Viết 1 đoạn Văn Ngắn Phát Biểu Cảm Nghĩ Của Em Sau Khi Học Xong ...
Có thể bạn quan tâm
Tìm kiếm với hình ảnh
Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi
Tìm đáp án- Đăng nhập
- |
- Đăng ký
Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác
Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!
Đăng nhậpĐăng kýLưu vào
+
Danh mục mới
- NhatHa0613
- Chưa có nhóm
- Trả lời
1
- Điểm
785
- Cảm ơn
0
- Ngữ văn
- Lớp 8
- 20 điểm
- NhatHa0613 - 12:58:27 01/04/2020
- Hỏi chi tiết
- Báo vi phạm
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!
TRẢ LỜI
- linhlinh6796
- Chưa có nhóm
- Trả lời
4900
- Điểm
71085
- Cảm ơn
5109
- linhlinh6796 Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
- 29/01/2021
Đây là câu trả lời đã được xác thực
Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.
“Nhớ rừng” của Thế Lữ là một bài thơ hay và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Bài thơ là “lời con hổ” nhưng lại mang tâm trạng của con người. Và, đó không chỉ là tâm trạng của một người, của riêng Thế Lữ mà còn là tâm trạng của cả một tầng lớp, một thế hệ đươnng thời. Con hổ xót xa khi mình không còn là mình mà chỉ còn là “thứ đồ chơi” và phải “chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự”. Nó chỉ còn biết sống với quá khứ, sống với ngày xưa. Nhưng quá khứ dù hào hùng, tươi đẹp bao nhiêu cũng không thể thay thế cho hiện tại. Phải chăng niềm khát khao của con hổ nhớ rừng là khát khao trở về với cái kỳ vĩ, siêu phàm, không chung sống được với cái tầm thường, thấp kém giả tạo?. Đó cũng là vẻ đẹp của nhân cách, khát khao của nhà thơ.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar1 voteGửiHủy- Cảm ơn
- hoanglan5
- Chưa có nhóm
- Trả lời
21
- Điểm
-33
- Cảm ơn
14
- hoanglan5
- 01/04/2020
Có lẽ sẽ không là kiên cưỡng nếu nói rằng Nhớ rừng, với hình tượng con hổ nằm dài ấy, đã tạo nên tư thế của những con người đã thôi nghĩ đến hành động, những con người mà nhiệt tình làm cách mạng, mà hoài bão muốn góp phần mình vào sự đổi thay đã không còn.
Thế nhưng, con hổ, hình tượng trung tâm của bài thơ, dù có chịu mất tự do nhưng vẫn không chịu mất đi niềm kiêu hãnh. Trong khổ đau, trong cảnh tù hãm, trong nỗi nhọc nhằn, nó vẫn biết tự phân biệt mình với những kẻ đã bị hoàn cảnh tầm thường đồng hóa đến cả tinh thần. Ở đây, vấn đề không phải là xem xét “tác phong quần chúng” của con hổ, phê bình nó “không có chút ưu ái gì đối với những con vật như những con gấu, con báo cùng số phận như nó và nằm sát ngay cạnh chuồng nó”, như ai đó đã bàn. Ở đây, cũng như ở Chim trong lồng, ở cả Prô-mê-tê bị xiềng và Hăm-lét nữa, sự đối lập giữa hai hạng người, hai cách sống là cách thức nghệ thuật vẫn thường dùng để làm nổi bật lên cái kích thước cao cả và tô đậm thêm cảm hứng đầy tính bi kịch của một tâm hồn thà bị khổ đau chứ nhất quyết không chịu hạ mình trong bất hạnh.
Thế Lữ ít nhất là một lần trong một đời thơ, đã cố gắng xây dựng cho mình một hình tượng thơ như thế. Con hổ ở Nhớ rừng biết mình chiến bại nhưng vẫn chưa chịu làm tôi tớ cho sự tầm thường, giả dối của cảnh ngục tù. Nó bất lực, nhưng không hoàn toàn khuất phục và thỏa hiệp. Nó vẫn ghét những cảnh không đời nào thay dổi, nghĩa là còn ước ao những sự đổi thay. Bị giam thân trong lồng sắt chật, nó vẫn thiết tha vươn tới những chân trời rộng rãi của không gian với giấc mộng ngàn to lớn và của thời gian, với niềm uất hận ngàn thâu. Bài thơ, cho tới cùng, vẫn thể hiện một tinh thần chối từ thực tại, dẫu mới chỉ là sự chối từ trong mộng tưởng mà thôi.
Sự xung đột, chống đối quyết liệt, thường xuyên, không thể dung hòa giữa hoàn cảnh và tính cách, giữa ngoại vật với nội tâm, giữa thấp hèn và cao thượng chính là cơ sở để kết cấu nên toàn bộ bài thơ. Có cảm giác như nghe được từ Nhớ rừng một bản xô – nát bốn chương với sự luân chuyển, đan xen của hai nhạc đề tương phản, trong đó, chủ đề chính, chủ đề nhớ rừng bỗng đột ngột chuyển vút lên sau những nốt nhạc đã ngày càng chậm chạp, buồn nản ở chương đầu, và cứ vang to mãi, dào dạt mãi, dâng mãi đến cao trào với tất cả niềm phấn hứng của tâm linh để rồi chợt tắt lặng đi nặng nề, uất nghẹn. Và cuối cùng, trong sự quật khởi, chủ đề chính lại quay trở lại, không còn hùng tráng được như trên, nhưng thiết tha, nhưng nuối tiếc. Bài thơ kết thúc trong tiếng gọi bi thiết với rừng già của một kẻ biết mình đã sắp phải chấm dứt cuộc vượt tù trong tâm tưởng. Như thế bằng việc luôn luôn chuyên đổi tình cảm và giọng điệu thơ sang phía đối lập của nó, nhà thơ đã tìm đúng cái cách hữu hiệu để diễn tả hết các cung bậc cảm xúc của một tâm trạng cô đơn và đầy day dứt.
Bởi vì không có gì khiến người ta tin ở Thơ mới hơn là đọc những bài Thơ mới hay. Mà thơ Thế Lữ về thể cách mới không chút rụt rè, mới từ số câu, số chữ, cách bỏ vần, cho đến tiết tấu âm thanh. Đọc những câu như:
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng.
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Đọc những câu thơ ấy, không ai còn có quyền có những nhận định hay cách hiểu khác trước cuộc cách mệnh về thi ca đương nổi ấy. Cho đến những bài thất ngôn, ngũ ngôn, lục bát, song thất lục bát của Thế Lữ cũng khác hẳn xưa. Thế Lữ đã làm rạn vỡ những khuôn khổ ngàn năm không di dịch. Chữ dùng lại rất táo bạo. Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar4starstarstarstarstar2 voteGửiHủy
- Cảm ơn 1
- Báo vi phạm
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiTham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí
Bảng tin
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiLý do báo cáo vi phạm?
Gửi yêu cầu Hủy
Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát
Tải ứng dụng
- Hướng dẫn sử dụng
- Điều khoản sử dụng
- Nội quy hoidap247
- Góp ý
- Inbox: m.me/hoidap247online
- Trụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ khóa » đoạn Văn Ngắn Về Bài Thơ Nhớ Rừng
-
8 Viết đoạn Văn Ngắn Khoảng 8-10 Dòng Nêu Cảm Nhận Về Bài Thơ ...
-
Viết đoạn Văn Từ 10 - 12 Câu Giới Thiệu Về Bài Thơ Nhớ Rừng Của Thế ...
-
Viết đoạn Văn Ngắn Cảm Nhận Khổ 3 Bài Thơ Nhớ Rừng - Top Lời Giải
-
Viết đoạn Văn Tổng-Phân-Hợp (khoảng 10 Câu) Trình Bày Cảm Nhận ...
-
Văn Mẫu Lớp 8: Cảm Nhận Về Bài Thơ Nhớ Rừng Của Thế Lữ Dàn ý ...
-
Viết đoạn Văn Về Bài Nhớ Rừng - Ngữ Văn Lớp 8 - Lazi
-
Viết 1 đoạn Văn Ngắn Trình Bày Cảm Nhận Của Em Về Khổ 4 Bà Thơ ...
-
Viết đoạn Văn Nêu Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Nhớ Rừng Của Thế Lữ
-
Viết đoạn Văn Ngắn Cảm Nhận Khổ 3 Bài Thơ Nhớ Rừng - Tech12h
-
12 Câu Giới Thiệu Về Bài Thơ Nhớ Rừng Của Thế Lữ | Văn Mẫu Lớp 8
-
Viết Một đoạn Văn Từ 5-7 Câu Trình Bày Cảm Nghĩ Về Nội Dung Của Bài ...
-
Top 8 Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Nhớ Rừng Siêu Hay
-
Viết đoạn Văn Từ 10 – 12 Câu Giới Thiệu Về Bài Thơ Nhớ Rừng Của Thế ...
-
Đề Văn 8: Cảm Nhận Về Bài Thơ Nhớ Rừng Của Thế Lữ