Viện Đại Học Đà Lạt – Wikipedia Tiếng Việt

Về trường đại học hiện tại, xem bài Trường Đại học Đà Lạt
Thư viện, Viện Đại học Đà Lạt mang nét kiến trúc thập niên 1950-1960

Viện Đại học Đà Lạt là một viện đại học tư thục dưới sự điều hành của Giáo hội Công giáo Việt Nam ở thành phố Đà Lạt, được thành lập vào năm 1957 dưới chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Năm 1975, dưới chính quyền mới, viện đại học này bị giải thể. Cơ sở của Viện Đại học Đà Lạt ngày nay là Trường Đại học Đà Lạt, một trường thành lập năm 1976 và hoạt động đến ngày nay.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Giảng đường Spellman, nhìn từ xa

Viện Đại học Đà Lạt được thành lập ngày 8 Tháng Tám năm 1957 thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam và bắt đầu hoạt động từ năm 1958 với 5 trường: Sư phạm, Văn khoa, Khoa học, Chính trị-Kinh doanh, và Thần học. Địa điểm của trường là trại Thiếu sinh Quân cũ, tức Camp Robert của Quân đội Pháp mà chính phủ Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam tiếp thu và nhượng lại cho Viện Đại học Đà Lạt với giá tượng trưng 1 đồng bạc Việt Nam.[1] Về học thuật, Viện Đại học Đà Lạt được biết đến với các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn như Ngữ văn, Lịch sử, Triết học, Ngoại ngữ, nổi tiếng nhất là Trường Chính trị Kinh doanh (với hai phân khoa: Chính trị Xã hội và Quản trị Kinh doanh).

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Đứng quản lý Viện Đại học là Hội Đại học Đà Lạt (trong đó có Hội đồng Giám mục Việt Nam), một tổ chức pháp lý để thâu lợi nhuận, kinh tài và phát triển Viện Đại học. Hoạt động của Hội gồm việc thương lượng với chính phủ để tài trợ, vay mượn. Ngoài ra Hội còn sở hữu bất động sản như một số đồn điền cao su và thương xá lớn ở Sài Gòn.[2] Tuy là một cơ sở giáo dục thuộc Giáo hội Công giáo, Viện Đại học Đà Lạt không chủ trương gây dựng nền giáo dục theo sát quan điểm của Giáo hội. Số giảng viên theo đạo ít hơn 25% và sinh viên Công giáo chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 30%.[3]

Trường sở

[sửa | sửa mã nguồn]
Chiếc cầu nhỏ dẫn vào Giảng đường Minh Thành

Viện Đại học Đà Lạt tọa lạc trên ba ngọn đồi, mang tên A, B và C. Khu vực A (Đường Phủ Đổng Thiên Vương) rộng gần 40 hecta là khu chính. Các tòa nhà được dùng làm giảng đường và cơ sở hành chính mang tên Minh Thành,[4] Tri Nhất,[5] Thụ Nhân, Thượng Chí, Đôn Hóa[6] với hàm ý giáo dục dẫn ý từ Tứ thư, Ngũ kinh của Nho học cổ điển. Khu B (đường Thông thiên học) có chủng viện Minh Hòa và ký túc xá Rạng Đông. Khu C (đường Vạn Kiếp) là cư xá nhân viên và ban giảng huấn.[2]

Sinh hoạt văn nghệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Kịch Thụ Nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ nỗ lực của những sinh viên yêu kịch nghệ như Lê Cung Bắc, Phạm Thùy Nhân, đoàn kịch Thụ Nhân ra đời trong thập niên 1970, gây tiếng vang trong giới sinh viên khi thể hiện trên sân khấu những tác phẩm của Vũ Khắc Khoan như Thành Cát Tư Hãn, Những người không chịu chết, Ga xép...

Ấn phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Viện Đại học Đà Lạt phát hành hai tạp chí chuyên môn: Tri thứcSử địa.[7]

Những nhân vật

[sửa | sửa mã nguồn]
Số liệu sinh viên theo học Viện Đại học Đà Lạt[8]
Niên học Số sinh viên
1958-59 49
1959-60 187
1960-61 316
1961-62 426
1962-63 459
1963-64 444
1964-65 1.515
1965-66 1.322
1966-67 1.660
1967-68 2.453
1968-69 2.664
1969-70 2.498

Danh sách viện trưởng:

  • Tổng giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục (1897-1984): 1957- 1961
  • Đức ông Simon Nguyễn Văn Lập (1911-2001): 1961-1970
  • Linh mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Lý (1913-1992): 1970-1975

Một số giáo sư tiêu biểu từng giảng dạy tại Viện Đại học Đà Lạt:

  • Vương Văn Bắc: Tổng trưởng Ngoại giao, giáo sư chính trị học
  • Linh mục Đa Minh Lương Kim Định, giáo sư triết học Phương Đông

Cựu sinh viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt đã thành danh trong những lĩnh vực khác nhau:

  • Nguyễn Đức Quang, nhạc sĩ, sáng lập Phong trào Du ca Việt Nam; cựu sinh viên khóa 1, Trường Chính trị Kinh doanh.
  • Trần Bảo Định, nhà nghiên cứu, nhà văn, tác giả "Lời má năm xưa" SGK Ngữ văn 10 (Bộ SGK Chân trời sáng tạo); cựu sinh viên Đại học Văn Khoa.
  • Lê Cung Bắc, diễn viên, đạo diễn điện ảnh; cựu sinh viên Trường Chính trị Kinh doanh.[9]
  • Nguyễn Xuân Hoàng, nhà văn, cựu sinh viên Văn khoa, Đại học Sư phạm.
  • Phạm Thùy Nhân, nhà biên kịch; cựu sinh viên Văn khoa.[10]
  • Lê Mạnh Thát (Thượng tọa Thích Trí Siêu), Giáo sư, tiến sĩ, sử gia, thiền sư; cựu sinh viên ngành triết học.
  • Lê Thị Diệu Hương nhạc sĩ, cựu sinh viên khóa 10 QTKD, Trường Chính trị Kinh doanh.
  • Johnathan Hạnh Nguyễn, doanh nhân, cựu sinh viên khóa 6 QTKD, Trường Chính trị Kinh doanh.[cần dẫn nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nguyễn Thanh Liêm, Giáo dục ở miền Nam tự do trước 1975 (Education in South Vietnam before 1975), Lê Văn Duyệt Foundation, California, 2006.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Viện Đại học Đà Lạt”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2010.
  2. ^ a b Viện Đại Học Đà Lạt (1957-1975): Lịch sử thành lập (3)
  3. ^ Jones, PHM. "Vietnam at School". Vietnam. Itasca, IL: FE Peacock Publishers, 1968. Tr 549-560.
  4. ^ Tự minh thành, vị chi giáo (Vì sáng suốt mà có lòng thành thật, đó là do giáo dục) - Trung Dung, chương 21
  5. ^ Cập kỳ tri chi nhất dã (Khi đạt thì cái biết chỉ có một) - Trung Dung, chương 20
  6. ^ Tiểu đức xuyên lưu. Đại đức đôn hóa (Đức nhỏ như sông ngòi chảy khắp, đức lớn như phổ cập sinh hóa)- Trung Dung
  7. ^ “Trường Đại học Đà Lạt”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2010.
  8. ^ "Higher Education". Viet Nam Magazine Vol IV. No 5, 1971.
  9. ^ “Đạo diễn Lê Cung Bắc: Làm nghệ thuật không nên tự mãn sớm”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2011.
  10. ^ “Nhân vật Điện ảnh: Phạm Thùy Nhân”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2011.
  • x
  • t
  • s
Viện Đại học của Việt Nam Cộng Hòa đến năm 1975
  • Viện Đại học Sài Gòn (1957)
  • Viện Đại học Huế (1957)
  • Viện Đại học Đà Lạt (1957)
  • Viện Đại học Vạn Hạnh (1964)
  • Viện Đại học Cần Thơ (1966)
  • Viện Đại học Phương Nam (1967)
  • Viện Đại học Hòa Hảo (1971)
  • Viện Đại học Cao Đài (1971)
  • Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang (1971)
  • Viện đại học cộng đồng Duyên hải (1972)
  • Viện Đại học Minh Đức (1972)
  • Viện Bách Khoa Regina Pacis (1973)
  • Viện Đại học Cộng đồng Quảng Đà (1974)
  • Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức (1974)
  • Viện Đại học Cộng đồng Long Hồ (1975)

Từ khóa » Trường đại Học đà Lạt Thành Lập Năm Nào