Viện Khoa Học Vật Liệu

Truy cập nội dung luôn VIỆN KHOA HỌC VẬT LIỆU
Trụ sở: 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Viện trưởng: PGS.TS. NCVCC. Hoàng Anh Sơn
Phó Viện trưởng: PGS. TS. NCVCC. Nguyễn Thanh Tùng PGS. TS. NCVCC. Trần Quốc Tiến
Viện Khoa học Vật liệu được thành lập theo Nghị định 24/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ và Quyết định số 03/KHCNQG-QĐ ngày 11 năm 6 năm 1993 của Giám Đốc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (+84)(024) 37564129
Email: office@ims.vast.ac.vn
BAN LÃNH ĐẠO
Viện trưởng: PGS.TS. NCVCC. Hoàng Anh Sơn
Phó Viện trưởng: PGS. TS. NCVCC. Nguyễn Thanh Tùng
PGS. TS. NCVCC. Trần Quốc Tiến
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
- Chủ tịch hội đồng: GS. TS. Nguyễn Quang Liêm - Phó chủ tịch hội đồng: PGS. TS. Hoàng Anh Sơn, GS. TS. Nguyễn Huy Dân - Thư ký: PGS. TS. Trần Quốc Tiến - Uỷ viên: PGS. TS. Đoàn Đình Phương; PGS. TS. Nguyễn Thanh Tùng; PGS. TS. Phạm Duy Long; PGS. TS. Đỗ Hùng Mạnh; PGS. TS. Đào Ngọc Nhiệm; PGS. TS. Trần Đăng Thành; PGS. TS. Hà Phương Thư; PGS. TS. Ứng Thị Diệu Thúy; TS. Hồ Trường Giang; TS. Dương Văn Nam; TS. Phạm Thy San; TS. Bùi Hùng Thắng; TS. Nguyễn Trọng Thành; TS. Trần Bảo Trung; GS. TS. Phan Ngọc Minh (Thành viên mời); GS. TS. Vũ Đình Lãm (Thành viên mời); PGS. TS. Phan Tiến Dũng (Thành viên mời)
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
Chức năng:

Viện có chức năng nghiên cứu cơ bản, điều tra cơ bản, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ vật liệu và các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ:

Viện Khoa học vật liệu có 8 nhiệm vụ chính:

1. Nghiên cứu cơ bản, điều tra cơ bản các vấn đề khoa học, công nghệ thuộc các lĩnh vực sau: a) Vật liệu và linh kiện điện tử, điện từ; b) Vật liệu, linh kiện quang, quang điện tử và quang tử; c) Vật liệu và công nghệ nanô; d) Vật liệu kim loại, đất hiếm và vật liệu tổ hợp; đ) Vật liệu có tính năng đặc biệt (siêu cứng, chịu mài mòn, chịu nhiệt độ cao…); e) Vật liệu xúc tác, vật liệu bảo vệ chống ăn mòn; g) Vật liệu y, sinh, dược và mỹ phẩm; h) Vật liệu năng lượng mới; i) Nguyên liệu khoáng, vật liệu thân thiện môi trường, môi sinh; k) Thiết bị khoa học và thiết bị công nghệ vật liệu

2. Triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học vật liệu và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan.

3. Dịch vụ khoa học và công nghệ vật liệu (tư vấn lập dự án thiết kế kỹ thuật; phân tích đánh giá, thử nghiệm vật liệu; lập dự án khả thi trong công nghệ chế biến khoáng sản - luyện kim; phân tích, đánh giá và tư vấn xử lý môi trường) và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan.

4. Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao trong lĩnh vực khoa học vật liệu và các lĩnh vực khác có liên quan.

5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học vật liệu và các lĩnh vực khác có liên quan.

6. Quản lý về tổ chức bộ máy; quản lý và sử dụng công chức, viên chức của đơn vị theo quy định của đơn vị theo quy điịnh của Nhà nước và của Viện Hàn lâm.

7. Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy điịnh của Nhà nước và của Viện Hàn lâm.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện giao.

CƠ CẤU TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CÁN BỘ
Các phòng chuyên môn

Phân viện Vật liệu Điện tử (06 Phòng thí nghiệm, 01 Trung tâm và 01 Phòng thí nghiệm trọng điểm) - Phòng Vật liệu và Linh kiện Năng lượng - Phòng Vật lý Vật liệu Từ và Siêu dẫn - Phòng Phát triển Thiết bị và Phương pháp phân tích - Phòng Vật liệu Cácbon Nanô - Phòng Vật liệu Nano y-sinh - Phòng Cảm biến và Thiết bị đo khí - Trung tâm Ứng dụng và Triển khai công nghệ - Phòng thí nghiệm Trọng điểm về Vật liệu và Linh kiện Điện tử

Khối Vật liệu Quang học Quang phổ (08 Phòng thí nghiệm) - Phòng Cooperman - Phòng Laser Bán dẫn - Phòng Quang hóa Điện tử - Phòng Quang phổ ứng dụng và Ngọc học - Phòng Vật liệu Quang điện tử - Phòng Vật liệu và Ứng dụng Quang sợi - Phòng Công nghệ Plasma - Phòng Hiển vi điện tử

Khối Công nghệ Khoáng sản Môi trường và Vật liệu Polymer (02 phòng thí nghiệm và 01 trung tâm) - Trung tâm Công nghệ và Vật liệu môi trường - Phòng nghiên cứu Vật liệu Polyme - Compozit - Phòng Nghiên cứu Vật liệu Khoáng

Khối Vật liệu Kim loại (03 phòng thí nghiệm và 01 trung tâm) - Phòng Ăn mòn và bảo vệ vật liệu - Phòng Công nghệ kim loại - Phòng Vật liệu kim loại tiên tiến - Trung tâm Đánh giá hư hỏng Vật liệu (COMFA)

Khối Các Nguyên tố hiếm và vật liệu đất hiếm (03 phòng thí nghiệm) - Phòng Công nghệ và ứng dụng Vật liệu - Phòng Hóa học và Vật liệu xúc tác - Phòng Vật liệu Vô cơ

Các đơn vị quản lý nghiệp vụ
- Phòng Quản lý tổng hợp
Tổng số CBVC: 230 người
- Số biên chế: 190 - Số hợp đồng: 40 - Giáo sư: 02 - Phó Giáo sư: 12 - NCVCC: 12 - Tiến sỹ: 84
CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ

• Thực hiện các nghiên cứu cơ bản về vật lý, khoa học vật liệu, công nghệ nanô • Thực hiện các nghiên cứu công nghệ định hướng ứng dụng về vật liệu tiên tiến và vật liệu truyền thống • Thực hiện triển khai ứng dụng • Thực hiện công tác đào tạo nhân lực khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế • Thực hiện một số hoạt động về dịch vụ khoa học công nghệ

NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT

• 02 giải thưởng Hồ Chí Minh (cá nhân và tập thể, Quyết định 971/2005/QĐ-CTN) cho các công trình nghiên cứu xuất sắc về Vật lý năng lượng cao và về Công tác điều tra khoáng sản, xây dựng bản đồ địa chất quốc gia; • 02 Giải thưởng Nhà nước về Khoa học-Công nghệ (tập thể, Quyết định 972/2005/QĐ-CTN) cho cụm công trình ‘Nghiên cứu cơ bản tính chất quang-điện-từ của một số vật liệu điện tử tiên tiến’ và cụm công trình ‘Công nghệ vật liệu đất hiếm phục vụ sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường’. • 01 Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019 cho cụm công trình “Nghiên cứu công nghệ chế tạo một số cũng loại hợp kim Vonfram ứng dụng làm lõi đạn xuyên động năng trong quân sự” (mã số VAST.TĐ.ANQP.02/2014-2016)

Website: ims.ac.vn
CÁC BÀI XEM NHIỀU NHẤT

Bình minh vũ trụ

Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHCNVN hưởng ứng Chiến dịch mùa hè xanh và Kỳ nghỉ hồng năm 2024

Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHCNVN chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

ĐỀ TÀI NỔI BẬT

Nghiên cứu về nhóm côn trùng gây hại và côn trùng tác nhân kiểm soát sinh học bộ cánh nửa (Insecta: Hemiptera) của Việt Nam và Hàn Quốc

Nghiên cứu liên ngành về lý thuyết kỳ dị, sắp xếp các siêu phẳng và đa tạp 3,4 chiều

Nghiên cứu khai thác, phát triển một số loài Lan có giá trị kinh tế cao của Tây Nguyên trên cơ sở ứng dụng công nghệ chiếu sáng LED và các chế phẩm sinh học

Từ khóa » Ts. Nghiêm Trung Dũng - Viện Kh&cn Môi Trường