Viêm Xoang Mũi Dị ứng: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị

Viêm xoang mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp ở đất nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như nước ta. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng bệnh lý này có thể tiến triển và gây nhiều biến chứng xấu đối với sức khỏe. Tham khảo những thông tin dưới đây để biết thêm về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết viêm xoang mũi để kịp thời có những biện pháp điều trị và phòng tránh kịp thời bạn nhé!

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết viêm xoang dị ứng
    • 1.1 Nguyên nhân gây viêm xoang mũi dị ứng
    • 1.2. Dấu hiệu giúp bạn nhận biết viêm xoang mũi dị ứng
  • 2. Phương pháp điều trị viêm xoang dị ứng hiện nay
  • 3. Làm sao để phòng ngừa viêm xoang mũi?

1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết viêm xoang dị ứng

Viêm xoang là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam hiện nay, bệnh gây đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày của người bệnh. Cần nằm rõ những nguyên nhân, dấu hiệu bệnh lý điển hình để chẩn đoán được chính xác và có phương án để điều trị bệnh lý. Dưới đây là những nguyên nhân và dấu hiệu thường gặp nhất:

1.1 Nguyên nhân gây viêm xoang mũi dị ứng

Viêm xoang dị ứng có thể gây nên do rất nhiều những nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân chính là sự mất cân bằng dị ứng kết hợp với cơ địa nhạy cảm và tiếp xúc với dị nguyên. Các yếu tố có thể gây nên viêm xoang dị ứng bao gồm:

– Do cơ địa nhạy cảm thường do yếu tố di truyền.

– Do tiếp xúc với những yếu tố dị nguyên gây dị ứng.

– Do dị ứng qua đường thở: Bụi, mọt, phấn hoa hay lông động vật.

– Do dị ứng với những thành phần của thuốc như kháng sinh, aspirine, penicillne,..

– Do mất cân bằng dị ứng.

– Do rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là ở nữ giới.

– Do thời tiết thay đổi thất thường: Độ ẩm, nhiệt độ, nồng độ của các ion trong khí quyển thay đổi thất thường,… có thể gây nên viêm xoang dị ứng.

– Do yếu môi trường ô nhiễm. Rác thải, hóa chất có thể là những tác nhân gây xoang mũi dị ứng.

– Do lối sống thiếu lành mạnh, ăn uống nhiều chất béo, lười vận động.

– Do các loại virus và vi khuẩn: Một số các loại virus hoặc vi khuẩn có thể làm tăng tính phẩn ứng với dị nguyên và làm giảm khả năng bảo vệ niêm mạc của mũi.

Viêm xoang mũi nên điều trị như thế nào?

Cơ đị dị ứng với phấn hoa có thể là nguyên nhân gây nên viêm xoang dị ứng

1.2. Dấu hiệu giúp bạn nhận biết viêm xoang mũi dị ứng

Khi mắc viêm xoang mũi dị ứng người bệnh có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Tuy nhiên, những dấu hiệu dưới đây được đánh giá là thường gặp nhất:

– Người bệnh thường bị cay, nhột phía trong mũi và hắt hơi liên tục.

– Mắt ngứa, cay, đỏ và thường đi kèm với tình trạng chảy nước mắt.

– Kết mạc và vòm họng có cảm giác bỏng.

– Nước mũi tiết ra liên tục và chất lỏng trong như nước lã.

– Đau đầu, uể oải và người dễ đổ mồ hôi.

– Đôi khi đi kèm các triệu chứng như viêm họng, sưng amidan, viêm phế quản.

– Xuất hiện cảm giác ngứa mũi, có dịch đờm ở cuống họng.

Ngoài ra, người bệnh thường có cảm giác ngạt mũi xảy ra vào sáng sớm khi thức dậy. Viêm xoang mũi có thể tái đi tái lại nhiều lần trong năm.

Viêm xoang mũi dị ứng

Khi mắc viêm xoang mũi người bệnh sẽ có triệu chứng đau đầu, uể oải và người dễ đổ mồ hôi

2. Phương pháp điều trị viêm xoang dị ứng hiện nay

Để điều trị viêm xoang một cách hiệu quả, các bác sĩ sẽ dựa vào thể trạng của người bệnh. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị hợp lý, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi. Thông thường các phương pháp điều trị sẽ bao gồm điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân.

Điều trị tại chỗ: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc co mạch và thuốc sát khuẩn.

– Thuốc co mạch sẽ có tác dụng tạo nên sự thông thoáng cho đường thở.

– Thuốc sát khuẩn: Các loại thuốc này vừa có tác dụng sát khuẩn lại vừa làm săn niêm mạc, chống xuất tiết.

Tuy nhiên trước và trong quá trình sử dụng thuốc bạn cần lưu ý:

– Tuân thủ theo chỉ định mà bác sĩ đã đưa ra. Không tự ý mua các loại thuốc về sử dụng.

– Trước khi nhỏ mũi cần xì hoặc hút hết phần chất nhầy cũng như mủ ứ đọng trong hốc mũi thì nhỏ mới có tác dụng.

– Khi dùng thuốc nhỏ mũi cần nằm ngửa là tốt nhất, nếu không thì phải ngồi và ngửa đầu tối đa để thuốc có thể đi vào trong hốc mũi. Sau khi nhỏ cần hít nhẹ hoặc dạy mũi nhẹ nhàng để thuốc đi vào sâu hốc mũi.

Điều trị toàn thân: Thường sẽ sử dụng những loại thuốc có nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, khi dùng người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Viêm xoang mũi điều trị như thế nào?

Các bác sĩ sẽ dựa vào thể trạng của người bệnh để lên phác đồ điều trị hiệu quả nhất

3. Làm sao để phòng ngừa viêm xoang mũi?

Để phòng tránh viêm xoang mũi hiệu quả, người bệnh nên:

– Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn.

– Tránh tiếp xúc với các tác nhân như khói thuốc lá, bia, rượu,… bởi chúng có thể khiến cho niêm mạc mũi xoang bị phù nề.

– Đối với những người mẫn cảm cần hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, nước hoa, nấm mốc, các thức ăn lạ,…

– Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ sau khi đi tắm hoặc bơi.

– Không làm việc quá sức dễ dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi.

– Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để duy trì sự thông thoáng cho mũi.

– Làm việc và nghỉ ngơi điều độ để giúp cơ thể khỏe mạnh về mọi mặt.

Bên cạnh đó, khám sức khỏe tổng quát định kỳ chính là biện pháp để giúp chúng ta phòng tránh bệnh lý viêm xoang mũi hiệu quả. Do đó, mỗi năm nên thăm khám từ 1 – 2 lần để phòng tránh các bệnh lý khác.

Từ khóa » Nguyên Nhân Xoang Mũi Dị ứng