Việt Bắc - Tố Hữu - Phần 1: Tác Giả - Ngữ Văn 12 - HOC247

YOMEDIA NONE Trang chủ Ngữ Văn 12 Tuần 8 Ngữ Văn 12 Việt Bắc - Tố Hữu - Phần 1: Tác giả - Ngữ văn 12 ADMICRO Lý thuyếtSoạn bài 61 FAQ

Bài học Việt Bắc của Tố Hữu giúp các em nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu – nhà hoạt động cách mạng ưu tú, một trong những lá cờ đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam. Cảm nhận sâu sắc chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện của phong cách thơ Tố Hữu. Ngoài ra, mời các em xem thêm video bài giảng Việt Bắc của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu, dễ ghi nhớ giúp các em thuận tiện hơn trong quá trình nắm vững kiến thức trọng tâm bài học. Chúc các em học tốt và đạt được kết quả thật cao!

ATNETWORK YOMEDIA

1. Video bài giảng

2. Tóm tắt bài

2.1. Vài nét về tiểu sử

2.2. Đường cách mạng, đường thơ

a. Từ ấy (1937-1946)

b. Việt Bắc (1947 - 1954)

c. Gió lộng (1955 - 1961)

d. Ra trận (1962 - 1971), Máu và hoa (1972 – 1977)

e. Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999)

2.3. Phong cách thơ Tố Hữu

a. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị

b. Thơ Tố Hữu mang đậm khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn

c. Giọng điệu tâm tình ngọt ngào

d. Đậm đà tính dân tộc

3. Bài tập minh họa

4. Soạn bài Việt Bắc - Tố Hữu - Phần 1: Tác giả

5. Hỏi đáp về bài Việt Bắc - Tố Hữu - Phần 1: Tác giả

Tóm tắt bài

2.1. Vài nét về tiểu sử

  • Tố Hữu (1920-2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành.
  • Quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế.
  • Cuộc đời chia làm ba giai đoạn:
    • Thời thơ ấu:
      • Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.
      • Cha và mẹ sớm đã truyền cho ông tình yêu với văn học.
      • Biết làm thơ Đường từ lúc 10 tuổi.
    • Thời thanh niên:
      • Năm 1938, ông được kết nạp Đảng và từ đó dâng đời mình cho CM.
      • Năm 1939, bị bắt và bị giam qua nhiều nhà tù ở miền Trung và Tây Nguyên.
      • Năm 1942, Tố Hữu vượt ngục, ra Thanh Hoá, tiếp tục hoạt động.
      • Cách mạng tháng Tám: lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế.
    • Thời kì giữ những cương vị trọng yếu:
      • Trong kháng chiến chống Pháp: đặc trách văn hoá văn nghệ ở cơ quan trung ương Đảng.
      • Kháng chiến chống Pháp và Mỹ: Tố Hữu liên tục giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
  • Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996.

2.2. Đường cách mạng, đường thơ

a. Từ ấy (1937-1946)

  • Là chặng đường 10 năm làm thơ và hoạt động sôi nổi từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên CM.
  • “Từ ấy” gồm 3 phần :
    • Máu lửa (1937-1939):
      • Sáng tác trong thời kì Mặt trận dân chủ.
      • Nội dung:
        • Cảm thông với thân phận những người nghèo khổ.
        • Khơi dậy ở họ lòng căm thù, ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai.
    • Xiềng xích (1939-1942):
      • Sáng tác trong các nhà lao ở Trung Bộ và Tây Nguyên.
      • Nội dung:
        • Tâm tư của một người chiến sĩ trẻ tuổi tha thiết yêu đời và khát khao tự do và hành động.
        • Ý chí kiên cường đấu tranh của người chiến sĩ CM ngay trong nhà tù thực dân.
    • Giải phóng (1942-1946):
      • Sáng tác từ khi vượt ngục cho đến thời kì giải phóng dân tộc.
      • Nội dung:
        • Ngợi ca thắng lợi của CM và độc lập tự do của đất nước.
        • Khẳng định niềm tin vào chế độ mới.
  • Những bài thơ tiêu biểu: Từ ấy, Tâm tư trong tù, Bà má Hậu Giang,…

b. Việt Bắc (1947 - 1954)

  • Là chặng đường thơ trong kháng chiến chống Pháp.
  • Nội dung:
    • Là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà anh hùng.
    • Ca ngợi những con người kháng chiến: Đảng và Bác Hồ, anh vệ quốc quân, bà mẹ nông dân, chị phụ nữ, em liên lạc…
    • Thể hiện nhiều tình cảm sâu đậm: tình quân dân, miền xuôi và miền ngược, tình yêu đất nước, tình cảm quốc tế vô sản,….
  • Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của VH kháng chiến chống Pháp.
  • Tác phẩm tiêu biểu: Việt Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Phá đường,….

c. Gió lộng (1955 - 1961)

  • Ra đời khi bước vào giai đoạn XDCNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc.
  • Nội dung:
    • Niềm tin vào cuộc sống mới XHCN.
    • Tình cảm thiết tha, sâu nặng với miền Nam và quốc tế vô sản.
  • Niềm vui ấy đem đến cho tập thơ cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi đậm nét.
  • Tác phẩm tiêu biểu: Mẹ Tơm, Bài ca xuân 61, Ba mươi năm đời ta có Đảng,…

d. Ra trận (1962 - 1971), “Máu và hoa” (1972 – 1977)

  • Là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
  • Nội dung:
    • Ra trận: bản hùng ca về miền Nam, những hình ảnh tiêu biểu cho dũng khí kiên cường của dân tộc (anh giải phóng quân, ngươời thợ điện, em thơ hoá anh hùng, anh công nhân, cô dân quân…)
    • Máu và hoa:
      • Ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ.
      • Niềm tin sâu sắc vào sức mạnh của quê hương, con người Việt Nam.
      • Cổ vũ, ca ngợi chiến đấu, mang đậm tính thời sự.
  • Tác phẩm tiêu biểu: Bài ca Xuân 68, Kính gởi cụ Nguyễn Du, Theo chân Bác, Nước non ngàn dặm,…

e. Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999)

  • Tình cảm, cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về đất nước con người, tình đời sau những năm tháng biến động.
  • Nỗi đau trước sự sụp đỗ của các nước chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông âu và niềm vui trứoc sự đổi mới của đất nước.
  • Hướng tới những quy luật phủ quát và kiềm tìm những giá trị bền vững, giọng thơ trầm lắng, đậm chất suy tư.

2.3. Phong cách thơ Tố Hữu

a. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị

  • Lấy lý tưởng cách mạng, quan điểm chính trị làm hệ quy chiếu cách nhìn và cảm xúc về mọi phương diện, mọi hiện tượng đời sống.
  • Nhà thơ của lẽ sống lớn tình cảm lớn, niềm vui lớn.

b. Thơ Tố Hữu mang đậm khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn

  • Đề cập những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân.
  • Hướng tới sự cao cả, lý tưởng của ánh sáng.

c. Giọng điệu tâm tình ngọt ngào

  • Vấn đề trọng đại được diễn đạt bằng ngôn ngữ tâm tình riêng.
  • Đậm chất ca Huế nhưng chủ yếu là do quan niệm về thơ của nhà thơ.

d. Đậm đà tính dân tộc

  • Sử dụng thành công các thể thơ truyền thống.
  • Ngôn từ bình dân quen thuộc.
  • Giàu nhạc điệu.
  • Hình tượng đậm bản sắc Việt Nam.

Bài tập minh họa

Ví dụ:

Giải thích và chứng minh rằng thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Thế kỉ XX đối với dân tộc Việt Nam là một thế kỉ cách mạng. Cách mạng không chỉ đổi thay số phận dân tộc mà còn đem đến cho thơ ca, văn học một nguồn mạch mới. Một khuynh hướng chủ đạo của văn học thế kỉ này là khuynh hướng thơ trữ tình chính trị mà Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu.

b. Thân bài

  • Nội dung thơ
    • Mục đích sáng tác
      • Phục vụ sự nghiệp cách mạng trong từng giai đoạn, thể hiện qua các tập thơ Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa...
        • Ở Tố Hữu, chính trị là một nguồn thơ vì đó là lẽ sống, niềm tin và ước mơ của nhà thơ.
        • Con người trong thơ Tố Hữu luôn luôn được nhìn ở những quan hệ chính trị.
      • Ở Từ ấy, khi bắt đầu giác ngộ lí tưởng cách mạng, mặt trời chân lí chói qua tim, nhà thơ ca ngợi lí tưởng, kêu gọi quần chúng bị áp bức hãy lên đường đấu tranh.
      • Việt Bắc ra đời trong kháng chiến chống Pháp, với một số bài thơ mang tính sử thi, là tiếng ca hùng tráng về cuộc sống kháng chiến, con người kháng chiến hào hùng.
      • Sau Việt Bắc, tập thơ Gió lộng là niềm vui dạt dào phơi phới của nhân dân miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
      • Hai tập thơ Ra trận, Máu và Hoa ra đời trong cao trào cả nước chống Mỹ, là tiếng hát của cả một đất nước, một dân tộc cùng ra trận, đậm nét sử thi.
    • Nhân vật trong thơ
      • Với cảm hứng lãng mạn, nhân vật trong tập thơ đầu tay Từ ấy là hình ảnh một thanh niên yêu đời, say mê lí tưởng cách mạng.
      • Đến Việt Bắc, nhân vật trung tâm của thơ Tố Hữu là người chiến sĩ, là quần chúng cách mạng trong kháng chiến chống Pháp.
        • Hình ảnh anh bộ đội lên Tây Bắc.
        • Hình ảnh của tuổi nhỏ anh hùng qua nhân vật Lượm trong công tác giao liên.
        • Hình ảnh người phụ nữ Bắc Giang con bế con bồng; một bà bủ Phú Thọ nằm ổ chuối khô; một bà mẹ Việt Bắc con mế có ba, trai hai gái một; một bà bầm mưa phùn ướt áo tứ thân...
      • Nhân vật trong Gió lộng là những con người tập làm chủ, tập làm người xây dựng, đoàn kết, cần kiệm xây dựng đất nước.
        • Hướng về miền Nam còn chìm trong máu lửa, hình ảnh nhân vật xuất hiện trong những trang thơ Tố Hữu mang vẻ đẹp hào hùng, rực rỡ: anh Trỗi, chị Lí.
      • Đến Ra trận, Máu và Hoa, hình ảnh nhân dân của hai miền Nam, Bắc vẫn giữ nét đẹp hào hùng so với hình ảnh nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp, nhưng có khác, đó là độ lớn của những con người ngày càng lớn mạnh hơn.
    • Tình cảm trong thơ thiên về chính trị
      • Tình yêu Đảng với tấm lòng sắt son.
      • Tình yêu Bác.
      • Tình yêu đất nước, quê hương.
      • Tình đồng chí.
  • Nghệ thuật thơ
    • Thơ Tố Hữu vừa thể hiện nội dung chính trị, vừa tác động tình cảm người đọc bằng những hình ảnh gợi cảm, nhạc điệu réo rắt, giọng điệu tâm tình.
    • Tố Hữu cũng sử dụng rộng rãi bút pháp tượng trưng để thể hiện lí tưởng và những ước mơ.
    • Hình ảnh tuy đơn sơ nhưng vô cùng gợi cảm, thể hiện linh hồn của đất nước quê hương.

c. Kết bài

  • Từ hiện tượng thơ trữ tình của Tố Hữu rút ra một vấn đề có tính lí luận: mối quan hệ giữa văn học và thực tiễn đời sống chính trị, giữa nhà văn và nhà chính trị.
  • Khẳng định ý nghĩa và đóng góp quan trọng của thơ Tố Hữu trong dòng văn học cách mạng của dân tộc.

4. Soạn bài Việt Bắc - Tố Hữu - Phần 1: Tác giả

Tố Hữu (1920-2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành. Là một nhà thơ Cách mạng lớn của dân tộc Việt Nam. Để tìm hiểu sâu hơn về tác giả Tố Hữu, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Việt Bắc - Tố Hữu - Phần 1: Tác giả.

5. Hỏi đáp về bài Việt Bắc - Tố Hữu - Phần 1: Tác giả

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 12 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Luật thơ Luật thơ - Ngữ văn 12 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12

Toán 12

Lý thuyết Toán 12

Giải bài tập SGK Toán 12

Giải BT sách nâng cao Toán 12

Trắc nghiệm Toán 12

Hình học 12 Chương 3

Ngữ văn 12

Lý thuyết Ngữ Văn 12

Soạn văn 12

Soạn văn 12 (ngắn gọn)

Văn mẫu 12

Soạn Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tiếng Anh 12

Giải bài Tiếng Anh 12

Giải bài Tiếng Anh 12 (Mới)

Trắc nghiệm Tiếng Anh 12

Unit 9 Lớp 12 Deserts

Tiếng Anh 12 mới Unit 5

Vật lý 12

Lý thuyết Vật Lý 12

Giải bài tập SGK Vật Lý 12

Giải BT sách nâng cao Vật Lý 12

Trắc nghiệm Vật Lý 12

Ôn tập Vật lý 12 Chương 3

Hoá học 12

Lý thuyết Hóa 12

Giải bài tập SGK Hóa 12

Giải BT sách nâng cao Hóa 12

Trắc nghiệm Hóa 12

Hoá Học 12 Chương 5

Sinh học 12

Lý thuyết Sinh 12

Giải bài tập SGK Sinh 12

Giải BT sách nâng cao Sinh 12

Trắc nghiệm Sinh 12

Sinh Học 12 Chương 2 Tiến hóa

Lịch sử 12

Lý thuyết Lịch sử 12

Giải bài tập SGK Lịch sử 12

Trắc nghiệm Lịch sử 12

Lịch Sử 12 Chương 3 Lịch Sử VN

Địa lý 12

Lý thuyết Địa lý 12

Giải bài tập SGK Địa lý 12

Trắc nghiệm Địa lý 12

Địa Lý 12 VĐSD và BVTN

GDCD 12

Lý thuyết GDCD 12

Giải bài tập SGK GDCD 12

Trắc nghiệm GDCD 12

GDCD 12 Học kì 1

Công nghệ 12

Lý thuyết Công nghệ 12

Giải bài tập SGK Công nghệ 12

Trắc nghiệm Công nghệ 12

Công nghệ 12 Chương 3

Tin học 12

Lý thuyết Tin học 12

Giải bài tập SGK Tin học 12

Trắc nghiệm Tin học 12

Tin học 12 Chương 2

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 12

Tư liệu lớp 12

Xem nhiều nhất tuần

Video: Vợ nhặt của Kim Lân

Đề cương HK1 lớp 12

Video ôn thi THPT QG môn Vật lý

Video ôn thi THPT QG Tiếng Anh

Video ôn thi THPT QG môn Hóa

Video ôn thi THPT QG môn Toán

Video ôn thi THPT QG môn Văn

Video ôn thi THPT QG môn Sinh

Người lái đò sông Đà

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu CMT8 1945 đến thế kỉ XX

Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm

Quá trình văn học và phong cách văn học

Đàn ghi ta của Lor-ca

Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tây Tiến

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Việt Bắc Phần 2 Violet