Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Tỉnh Là Gì? Thẩm Quyền Của VKSND Cấp ...
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là gì?
- 2 2. Thẩm quyền trong quá trình thực hành quyền công tố:
- 2.1 2.1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:
- 2.2 2.2. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong từng giai đoạn của tố tụng:
- 3 3. Thẩm quyền trong quá trình thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp:
1. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là gì?
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh) là cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát, thực hành quyền công tố, kiểm soát hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong Tiếng Anh là “Provincial People’s Procuracy”.
2. Thẩm quyền trong quá trình thực hành quyền công tố:
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình, điều này được giải thích cụ thể như sau:
– Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
2.1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:
+ Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội
+ Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.
– Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;
+ Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
+ Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
+ Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện;
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người phạm tội;
+ Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến hành một số hoạt động điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội;
+ Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật
+ Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố;
+ Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa;
+ Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
2.2. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong từng giai đoạn của tố tụng:
Trong Bộ luật tố tụng hình sự, thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp tỉnh để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố trong từng giai đoạn của tố tụng, ví dụ, trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự:
“1. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.
2. Phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can không có căn cứ và trái pháp luật.
3. Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can trong các trường hợp do Bộ luật này quy định.
4. Phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định tố tụng khác không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này; hủy bỏ các quyết định tố tụng không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Trường hợp không phê chuẩn hoặc hủy bỏ thì trong quyết định không phê chuẩn hoặc hủy bỏ phải nêu rõ lý do.
5. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này.
…” (Điều 165 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)
Trong giai đoạn xét xử:
“1. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Công bố cáo trạng, công bố quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa;
b) Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;
c) Luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố; kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa;
d) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;
đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.
2. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị;
b) Bổ sung chứng cứ mới;
c) Bổ sung, thay đổi kháng nghị; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị;
d) Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;
đ) Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp;
e) Tranh luận với bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm theo quy định của Bộ luật này.” (Điều 266 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).
3. Thẩm quyền trong quá trình thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp:
– Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
– Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm:
+ Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật;
+ Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ;
+ Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh;
+ Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
– Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu để Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp;
+ Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp;
+ Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm;
+ Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị hành vi, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp;
+ Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;
– Trong tố tụng hình sự: Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án nhân dân cấp tỉnh
Theo điều 336 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Trong giai đoạn xét xử, Viện kiểm sát có quyền:
1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử vụ án hình sự của Tòa án.
2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.
3. Kiểm sát bản án, quyết định, văn bản tố tụng khác của Tòa án.
4. Yêu cầu Tòa án cùng cấp, cấp dưới chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.
5. Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
6.Kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm trong hoạt động tố tụng.
7. Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý.
8.Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, nhiệm vụ, quyền hạn khác khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Như vậy, có thể thấy được rằng, thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân là không rõ ràng, cụ thể, thường xuất phát từ quy định chung từ thẩm quyền của Viện kiểm sát (xét trong phạm vi tỉnh) và các quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;
– Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Từ khóa » Chức Năng Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Quảng Ninh.
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ Viện Kiểm Sát Nhân Dân
-
Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Viện Kiểm Sát
-
Chức Năng Nhiệm Vụ Của VKSND Tỉnh
-
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
-
Chức Năng Nhiệm Vụ - Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Bình Thuận
-
Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Phú Yên
-
Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh - UBND Tỉnh Ninh Bình
-
Giới Thiệu đơn Vị - VKSND Tỉnh Kiên Giang
-
Viện Kiểm Sát Nhân Dân - VKSND Tỉnh Kiên Giang
-
Về Các Công Tác Thực Hiện Chức Năng, Nhiệm Vụ Của VKSND Theo ...
-
Văn Phòng Tổng Hợp - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
-
Trang Thông Tin điện Tử Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Hưng Yên