Viết Bài Văn Thuyết Minh Lễ Hội Đền Hùng Không Tra Mạng. Câu Hỏi ...
Có thể bạn quan tâm
Tìm kiếm với hình ảnh
Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi
Tìm đáp án- Đăng nhập
- |
- Đăng ký
Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác
Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!
Đăng nhậpĐăng kýLưu vào
+
Danh mục mới
- thanhlann81543
- Chưa có nhóm
- Trả lời
4
- Điểm
682
- Cảm ơn
3
- Ngữ văn
- Lớp 6
- 30 điểm
- thanhlann81543 - 20:24:58 17/01/2022
- Hỏi chi tiết
- Báo vi phạm
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!
TRẢ LỜI
- nam123456
- Pround Warriors
- Trả lời
1819
- Điểm
17072
- Cảm ơn
2455
- nam123456
- 17/01/2022
Có một câu nói mà con người của muôn thời đại đều cần phải khắc ghi, đó là nếu đánh mất và bỏ mặc quá khứ, bạn không bao giờ có hiện tại và tương lai. Hay một cách ngắn gọn, nó đằm mình trong câu tục ngữ truyền thống bao đời của dân tộc ta Uống nước nhớ nguồn”. Chính vì thế, hàng năm, vẫn có những lễ hội truyền thống để nhắc nhở con cháu đời đời về nguồn cội vĩnh hằng của cha ông, lễ hội đền hùng chính là mang ý nghĩa thiêng liêng ấy.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Câu ca dao xưa đã cho thấy tầm quan trọng về ý nghĩa lịch sử thiêng liêng của lễ hội đền Hùng, một trong những nghi thức lễ lâu đời nhất trong lịch sử dân tộc. Đặc biệt đó cũng là một dịp thiêng liêng để cả nước cùng hướng về tri ân, cùng nhau ôn lại những nét đẹp lịch sử văn hóa đã đồng hành cùng thời gian vượt lên trên cả sự băng biến. Lễ hội đền Hùng diễn ra vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch hàng năm, đây là dịp những đứa con ở khắp nơi trên tổ quốc cùng trở về Phú Thọ quê tổ để cùng thể hiện lòng thờ kính thiêng liêng dành cho nguồn cội lịch sử của dân tộc ta, để tri ân các vị vua Hùng đã có công dựng nước để con cháu sau này đời đời được sống trên mảnh đất giàu truyền thống và mang những nét đẹp tâm hồn riêng. Hàng năm, cứ vào dịp này, những người con đất Việt từ khắp nơi trên tổ quốc, thậm chí cả kiều bào ta sinh sống công tác ở nước ngoài cũng luôn lắng lòng để tưởng nhớ về lễ hội truyền thống của dân tộc.Chính vì mang trong nó không chỉ tính nghi lễ mà còn bao chứa cả lớp trầm tích văn hóa lịch sử ngàn đời cùng đạo lí dân tộc sâu sắc, mà ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương được xem là ngày quốc lễ của dân tộc ta.
Như tên gọi, phần nào ta có thể khái quát, lễ hội đền Hùng gồm hai phần chính, đó là phần lễ và phần hội. Trước tiên là phần Lễ, gồm lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Lễ rước kiệu vua, đây là nghi thức để tưởng nhớ công ơn những vị vua hùng đã hi sinh vì dân tộc, phần rước kiệu diễn ra long trọng với các đoàn rước, cùng cờ hoa biểu tượng sặc sỡ sang nghiêm cùng tấm lòng thành kính thiêng liêng của những người tham gia rước kiệu. Vì phần lễ rước kiệu vô cùng cao quý, trang trọng, vậy nên công tác chuẩn bị vô cùng cầu kì kĩ lượng để đảm bảo không làm thất lễ đối với các vị thần.
Sau phần lễ rước kiệu để tưởng nhớ vô cùng trang kính tôn nghiêm, thì không khí cũng được trở nên ấm thiêng hơn bởi khói hương nghi ngút của phần lễ dâng hương. Đây là dịp mà những đứa con trên khắp mỏi dải đất cùng hướng về cha tổ, để cầu nguyện những điều tốt đẹp và nói ra những mong ước, gửi gắm của mình trong dịp đầu năm. Đây cũng là một nét đẹp, giúp không khí xung quanh khói hương nghi ngút vô cùng thiêng liêng, đó không khí của chân tâm dâng kính, của nét đẹp văn hóa lịch sử của dân tộc. Phần rước kiệu và phần lễ hội có lẽ là phần lễ dành cho mọi người thờ khấn, cầu nguyện.
Sang phần hội, có nhiều trò chơi dân gian thú vị, hấp dẫn đang chờ đợi mọi người tham gia. Đây cũng là dịp để những đứa trẻ đang trưởng thành trong thời kỳ mới, kỷ nguyên công nghệ hiện đại có thể ngược dòng cảm nhận nét đẹp truyền thống tích lũy bao đời qua lớp lớp tháng năm ,có các trò chơi như kéo co, đấu vật, ..đặc biệt là hội thi hát xoan truyền thống, nơi bạn được thưởng thức những làn điệu dân ca đã đằm mình vào nét đẹp tâm hồn con người nơi đây, đã mang giai điệu riêng của mảnh đất Phú Thọ để giới thiệu đến người dân xứ sở, để một lần nữa cùng cất lên lòng cảm phục và ngưỡng mộ với nét đẹp âm nhạc dân gian đáng quý ấy.
Lễ hội đền Hùng không chỉ là một nét đẹp, mà còn là một di tích nghệ thuật văn hóa được thế hệ muôn đời truyền tụng, gối nhau vẻ đẹp của đạo lí uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, từ đó, gợi đến vẻ đẹp của giá trị vĩnh hằng vượt lên dòng chảy băng hoại của thời gian.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar4.5starstarstarstarstar2 voteGửiHủy
- Cảm ơn 2
- Báo vi phạm
- nam123456
- Pround Warriors
- Trả lời
1819
- Điểm
17072
- Cảm ơn
2455
???????????
- nam123456
- Pround Warriors
- Trả lời
1819
- Điểm
17072
- Cảm ơn
2455
là sao?
- thanhlann81543
- Chưa có nhóm
- Trả lời
4
- Điểm
682
- Cảm ơn
3
thật là bạn làm k vậy?
- ManhManhcute
- Chưa có nhóm
- Trả lời
155
- Điểm
5690
- Cảm ơn
185
là sao? => bạn ko nhớ mik r :)))
- nam123456
- Pround Warriors
- Trả lời
1819
- Điểm
17072
- Cảm ơn
2455
bn là ai?
- ManhManhcute
- Chưa có nhóm
- Trả lời
155
- Điểm
5690
- Cảm ơn
185
:))) thoy bỏ ik , dù sao cũng chỉ nói chiện một chút :)))
- nam123456
- Pround Warriors
- Trả lời
1819
- Điểm
17072
- Cảm ơn
2455
uk
- KiroSama
- Chưa có nhóm
- Trả lời
92
- Điểm
3119
- Cảm ơn
125
cái này trên mạng mà
- thaophuong76
- Chưa có nhóm
- Trả lời
12
- Điểm
533
- Cảm ơn
5
- thaophuong76
- 17/01/2022
BÀI LÀM
Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3Khắp miền truyền mãi câu caNước non vẫn nước non nhà ngàn năm.hayTháng Giêng giỗ Thánh Sóc SơnTháng ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về.
Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hoá – đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.
Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hoá), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu. Lễ Dâng Hương sẽ được diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá hơn xưa. Các hình thức văn hoá truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hoá phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn thể,… được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Tại khu văn thể, các trò chơi văn hoá dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa nấu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người)…. Có năm còn diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, “Rước chúa gái”, “Rước lúa thần” và trò “Trám” tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hoá giữa các vùng, các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời dóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hoà, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan – Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hoá vùng Trung du Đất Tổ. Một điểm quan trọng nằm ở giữa trung tâm lễ hội là nhà bảo tàng Hùng Vương, ở đây lưu giữ vô số những cổ vật đích thực của thời đại các Vua Hùng.
Thời đại của chúng ta ngày nay đang ngày càng góp sức tô điểm và phát huy sự cao đẹp của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng năm, ý nghĩa tâm linh của cuộc trẩy hội về Đền Hùng đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần tín ngưỡng của người Việt Nam. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tôn giáo…. Tất cả những người con đang sống trên mọi miền Tổ quốc, những người con xa xứ đều bình đẳng về mộ Tổ, thăm đền và dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar4starstarstarstarstar1 voteGửiHủy
- Cảm ơn
- Báo vi phạm
- thanhlann81543
- Chưa có nhóm
- Trả lời
4
- Điểm
682
- Cảm ơn
3
bạn là hả
- thaophuong76
- Chưa có nhóm
- Trả lời
12
- Điểm
533
- Cảm ơn
5
tất nhiên là mik cs tham khảo mạng r, nhưng mà mik cs tự lm nx :)))
- thanhlann81543
- Chưa có nhóm
- Trả lời
4
- Điểm
682
- Cảm ơn
3
uk
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiTham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí
Bảng tin
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiLý do báo cáo vi phạm?
Gửi yêu cầu Hủy
Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát
Tải ứng dụng
- Hướng dẫn sử dụng
- Điều khoản sử dụng
- Nội quy hoidap247
- Góp ý
- Inbox: m.me/hoidap247online
- Trụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ khóa » Viết Văn Lễ Hội đền Hùng
-
Kể Về Lễ Hội Đền Hùng Lớp 3
-
Thuyết Minh Lễ Hội Đền Hùng (5 Mẫu) - Văn 9
-
Văn Mẫu 3: Kể Về Lễ Hội đền Hùng
-
Văn Mẫu 3: Kể Về Lễ Hội Đền Hùng Lop 3 - Indembassyhavana
-
Kể Về Lễ Hội Đền Hùng Lớp 3 - 03 Bài Văn Kể Về Ngày Hội ...
-
Tả Lễ Hội đền Hùng | Văn Mẫu Lớp 6
-
Top 13 Bài Văn Thuyết Minh Về Lễ Hội đền Hùng (lớp 9) Hay Nhất
-
Thuyết Minh Về Lễ Hội đền Hùng Lớp 6 - TopLoigiai
-
Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Lễ Hội đền Hùng Hay Nhất- CungHocVui
-
Top 6 Bài Kể Về Lễ Hội Đền Hùng Hay Nhất
-
Thuyết Minh Về Lễ Hội đền Hùng | Văn Mẫu 9 Hay Nhất - TopLoigiai
-
Kể Về Ngày Hội Đền Hùng - Thủ Thuật
-
Kể Về Một Ngày Hội Mà Em Biết Lễ Hội đền Hùng - Tài Liệu Text - 123doc
-
Viết Bài Văn Thuyết Minh Về Lễ Hội đền Hùng - Ôn Thi HSG