Viền Chân Răng Bị đen: Cần Khắc Phục Như Thế Nào? - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Viền chân răng bị đen khiến bạn rất mất tự tin khi giao tiếp, băn khoăn không biết do đâu mà bị tình trạng này và cách khắc phục thế nào?
Bạn có biết chân răng xuất hiện viền đen là dấu hiệu cảnh báo việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn chưa được tốt. Bài viết này của Hello Bacsi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến tình trạng đen chân răng nhé!
I. Viền chân răng bị đen: Nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viền chân răng bị đen và được chia làm 2 nguyên nhân tác động chính: tác động từ bên trong và tác động từ bên ngoài.
1. Cao răng khiến viền chân răng bị đen
Mảng bám thức ăn tích tụ, cao răng hình thành xuất hiện trên kẽ chân răng, bề mặt răng. Cao răng là những cặn vôi hóa cứng bám trên răng và được hình thành khi vi khuẩn trong miệng kết hợp với phần thức ăn thừa trong các kẽ răng tạo thành mảng bám có màu vàng, trắng ngà hoặc nâu đen.
2. Sâu răng
Sâu răng được xem là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong sức khỏe răng miệng. Việc lớp men răng bị vi khuẩn tấn công, phá hủy khiến men răng bị bào mòn, hư hỏng sẽ khiến cho chân răng xuất hiện vùng xám đen.
3. Mão răng quá cũ khiến viền chân răng có màu đen
Mão răng đời cũ khi đã để quá lâu sẽ khiến chân răng bạn trông có màu đen. Nguyên nhân là vì lớp kim loại bên trong bị oxy hóa dần trong môi trường của khoang miệng hoặc các khoáng chất trong thức ăn làm cho lớp sứ bên ngoài mỏng dần và lộ ra viền đen của kim loại.
4. Bệnh nha chu
Chân răng bị đen và chảy máu có thể là dấu hiệu của viêm nha chu. Bệnh nha chu (viêm nướu) là bệnh có thể xảy ra với tất cả mọi người nhưng phần lớn là ở người trưởng thành. Viêm nướu gây sưng đỏ, chảy máu nướu răng, nếu không điều trị sẽ dẫn đến bệnh tụt lợi. và thậm chí là mất răng. Đây cũng là một trong những lý do dẫn đến tình trạng viền chân răng bị đen vì nướu bị ăn mòn dần và để lộ phần chân răng.
II. Viền chân răng bị đen: Khắc phục thế nào?
Nếu nhận thấy viền chân răng bị đen, bạn hãy đến phòng khám nha khoa càng sớm càng tốt. Nguyên do là bởi tình trạng sức khỏe răng miệng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề khác nhau, chẳng hạn như:
- Cao răng khiến chân răng bị đen và hôi: Tình trạng này làm tăng nguy cơ hôi miệng, ê buốt, sâu răng. Cao răng khiến cho các triệu chứng bệnh ở người bị tiểu đường và tim mạch diễn tiến nặng hơn. Có nhiều cách để lấy cao răng, bạn có thể lấy cao răng tại nhà bằng những nguyên liệu quen thuộc hoặc đi đến các phòng khám nha khoa uy tín để được hỗ trợ.
- Răng bị sâu: Nếu nha sĩ xác định viền chân răng của bạn bị đen là do răng bị sâu, bạn cần phải điều trị sâu răng càng sớm càng tốt. Tùy vào mức độ răng bị sâu nặng hay nhẹ sẽ có cách điều trị phù hợp như: Điều trị bằng florua, trám răng, làm mão răng, lấy tủy răng, thậm chí là nhổ răng và trồng răng giả thay thế.
- Mão răng đã quá cũ: Cách giải quyết tốt nhất cho trường hợp này là tháo bỏ mão răng cũ thay mão răng mới bằng lõi titan hoặc răng sứ mới với cấu tạo hoàn toàn bằng sứ.
- Bệnh nha chu: Khi mắc phải bệnh này, thân răng sẽ dài hơn vì nướu đang có xu hướng tụt ra và nếu không chữa trị kịp thời thì sẽ dẫn đến bệnh tụt nướu (teo rút nướu). Từ đó, người mắc bệnh sẽ gặp phải tình trạng chân răng có viền đen sẫm màu. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh viêm nha chu mà nha sĩ sẽ đưa ra những cách điều trị phù hợp.
III. Chăm sóc răng miệng sau điều trị viền chân răng bị đen
Tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng bị đen chân răng mà chúng ta sẽ có cách chăm sóc chuyên biệt khác nhau. Nhưng nói chung, khi chăm sóc sức khỏe răng miệng, chúng ta cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Dừng ngay thói quen sử dụng tăm xỉa răng, thay vào đó hãy sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để lấy những mảnh vụn thức ăn, nhằm hạn chế nguy cơ hình thành cao răng và tổn thương men răng.
- Khám nha khoa sĩ định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và chữa trị các vấn đề về răng miệng.
- Đánh răng ít nhất 2 ngày/lần. Số lần này sẽ tăng lên nếu bạn thường xuyên ăn vặt. Sử dụng bàn chải mềm và thay mới sau 3-4 tháng sử dụng. Thêm vào đó, thói quen sử dụng nước súc miệng sẽ giúp loại bỏ những mảng bám giữa các kẽ răng.
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm với lượng đường cao, thức uống có tính axit… để giảm thiểu nguy cơ men răng bị ăn mòn giúp răng luôn khỏe mạnh.
Trên đây là bài viết về triệu chứng viền chân răng bị đen. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đến phòng khám nha khoa gần nhất để được chẩn đoán và đưa ra cách điều trị phù hợp nhất nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Vì sao bạn bị ê buốt chân răng? Hiểu rõ để phòng ngừa
Chảy máu chân răng nên ăn gì? 6 nhóm thực phẩm tốt cho răng nướu
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » đen Chân Răng Là Bị Gì
-
Hướng Dẫn Chữa Chân Răng Bị đen Ngay Tại Nhà đơn Giản Và Hiệu Quả
-
Chân Răng Bị đen: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Vinmec
-
Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục Chân Răng Bị đen AN TOÀN Nhất
-
Chân Răng Bị đen - Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiểu Quả
-
Chân Răng Bị đen: Nguyên Nhân Và Cách Trị Nhanh Nhất
-
Chân Răng Bị đen: Nguyên Nhân Và Hướng điều Trị Hiệu Quả
-
Chân Răng Bị đen Là Bệnh Gì: Nguyên Nhân & Cách Chữa Hiệu Quả
-
Viền Nướu Chân Răng Bị đen - Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
-
Cách Trị Chân Răng Bị đen Tại Nhà đơn Giản Và Hiệu Quả Tức Thời
-
7 Cách Chữa Chân Răng Bị đen Hiệu Quả - Nha Khoa Thanh Tâm
-
Chân Răng Bị đen Sậm Do Nguyên Nhân Gì? - Nha Khoa Thanh Tâm
-
Chân Răng Bị Đen: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
NGUYÊN NHÂN BỊ ĐEN Ở CHÂN RĂNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
-
Chân Răng Bị đen Phải Làm Sao – Cách Xử Lý Dứt điểm - Nha Khoa Trẻ
-
Tại Sao Chân Răng Có Màu đen? Cách Khắc Phục Như Thế Nào?
-
Viền Chân Răng Bị ố đen: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục?
-
Phải Làm Gì Khi Chân Răng Bị đen Gây đau, Chảy Máu Và Hôi Miệng