Viên Nang Là Gì? Các Tiêu Chuẩn Kiểm Nghiệm Viên Nang
Có thể bạn quan tâm
Định nghĩa
Thuốc nang (capsule) là một dạng thuốc dùng đường uống chứa một hay nhiều dược chất cùng với tá dược được chứa trong một vỏ nang với kích thước hình dạng và màu sắc khác nhau. Vỏ nang chủ yếu được điều chế từ gelatin hoặc polyme khác như HPMC. Tùy thuộc vào thành phần vỏ nang mà chúng ta có nang cứng hay nang mềm.
Thuốc đóng trong nang có thể là dạng rắn (bột, cốm, pellet…) hay dạng lỏng, nửa rắn (hỗn dịch, nhũ tương, bột nhào…)
Các tiêu chuẩn kiểm nghiệm viên nang
Tính chất
Viên nang mềm được kiểm tra về tính toàn vẹn vật lý đảm bảo không có vết rò rỉ nào trên vỏ nang. Viên nang cứng được kiểm tra về các vết rách và vỡ trên thân nang cũng như khả năng đóng kín giữa thân và nắp.
Đồng đều khối lượng
Trước tiên chọn ngẫu nhiên 20 nang để tiến hành thủ độ đồng đều hàm lượng.
Cân khối lượng của từng nang, với mỗi nang này tiến hành:
-Viên nang cứng: tháo rời hai nửa vò nang, dùng bông lau sạch vỏ và cân khối lượng của vỏ nang sau khi lau sạch.
-Viên nang mềm: cắt mờ nang, tháo hết thuốc ra. Dùng ether hoặc dung môi hữu cơ thích hợp rứa vỏ nang, để khô tự nhiên cho đến khi nang hết mùi dung môi, cân khối lượng của vỏ nang sau khi làm khô.
Hiệu số giữa khối lượng nang thuốc và khối lượng vỏ nang sau khi được làm sạch chính là khối lượng thuốc trong nang. Tiến hành tương tự với 19 nang đã lấy.
Đánh giá kết quả:
Không được có quá hai đơn vị có khối lượng nằm ngoài giới hạn chênh lệch so với khối lượng trung bình viên quy định và không được có đơn vị nào có khối lượng vượt gấp đôi giới hạn đó. Giới hạn này dựa vào khối lượng trung bình viên của viên nang.
KLTB viên (mg) | Phần trăm chênh lệch so với KLTB viên (%) |
Nhỏ hơn 300 | 10 |
Bằng hoặc lớn hơn 300 mg | 7.5 |
Định tính
Tùy theo chuyên luận riêng của từng dược chất.
Định lượng
Tùy chuyên luận từng thuốc.
Độ rã
Phép thử này để xác định viên nén có rã hay không trong khoảng thời gian quy định, khi được tiến hành trong môi trường và điều kiện thử thích hợp. Viên rã thì mới có thể giải phóng dược chất được. Viên nang được coi là rã khi đạt một trong hai yêu cầu sau:
-Không còn cắn ở trên mặt lưới, ngoại trừ các mảnh vỏ nang trên mắt lưới hoặc dính vào mặt dưới của đĩa nếu phép thử có sử dụng đĩa.
-Nếu còn cắn, đấy là khối mềm không có nhân khô.
Thiết bị sử dụng: gồm 2 loại thiết bị A và thiết bị B. Thiết bị A áp dụng cho viên nang cỡ bình thường và thiết bị B áp dụng cho viên nang cỡ lớn. Về cơ bản 2 thiết bị này đều gồm có giá đỡ ống thử, cốc đáy bằng dụng tích 1 lít để chứa môi trường thử, bộ phận điều nhiệt để tạo nhiệt độ thích hợp khi thử (thông thường từ 35 đến 39 độ C, hay dùng nhất là 39 độ C), bộ phận cơ chuyển động lên xuống ở tần số và biên độ hằng định. Hai thiết bị này chỉ khác nhau về cấu tạo của giá ống thử.
Không yêu cầu thử độ rã với các thuốc nang đã đạt yêu cầu thử độ hòa tan với tất cả các dược chất trong thành phần.
Với nang cứng:
Thông thường sử dụng nước làm môi trường thử, thời gian rã yêu cầu trong vòng 30 phút (với dạng bào chế cổ điển). Nếu có chỉ dẫn đặc biệt sẽ sử dụng môi trường tùy theo từng chuyên luận. Nếu thử trong môi trường nước mà không đạt, sử dụng dung dịch acid HCl 0.1 M hoặc dịch dạ dày giả để tiến hành thử. Nếu trong quá trình thử, nang nổi trên mặt nước, có thể sử dụng đĩa.
Nang mềm:
Môi trường cũng tương tự như với nang cứng. Nếu dược chất tương tác với đĩa, nên tiến hành thử mà không có đĩa. Nếu viên dính vào đĩa dẫn đến không rã được thì tiến hành với 6 viên khác và không sử dụng đĩa. Nếu cả 6 viên đều rã, mẫu mới đạt yêu cầu.
Thuốc nang giải phóng tại ruột:
Các thuốc nang có vỏ bền với dịch dạ dày cần phải thử độ rã. Môi trường thử là dung dịch HCl 0.1 M. Trong tiến hành thử không sử dụng đĩa (nếu không có chỉ dẫn đặc biệt). Yêu cầu: sau 2 giờ thử không có nang nào được rã hoặc nứt vỡ làm thuốc trong vỏ nang rò rỉ ra ngoài. Sau khi thử với môi trường acid, nếu đạt sẽ tiếp tục thử với môi trường đệm photphat pH 6.8. Yêu cầu, sau 60 phút cả 6 nang phải rã hoàn toàn. Nếu viên dính vào đĩa và không rã được, tiến hành lặp lại với 6 viên khác không dùng đĩa. Mẫu đạt yêu cầu khi cả 6 viên đều rã.
Độ hòa tan
Nhằm xác định sự phù hợp của chế phẩm đối với các yêu cầu quy định về độ hòa tan của dược chất trong các dạng thuốc rắn phân liều dùng đường uống.
Các thuốc nang có yêu cầu thử độ hòa tan sẽ có các quy định cụ thể trong từng chuyên luận.
Thiết bị sử dụng: có 3 loại thiết bị được sử dụng là thiết bị kiểu giỏ quay, thiết bị kiểu cánh khuấy và thiết bị kiểu dòng chảy.
Môi trường hòa tan: tùy từng chuyên luận riêng.
Các chế phẩm bắt buộc phải thử độ hòa tan:
-Hàm lượng dược chất dưới 2% so với tổng khối lượng nang.
-Hàm lượng dược chất dưới 2 mg.
-Các dạng giải phóng đặc biệt như viên bao tan tại ruột, viên nang giải phóng muộn, viên giải phóng 2 pha, viên giải phóng kéo dài.
Độ ẩm
Độ ẩm của toàn bộ viên nang hoặc thuốc bên trong được tiến hành bằng chuẩn độ karl-fischer để tạo ra mối tương quan giữa hàm lượng nước với đặc điểm ổn định và đặc tính giải phóng của thuốc.
Tham khảo thêm: Kỹ thuật bào chế và kiểm tra chất lượng viên nang Cloramphenicol
Độ thấm ẩm
Dược điển Mỹ yêu cầu xác định độ thấm ẩm của từng viên nang và của từng bao bì để đảm bảo sự phù hợp của bao bì đóng gói viên nang. Mức độ và tốc độ thấm ẩm được xác định bằng cách đóng gói từng vỏ nang với các chất hút ẩm tạo màu, để đơn vị đóng gói tiếp xúc với độ ẩm tương đối đã biết trong một thời gian nhất định, quan sát viên hút ẩm để thay đổi màu sắc (biểu thị ẩm thâm nhập) và so sánh trọng lượng trước và sau thử nghiệm của đơn vị đóng gói.
Giới hạn vi sinh vật
Các viên nang được kiểm tra giới hạn vi sinh vật để đảm bảo không có nhiễm các vi khuẩn và nấm mốc gây bệnh bằng các thử nghiệm vi sinh. Các phép thử này thường được thực hiện bằng cách ủ các viên nang trong môi trường nuôi cấy vi sinh vật và đếm các khuẩn lạc hình thành sau một khoảng thời gian nhất định. Việc lựa chọn môi trường nuôi cấy và thời gian thử nghiệm, cũng như duy trì các điều kiện vô trùng trong quá trình thử nghiệm là rất quan trọng để đánh giá chính xác độ nhiễm vi sinh vật bằng phương pháp này.
Tài liệu tham khảo
- Phụ lục 1.13: chuyên luận “thuốc nang”- Dược điển Việt Nam V- tập 2
- Mahato, R. and Narang, A. (2018). Pharmaceutical Dosage Forms and Drug Delivery (3rd ed.).New York: Taylor & Francis Group
- https://www.pharmapproach.com/quality-control-tests-for-capsule-drug-products/
Từ khóa » Thời Gian Rã Của Viên Nang Cứng
-
PHÉP THỬ ĐỘ RÃ CỦA VIÊN NÉN VÀ NANG - Dược Điển Việt Nam
-
THUỐC NANG Capsulae - Dược Điển Việt Nam
-
Tiêu Chuẩn Chất Lượng Của Thuốc Nang - Cảnh Giác Dược
-
KIỂM NGHIỆM THUỐC VIÊN NANG VÀ VIÊN NÉN - Quê Hương
-
Thuốc Nang Và Kĩ Thuật Bào Chế Thuốc Nang - Thuốc Biệt Dược
-
Kiểm Nghiệm Chất Lượng Viên Nén, Viên Nang Mềm Năm 2022
-
Bào Chế 2 - 5) Thuốc Nang (viên Nang Cứng, Viên Nang Mềm) - Quizlet
-
Kiểm Nghiệm Thuốc Viên Nang - Tài Liệu Text - 123doc
-
Viên Nang - Tin Chuyên Môn & NCKH - Khoa Dược
-
Thuốc Viên Nang Là Gì
-
Tiêu Chuẩn Viên Thuốc - Thiết Bị Phòng Thí Nghiệm
-
So Sánh Viên Nang Cứng Và Viên Nang Mềm -Dạng Bào Chế Nào Tốt ...
-
Sơ đồ Quy Trình Bào Chế Thuốc Viên Nang Cứng Sản Xuất Theo ...
-
Ky Thuat Bao Che Vien Nang Thuoc Phun Mu - SlideShare