Viền Thăm Thiền Viện Vạn Hạnh Ngôi Trường Phật Giáo Lớn Nhất ...

Lịch sử Thiền Viện Vạn Hạnh

Trước năm 1975, Thiền Viện Vạn Hạnh là phân khoa Khoa học ứng dụng của Viện Đại học Vạn Hạnh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất với Hòa thượng Thích Minh Châu làm Viện trưởng.

Thiền Viện Vạn Hạnh ngày nay là trung tâm hoằng giáo nổi tiếng thành phố

Năm 1976, sau khi viện Đại học Vạn Hạnh bị giải thể, hòa thượng viện trưởng đã đổi thiền viện này làm nơi tu trì và nghiên cứu Phật học.

Từ khi được thành lập đến nay, Thiền Viện Vạn Hạnh không ngừng phát triển và trở thành một trung tâm đạo tạo, tu học Phật giáo lớn nhất miền Nam.

Về cơ sở hạ tầng, Thiền Viện cũng được nhiều lần trung tu sửa chữa lớn. Đến hôm nay, Thiện Viện Vạn Hạnh có kiến trúc khá khang trang, đồ sộ và kiên cố.

Kiến Trúc và cảnh quang Thiện Viện Vạn Hạnh

Trên khuôn viên gần 10.000 m2 kiến trúc tổng thể của Thiền Viện Vạn Hạnh bao gồm ngôi chánh điện, nhà tổ, dãy nhà làm trụ sở trường Cao cấp Phật học Việt Nam, văn phòng Viện nghiên cứu Phật học, văn phòng Hội đồng phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam, nhà tăng và trai đường.

Kiến trúc Thiền Viện

Thiền Viện được xây dựng theo kiến trúc chùa cổ miền Bắc với mái chùa xây dựng nhiều tầng. Đỉnh mái vuốt công ở đỉnh hình đầu đao được gắn tượng rồng chạm trổ tinh xảo công phu. Mái chùa được lợp bằng ngói vẩy màu nâu đỏ truyền thống. Khuôn viên chùa khá rộng rãi, được trồng nhiều cây xanh.

Kiến trúc mái chùa

Khái Quát bên trong Thiện Viện Vạn Hạnh

Chánh điện Thiền Viện gồm hai tầng. Tại tầng trệt, gian giữa thờ tượng đức Thích Ca màu trắng ngà ngồi trên tòa sen. Hai bên là phòng đọc sách của thư viện. Tầng lầu là phòng khách và phòng làm việc của Hòa thượng Viện chủ.

Chính điện chùa

Ngôi nhà Tổ có hai tầng, tầng lầu thờ Phật và thờ Tổ. Trên bàn thờ Tổ có chân dung cố Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, đệ nhất Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Bàn Thờ Tổ

Tầng trệt là giảng đường, nơi hay tổ chức các buổi giảng kinh, thuyết pháp, nói chuyện chuyên đề, biểu diễn văn nghệ…

Hoạt động đào tạo và nghiên cứu Phật giáo tại Thiền Viện Vạn Hạnh

Thiền viện Vạn Hạnh giữ một vị trí quan trọng trong việc nghiên cứu và hoằng dương Phật pháp trong giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đây là nơi làm việc của Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam do Hòa thượng Thích Minh Châu, Tiến sĩ Triết học và Phật học, làm Viện trưởng.

Thiền Viện Vạn Hạnh là trung tâm nghiêm cứu Phật giáo lớn tại miền Nam

Thiền viện Vạn Hạnh còn là một trung tâm đào tạo tăng tài cho các tỉnh phía Nam. Nơi đây đặt trường Cao cấp Phật học Việt Nam.

Trường đào tạo theo phương thức tập trung thông qua một kỳ thi tuyển, mỗi khóa học kéo dài 4 năm, với văn bằng tương đương trình độ đại học.  

Từ năm 1984 đến nay, trường đã mở được 3 khóa, đào tạo hơn 400 Tăng Ni sinh.

Thiền viện Vạn Hạnh thường xuyên được đón tiếp các đoàn đại biểu các Giáo hội Phật giáo trên thế giới và nhiều đoàn khách quốc tế đến làm việc, thăm viếng, cùng đông đảo du khách, Phật tử đến lễ bái, sinh hoạt.

Top 11 công ty gốm sứ giá xưởng TP.HCM
Top 11 công ty gốm sứ giá xưởng TP.HCM

Top 11 công ty gốm sứ giá xưởng tại Thành phố Hồ Chí Minh giúp [...]

14 Th11 Trang trí bàn thờ Tết
Cách Trang Trí Bàn Thờ Tết Đơn Giản Mà Đẹp Mắt

Các bước càn chuẩn bị khi dọn và trang trí bàn thờ Tết [...]

20 Th1 Đồ thờ men rạn nổi vẽ vàng gồm những gì?
Đồ Thờ Men Rạn Vẽ Vàng Gồm Những Gì? 

Những vật phẩm trong bộ đồ thờ men rạn vẽ vàng và ý nghĩa của [...]

10 Th1 Đồ thờ men rạn nổi Bát Tràng
Trọn Bộ Đồ Thờ Men Rạn Nổi Bát Tràng Giá Tốt Dịp Tết

Bộ thờ men rạn đắp nổi Bát Tràng [...]

09 Th1
Văn khấn tạ mộ cuối năm – Lễ tạ mộ cần chuẩn bị những lễ vật gì?

Cúng tạ mộ cuối năm là một trong những phong tục lâu đời của người [...]

04 Th1
Văn khấn rước tổ tiên ngày 30 Tết 2022 – Rước ông bà cần chuẩn bị gì?

Văn khấn rước tổ tiên ngày 30 Tết là bước không thể thiếu của mọi [...]

04 Th1

Từ khóa » Chùa Vạn Hạnh Phường 4 Phú Nhuận Hồ Chí Minh