Viêm Xoang ở Trẻ Em: Triệu Chứng, Biến Chứng Và Cách Phòng Ngừa
Có thể bạn quan tâm
1. Viêm xoang trẻ em có phổ biến không?
Viêm xoang thường gặp hơn ở người lớn, khi vi khuẩn, virus xâm nhập hoặc do dị ứng gây viêm lớp niêm mạc xoang. Tuy nhiên, trẻ nhỏ cũng là đối tượng có thể mắc viêm xoang, chủ yếu ở các trẻ có hệ miễn dịch kém, cơ địa dị ứng hoặc bị viêm mũi dị ứng, viêm đường hô hấp lâu ngày không khỏi. Tác nhân gây bệnh có thể từ vùng mũi hoặc hầu họng xâm nhập vào xoang gây viêm xoang.
Viêm xoang ở trẻ em thường gặp ở những trẻ có miễn dịch yếu
Viêm xoang trẻ em thường bắt nguồn từ những bệnh lý sau:
-
Viêm mũi dị ứng: Khiến trẻ chảy dịch mũi trong thường xuyên, thở khò khè, ran ở phổi.
-
Viêm đường hô hấp trên: khiến trẻ bị sốt nhẹ, chảy dịch mũi, ngạt mũi, ho,...
-
Suy giảm miễn dịch: Ở những trẻ sinh non, trẻ có cha mẹ mắc AIDS hoặc mắc bệnh rối loạn miễn dịch.
-
Hen phế quản: phế quản kho thắt khiến trẻ khó thở từng cơn.
-
Bất thường về cấu trúc hốc mũi như: VA vòi, vẹo vách ngăn mũi,...
Khi gặp những bệnh lý trên, trẻ không được điều trị triệt để khiến triệu chứng kéo dài dễ tiến triển thành viêm xoang. Ngoài ra còn các yếu tố tác động làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: trẻ tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá, hóa chất, bụi bẩn, trẻ gầy yếu, sống trong môi trường ô nhiễm, dinh dưỡng kém,...
Viêm xoang ở trẻ em thường tiến triển từ bệnh viêm đường hô hấp
2. Triệu chứng và biến chứng viêm xoang ở trẻ em
Trẻ sinh ra chưa có đầy đủ các xoang hoàn thiện mà sẽ dần hình thành trong quá trình trẻ lớn lên. Cho đến khi trẻ 7 - 8 tuổi, các xoang bướm, xoang trán, xoang hàm mới xuất hiện. Do đó, triệu chứng viêm xoang ở trẻ khá khác biệt so với người lớn và thường không rõ ràng.
Viêm xoang ở trẻ nhỏ được nhận biết như sau: Trẻ sau đợt viêm đường hô hấp kéo dài nhưng vẫn còn triệu chứng sốt nhẹ, chảy nước mũi màu xanh hoặc vàng đặc, ho nhiều vào đêm, nghẹt mũi, đau đầu, ngủ không ngon giấc, cơ thể mệt mỏi,... Lúc này, rất có thể viêm đường hô hấp đã tiến triển gây viêm xoang và triệu chứng đã nặng hơn.
Viêm xoang cấp tính ở trẻ kéo dài ít hơn 4 tuần, trong đó viêm xoang mạn tính sẽ kéo dài từ 8 - 12 tuần nếu không được điều trị tích cực. Triệu chứng bệnh rầm rộ và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nên cần điều trị sớm và đúng cách. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị viêm xoang với nhiều loại thuốc và phương pháp hỗ trợ khác nhau như: Thuốc kháng sinh, thuốc dị ứng, phẫu thuật, rửa mũi xoang, xông mũi họng,...
Điều trị viêm xoang ở trẻ còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh
Hơn nữa, viêm xoang ở trẻ em nếu không điều trị tốt, trẻ có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
-
Viêm cốt tủy xương, viêm tắc tĩnh mạch hang.
-
Viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, nhức đầu dai dẳng.
-
Viêm họng mạn tính, viêm tai giữa ứ dịch, polyp mũi.
-
Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu, viêm mí mắt, viêm túi lệ, viêm tấy ổ mắt, giảm thị lực.
-
Viêm màng não, áp xe não.
Những biến chứng trên có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện kịp thời. Viêm xoang mạn tính mà trẻ gặp phải có thể kéo dài cho đến khi trẻ trưởng thành với triệu chứng nghiêm trọng hơn.
3. Phòng ngừa viêm xoang ở trẻ em như thế nào?
Trẻ nhỏ ít gặp bệnh viêm xoang như người lớn nên không ít bậc phụ huynh chủ quan, cho rằng các triệu chứng nghẹt mũi kéo dài ở trẻ do cảm lạnh hay dị ứng thông thường. Song tình trạng bệnh kéo dài có thể trở thành mạn tính và ảnh hưởng nhiều đến chức năng hô hấp cũng như các cơ quan xung quanh xoang.
Vì thế, cần phòng ngừa viêm xoang ở trẻ nhỏ bằng các biện pháp dưới đây:
3.1. Điều trị triệt để bệnh cảm lạnh, viêm mũi ở trẻ
Bệnh cảm lạnh, viêm mũi kéo dài không được điều trị tốt là nguyên nhân dẫn đến viêm xoang, do đó khi trẻ gặp những bệnh lý này cần đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân chính xác để điều trị dứt điểm, ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng đến các xoang. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị hoặc tự ý ngưng thuốc điều trị không đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị triệt để viêm mũi, cảm lạnh ở trẻ tránh tiến triển thành viêm xoang
3.2. Tránh xa tác nhân dị ứng
Với trẻ bị dị ứng hô hấp, cần bảo vệ trẻ tránh xa tác nhân dị ứng và các yếu tố cộng hưởng dẫn đến viêm đường hô hấp như: khói thuốc lá, phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn,...
3.3. Bảo vệ hệ hô hấp
Để phòng ngừa bệnh về đường hô hấp nói chung và viêm xoang nói riêng, cần bảo vệ trẻ bằng các biện pháp sau:
-
Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người có triệu chứng viêm đường hô hấp.
-
Hướng dẫn trẻ đánh răng, súc họng, rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi ra ngoài, tiếp xúc với người ốm.
-
Vệ sinh mũi cho trẻ hằng ngày bằng nước muối sinh lý.
-
Giữ gìn nhà cửa, môi trường sống của trẻ thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế dùng máy lạnh hoặc nuôi vật nuôi trong nhà.
-
Dùng máy tạo độ ẩm không khí nếu không khí nơi trẻ sinh hoạt, học tập bị khô.
-
Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang bảo vệ khi ra ngoài, nhất là khi phải tiếp xúc với khói bụi và các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
Đeo khẩu trang giúp bảo vệ trẻ tránh tác nhân gây bệnh đường hô hấp
Như vậy, viêm xoang ở trẻ em có nhiều đặc điểm khác so với viêm xoang ở người lớn do đặc điểm cấu tạo xoang là khác nhau. Trẻ nhỏ mắc phải căn bệnh này cũng gặp nhiều triệu chứng khó chịu và có thể gây biến chứng nguy hiểm, cần điều trị sớm và tích cực tránh bệnh tiến triển nặng.
Khi trẻ bị viêm xoang, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị. Liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 nếu cần hỗ trợ hoặc thăm khám, điều trị viêm xoang ở trẻ em.
Từ khóa » Em Bé Viêm Xoang
-
Triệu Chứng Viêm Xoang ở Trẻ Nhỏ | Vinmec
-
Điều Trị Viêm Xoang Cho Trẻ Nhỏ Như Thế Nào? | Vinmec
-
Viêm đa Xoang ở Trẻ Em: Triệu Chứng, Cách điều Trị Dứt điểm
-
Viêm Xoang ở Trẻ Em: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Bé Bị Viêm Xoang Phải Làm Sao? Cha Mẹ Cần Nhận Biết
-
Viêm Mũi Xoang ở Trẻ Em | BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
-
Coi Chừng Biến Chứng Do Viêm Xoang ở Trẻ - Khám Chữa Bệnh, Phổ ...
-
Bố Mẹ Cần Phải Làm Gì Khi Con Bị Viêm Xoang? - Hello Bacsi
-
Viêm Xoang ở Trẻ Em - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Viêm Xoang ở Trẻ Em Những điều Cần Biết
-
Viêm Mũi Xoang ở Trẻ Em - Phác đồ điều Trị Bệnh Tai Mũi Họng Bộ Y Tế
-
Viêm Xoang ở Trẻ Em Khác Gì Với Người Lớn?
-
Viêm Xoang Ở Trẻ Em: Biến Chứng Và Hướng Điều Trị
-
Ngừa Các Biến Chứng Khi Bé Viêm Xoang