để phòng ngừa loại bệnh này, cách đơn giản là trong giao tiếp hằng ngày mọi người nên nói vừa phải, nói ít lại, nhất là với những người bị trào ngược dạ dày, viêm amidan mãn tính. Bên cạnh đó, khi phát hiện khàn tiếng thì hạn chế nói lớn, hoặc có thể ngừng nói trong vài hôm. Ngoài ra việc ngủ đúng giờ cũng là cách giúp tăng sức đề kháng, hạn chế hình thành hạt xơ dây thanh quản. Với những người thường xuyên nói nhiều thì nên dùng các dụng cụ hỗ trợ như micro, loa… Súc miệng bằng nước muối hàng ngày cũng có tác dụng bảo vệ họng, phòng bệnh rất tốt.
Có thể bạn quan tâm
- Viêm loét dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng bệnh
- Viêm gan siêu vi B: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh
- Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
- Viêm loét đại tràng: Nguyên nhân – Triệu chứng – Phương pháp điều trị
Từ khóa » Viêm Hạt Xơ Thanh Quản
-
Hạt Xơ Dây Thanh Quản: Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Điều Trị Hạt Xơ Dây Thanh Quản Bằng Phẫu Thuật Nội Soi | Vinmec
-
Điều Trị Viêm Xơ Thanh Quản | Vinmec
-
HẠT XƠ DÂY THANH: NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN VÀ CÁCH ...
-
BỆNH HẠT XƠ DÂY THANH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
-
Polyps Dây Thanh, Hạt Xơ Và U Hạt - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng
-
Tìm Hiểu Về Hạt Xơ Dây Thanh Quản | TCI Hospital
-
Hạt Xơ Dây Thanh Quản Là Gì? Chữa Trị Như Thế Nào? - Thuốc Dân Tộc
-
Bệnh Hạt Xơ Dây Thanh - Nguyên Nhân Và Phương Pháp điều Trị
-
Mổ Hạt Xơ Dây Thanh Có Nguy Hiểm Không?
-
U Xơ Thanh Quản: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Phù Hợp
-
Chi Phí Phẫu Thuật Cắt Hạt Xơ Dây Thanh Là Bao Nhiêu Tiền?
-
Một Vài Nét Về Viêm Thanh Quản Mạn Tính | Sở Y Tế Nam Định
-
Phiếu Tóm Tắt Thông Tin điều Trị Bệnh Hạt Xơ Dây Thanh