Viết Bài Văn Biểu Cảm Về Bài Thơ Cảnh Khuya - Ngữ Văn Lớp 7
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giải bài tập Online
- Đấu trường tri thức
- Dịch thuật
- Flashcard - Học & Chơi
- Cộng đồng
- Trắc nghiệm tri thức
- Khảo sát ý kiến
- Hỏi đáp tổng hợp
- Đố vui
- Đuổi hình bắt chữ
- Quà tặng và trang trí
- Truyện
- Thơ văn danh ngôn
- Xem lịch
- Ca dao tục ngữ
- Xem ảnh
- Bản tin hướng nghiệp
- Chia sẻ hàng ngày
- Bảng xếp hạng
- Bảng Huy hiệu
- LIVE trực tuyến
- Đề thi, kiểm tra, tài liệu học tập
Bài tập / Bài đang cần trả lời
Cấp học Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) - Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1 Trình độ khác Môn học Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Giáo dục thể chất Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng và An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Giáo dục kinh tế và pháp luật Hoạt động trải nghiệm Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Tự nhiên & xã hội Bằng lái xe Tổng hợp Ngọc Anh Ngữ văn - Lớp 710/12/2021 16:19:29Viết bài văn biểu cảm về bài thơ cảnh khuyaViết bài văn biểu cảm về bài thơ cảnh khuya2 trả lời + Trả lời +3đ Hỏi chi tiết Trợ lý ảoHỏi gia sư +500k 487×Đăng nhập
Đăng nhập Đăng nhập với facebook Đăng nhập với google Đăng ký | Quên mật khẩu?Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
2 trả lờiThưởng th.11.2024
Xếp hạng
Đấu trường tri thức +500K
10 Hải10/12/2021 16:20:20+5đ tặngHồ Chủ Tịch - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta - không chỉ là một người hùng, một người chiến sĩ bảo vệ đất nước mà Người còn là một nhà thơ với tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, dễ rung động trước cái đẹp. Bài thơ Cảnh khuya được Bác viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ của dân tộc ta, giữa hoàn cảnh khốn khó đầy gian nan thử thách, Bác vẫn thể hiện tinh thần ung dung, tự tại và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên nơi núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ.
Bài thơ chỉ có bốn câu, hai câu thơ đầu là khung cảnh thiên nhiên trong đêm khuya thanh vắng được nhìn dưới con mắt đầy nghệ thuật của Bác Hồ:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Trong đêm khuya nơi núi rừng hoang sơ, hẻo lánh, tất cả mọi vật đều chìm trong tĩnh lặng, Bác chỉ còn nghe thấy âm thanh của tiếng suối róc rách. Dù chỉ có duy nhất một sự vật chuyển động trong bức tranh yên tĩnh ấy, Người vẫn có thể khiến cho nó trở nên thật có hồn. Tiếng suối được so sánh "trong như tiếng hát" làm gợi lên một thứ âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu, trong vắt khiến cho con người không khỏi ngạc nhiên, như chìm vào tiếng hát trữ tình ấy. Sự vật thứ hai được Hồ Chủ Tịch miêu tả trong đêm khuya đó chính là ánh trăng. Ánh trăng vốn không phải là hình ảnh xa lạ trong thơ ca. Nhà thơ Nguyễn Duy đã dành cả một bài thơ để nói về ánh trăng:
"Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa"
Nếu trong thơ của Nguyễn Du, vầng trăng xuất hiện với vẻ "trần trụi", không dấu giếm con người bất cứ điều gì thì đối với Bác, ánh trăng trong đêm khuya được miêu tả thật đẹp "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa". Hình ảnh thợ gợi liên tưởng thật thú vị, ánh trăng chiếu xuống những tán cây cổ thụ, lồng vào bóng cây, tràn vào hoa. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả thật nên thơ, khiến cho người đọc cũng thấy động lòng trước vẻ đẹp của tự nhiên. Đặc biệt, bác Hồ còn coi trăng là người bạn tri kỉ của mình, cho nên Người khó có thể thờ ơ trước vẻ đẹp của trăng.
Nếu hai câu thơ trước chỉ đơn thuần là tả cảnh thì ở hai câu thơ sau, Bác đã khéo léo đưa vào đó tâm trạng của mình:
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà"
Đứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên, Bác phải thốt lên rằng đây là một cảnh đẹp hiếm có, đẹp như trong tranh vẽ. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho người thi sĩ vẫn chưa ngủ được. Người thao thức vì thiên nhiên đẹp quá, thơ mộng quá. Nhưng vẫn còn một lí do nữa mà Bác vẫn chưa ngủ được. Đó là nỗi lo gánh vác dân tộc, trách nhiệm đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân, giải phóng dân tộc. Ta có thể hiểu tại sao nỗi lo trong Người lại lớn đến như vậy, vì Bác đang gánh trên vai một trách nhiệm rất lớn, cả dân tộc đều đang trông đợi vào Người. Hai câu thơ cuối cho thấy nỗi niềm canh cánh đối với đất nước của Bác Hồ, dù thiên nhiên có đẹp đến thế nào, có khiến lòng người xao xuyến ra sao thì Bác vẫn không quên nhiệm vụ của mình đối với đất nước. Có chăng Bác vẫn luôn tự hỏi, rằng bao giờ con dân Việt Nam mới có thể thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống mà không phải lo lắng về sự áp bức, bóc lột của chiến tranh khốc liệt, về nền hòa bình chưa có?
Có thể nói, bài thơ là một bức tranh thiên nhiên hòa hợp giữa cảnh và tình, giữa con người và sự vật. Qua đó, ta hiểu thêm về tâm hồn thơ mộng của Bác cùng với nỗi niềm với quê hương, đất nước sâu sắc của Người.
Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời(?) Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ Đăng nhập bằng Google Đăng nhập bằng Facebook Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập 00 Phan Huy Bằng10/12/2021 16:24:00+4đ tặngTrong tất cả những bài thơ của Bác Hồ giai đoạn kháng chiến thì em thích nhất là bài “Cảnh khuya”. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có rừng cây, có trăng sáng, có tiếng suối, và đặc biệt có một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước nhà.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.
Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa
Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.
Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.
Tiếp nối những rung cảm về cảnh vật thiên nhiên, Bác nhìn lại sự tồn tại của mình.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Không phải một lời biện minh, nhưng hai câu thơ này Bác như đang tự trả lời cho câu hỏi: “Vì sao người chưa ngủ”. Giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ còn văng vẳng tiếng suối, có ánh trăng sáng soi, có bóng cây, có “hoa”, nhưng chỉ khi “người chưa ngủ” mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy huyền bí ở nơi rừng núi như thế này được. Bác bộc bạch: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Đọc câu thơ lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân, trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do. Con người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ tạo nên một tác phẩm “bất hủ” mà hầu như ai cũng thuộc lòng từng câu từng chữ.
Cảnh khuya không chỉ đẹp vì cảnh, mà nó còn đẹp vì tình, là tình yêu thương mà Bác Hồ dành cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, là tình yêu dân tộc, yêu quê hương hết thảy. Thiết nghĩ, không biết chỉ một đêm hay biết bao nhiêu đêm Bác thao thức “vì lo nỗi nước nhà”? Càng đọc bài thơ này, em lại càng yêu mến và khâm phục trước tinh thần, nghị lực của Bác Hồ kính yêu.
Điểm từ người đăng bài:0 1 2 3 Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi Trả lời nhanh trong 10 phút và nhận thưởng Đấu trường tri thức +500K Viết bài văn biểu cảm về bài thơ cảnh khuyaNgữ văn - Lớp 7Ngữ vănLớp 7Bạn hỏi - Lazi trả lời
Bạn muốn biết điều gì?
GỬI CÂU HỎIHọc tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệmTham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Viết bài văn biểu cảm về bài ca dao công cha như núi ngất trời (Ngữ văn - Lớp 7)
1 trả lờiDàn ý phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Nguyên tiêu(ngắn)? (Ngữ văn - Lớp 7)
3 trả lờiNêu cảm nghĩ về cảnh thiên nhiên ở 2 câu cuối bài thơ Cảnh khuya, trong đó có 1 cặp từ trái nghĩa, 1 cặp từ đồng nghĩa (Ngữ văn - Lớp 7)
2 trả lờiViết từ 3-5 câu nêu cảm nghĩ của em về nhà thơ XUÂN QUỲNH (Ngữ văn - Lớp 7)
1 trả lờiXác định và phân tích giá trị của phép điệp ngữ trong hai câu cuối bài “Cảnh khuya.” (Ngữ văn - Lớp 7)
2 trả lờiViết 1 đoạn văn ngắn biểu cảm về mùa xuân trong đó có sử dụng quan hệ từ và các cặp quan hệ từ (Ngữ văn - Lớp 7)
2 trả lờiTìm từ trái nghĩa trong các câu sau (Ngữ văn - Lớp 7)
2 trả lờiTìm từ trái nghĩa trong các câu sau (Ngữ văn - Lớp 7)
1 trả lờiTìm quan hệ từ trong các câu sau và cho biết ý nghĩa của mỗi quan hệ từ đó (Ngữ văn - Lớp 7)
1 trả lờiTìm quan hệ từ trong các câu sau và cho biết ý nghĩa của mỗi quan hệ từ đó (Ngữ văn - Lớp 7)
1 trả lờiBài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhấtCâu hỏi: Từ nội dung văn bản em hiểu thêm được gì về cuộc sống và con người miền Trung Đọc văn bản sau: (Ngữ văn - Lớp 7)
0 trả lờiĐọc kĩ văn bản sau để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm từ 1 đến 20 (Ngữ văn - Lớp 7)
2 trả lờiBàn về văn bản "âm thanh đẹp đẽ nhất" của Nguyễn Ngọc Thuần có ý kiến cho rằng "Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ đều có sức tỏa sáng và nâng đỡ tâm hồn con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời", phân tích nhân vật tôi để làm sáng tỏ điều đó? (Ngữ văn - Lớp 7)
0 trả lờiChỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng (Ngữ văn - Lớp 7)
2 trả lờiĐọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (Ngữ văn - Lớp 7)
2 trả lờiViết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Sao không về vàng ơi " (Ngữ văn - Lớp 7)
2 trả lờiPhân tích nhân vật Peter trong truyện ngắn Lũ trẻ đường tàu (Ngữ văn - Lớp 7)
1 trả lờiViết bài văn nêu cảm nghĩ của em về cô giáo chủ nhiệm (Ngữ văn - Lớp 7)
3 trả lờiĐọc đoạn trích trên và trả lời các câu hỏi sau (Ngữ văn - Lớp 7)
2 trả lờiViết đoạn văn nêu cảm nhận của em về cảnh sắc không khí mùa xuân ở quê hương em (Ngữ văn - Lớp 7)
2 trả lời Xem thêm Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhấtPhần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: SỨC CỎ Cỏ sống ở công viên Ngày ngày người chăm chút Cỏ sống ở vệ đường Mặc cho người giẫm đạp Cỏ công viên tươi tốt Có khi bị cắt bằng Và nhổ đào tận gốc Khi cỏ đã úa vàng Cỏ sống ở ...
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: MÙA XUÂN ƠI HÃY VỀ Mùa xuân ơi hãy về! Mang thêm nhiều nắng ấm Cho khắp nẻo làng quê Nở bừng nhiều hoa thắm Cho con ong làm mật Cho con én tung trời Cho dòng sông trong vắt Êm đềm con ...
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm cái nghề đẽo cày mà bán. Cửa hàng anh ta mở ngay bên đường, ngổn ngang gỗ dài gỗ ngắn. Người đi qua kẻ đi ...
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: …Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ. Lặng yên bên bếp lửa Vẻ mặt Bác trầm ngâm Ngoài trời mưa lâm thâm Mái lều tranh xơ xác. Anh ...
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: THỜI GIAN LÀ VÀNG Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. ...
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: MỘT CHÚT HỒN QUÊ Dọc triền đê ven sông Thái Bình quê tôi mùa này xanh tốt bời bời, đủ các loại cây cỏ. Có loại cây do con người gieo trồng như ngô, khoai, đỗ, lạc. Có loại cây lại do tự ...
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: QUÀ CỦA YÊU THƯƠNG Sống ở nơi thị thành chộn rộn lo toan, thỉnh thoảng mẹ vẫn thường lấp đầy nỗi nhớ nhà trong tôi bằng những thứ quà quê giản dị. Chuyến xe khách chật ních người và hàng ...
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: LÒ CÒ Ô a. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu: - Góp phần rèn luyện khả năng ước lượng, di chuyển nhanh nhẹn, khéo léo, tính cẩn thận, tỉ mỉ... cho người chơi. - Tạo không khí vui chơi sôi ...
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: …Vào tháng Chạp, tháng Giêng, tức là vào cái cữ rét đài, rét lộc, không khí có lúc hanh hao, khô ráo làm cho má và môi người đẹp nẻ ra thành những vết chân chim bé nhỏ. Đến cái rét này ...
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Xem thêmHôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |
Học ngoại ngữ với Flashcard
Bảng xếp hạng thành viên12-2024 11-2024 Yêu thích1Little Wolf9.158 điểm 2ngân trần7.441 điểm 3Chou6.995 điểm 4Ancolie4.329 điểm 5Đặng Hải Đăng3.965 điểm1Ngọc10.573 điểm 2ღ_Hoàng _ღ9.661 điểm 3Vũ Hưng8.029 điểm 4Little Wolf7.707 điểm 5Đặng Mỹ Duyên7.659 điểm1_Berry Queen _2.658 sao 2BF_Zebzebb2.392 sao 3Po off r1.832 sao 4knee1.771 sao 5ღ_ Sóng ngã _ღ1.632 saoThưởng th.11.2024 |
Bảng xếp hạng |
Trang chủ | Giải đáp bài tập | Đố vui | Ca dao tục ngữ | Liên hệ | Tải ứng dụng Lazi |
Giới thiệu | Hỏi đáp tổng hợp | Đuổi hình bắt chữ | Thi trắc nghiệm | Ý tưởng phát triển Lazi | |
Chính sách bảo mật | Trắc nghiệm tri thức | Điều ước và lời chúc | Kết bạn 4 phương | Xem lịch | |
Điều khoản sử dụng | Khảo sát ý kiến | Xem ảnh | Hội nhóm | Bảng xếp hạng | |
Tuyển dụng | Flashcard | DOL IELTS Đình Lực | Mua ô tô | Bảng Huy hiệu | |
Đấu trường tri thức | Thơ văn danh ngôn | Từ điển Việt - Anh | Đề thi, kiểm tra | Xem thêm |
Từ khóa » Cảnh Khuya Biểu Cảm
-
Top 7 Bài Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Cảnh Khuya Hay Chọn Lọc
-
Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Cảnh Khuya Của Hồ Chí Minh
-
Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Cảnh Khuya - THPT Sóc Trăng
-
2 Bài Văn Mẫu Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Cảnh Khuya Hay Nhất
-
Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Cảnh Khuya Ngắn Gọn (Lớp 7)
-
Văn Mẫu Lớp 7: Phát Biểu Cảm Nghĩ Của Em Về Bài Thơ Cảnh Khuya ...
-
Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Cảnh Khuya - Thủ Thuật
-
Văn Biểu Cảm Về Bài Thơ Cảnh Khuya
-
Top 10 Bài Văn Mẫu Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Cảnh Khuya
-
Phát Biểu Cảm Nghĩ Bài Cảnh Khuya Của Hồ Chí Minh
-
Viết đoạn Văn Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ “Cảnh Khuya”
-
Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Văn Biểu Cảm Về Cảnh Khuya Ngắn ...
-
Biểu Cảm Về Tác Phẩm Văn Học - Bài Thơ "Cảnh Khuya" Của Nhà Thơ ...