Viết Biểu Thức điện Tích, điện áp Và Dòng điện
VIẾT BIỂU THỨC ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN ÁP VÀ DÒNG ĐIỆN
a. Kiến thức cần nhớ:
* Điện tích tức thời q = q0cos(ωt + φq) Với : \(\omega =\frac{1}{\sqrt{LC}}\) :là tần số góc riêng
Khi t = 0 : Nếu q đang tăng (tụ điện đang tích điện) thì φq < 0;
Nếu q đang giảm (tụ điện đang phóng điện) thì φq > 0.
* Hiệu điện thế (điện áp) tức thời \(u=\frac{q}{C}=\frac{q_{0}}{C}cos(\omega t+\varphi _{q})=U_{0}cos(\omega t+\varphi _{u})\) Ta thấy φu = φq.
Khi t = 0 nếu u đang tăng thì φu < 0; nếu u đang giảm thì φu > 0.
* Dòng điện tức thời i = q’ = -ωq0sin(ωt + φ) = I0cos(ωt + φ + \(\frac{\pi }{2}\)) .
Với : I0 =ωq0
Khi t = 0 nếu i đang tăng thì φi < 0; nếu i đang giảm thì φi > 0.
* Các hệ thức liên hệ : \(I_{0}=\omega q_{0}=\frac{q_{0}}{\sqrt{LC}};U_{0}=\frac{q_{0}}{C}=\frac{I_{0}}{\omega C}=\omega LI_{0}=I_{0}\sqrt{\frac{L}{C}}\) ;
+ Khi tụ phóng điện thì q và u giảm và ngược lại
+ Quy ước: q > 0 ứng với bản tụ ta xét tích điện dương thì i > 0 ứng với dòng điện đến bản tụ ta xét.
* Liên hệ giữa giá trị biên độ và hiệu dụng: U0 = \(\sqrt{2}\)U; I0 = I \(\sqrt{2}\) A
b. Bài tập tự luận:
Bài 1: Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C = 25 nF và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 4mH. Giả sử ở thời điểm ban đầu cường độ dòng điện đạt giá trị cực đại và bằng 40 mA. Tìm biểu thức cường độ dòng điện, biểu thức điện tích trên các bản tụ điện và biểu thức điện áp giữa hai bản tụ.
Giải: Ta có:
Bài 2:.Cho mạch dao độnglí tưởng với C = 1 nF, L = 1 mH, điện áp hiệu dụng của tụ điện là UC = 4 V. Lúc t = 0, uC = 2 V và tụ điện đang được nạp điện. Viết biểu thức điện áp trên tụ điện và cường độ dòng điện chạy trong mạch dao động.
Giải: Ta có:
vì tụ đang nạp điện nên: \(\varphi =-\frac{\pi }{3}\) rad. Vậy: u = 4\(\sqrt{2}\)cos(106t - \(\frac{\pi }{3}\))(V).
I0 = \(\sqrt{\frac{C}{L}}\)U0 = 4\(\sqrt{2}\).10-3 A; i = I0cos(106t - \(\frac{\pi }{3}\) + \(\frac{\pi }{2}\) ) = 4\(\sqrt{2}\).10-3 cos(106t + \(\frac{\pi }{6}\) )(A).
Bài 3: Mạch dao động kín, lí tưởng có L = 1 mH, C = 10 μF. Khi dao động cường độ dòng điện hiệu dụng I = 1 mA. Chọn gốc thời gian lúc năng lượng điện trường bằng 3 lần năng lượng từ trường và tụ điện đang phóng điện. Viết biểu thức điện tích trên tụ điện, điện áp giữa hai bản tụ và cường độ dòng điện trên mạch dao động.
Giải: . Ta có: ω = \(\frac{1}{\sqrt{LC}}\) = 104 rad/s; I0 = I\(\sqrt{2}\) =\(\sqrt{2}\) .10-3 A; q0 = \(\frac{I_{0}}{\omega }\) =\(\sqrt{2}\) .10-7 C.
Khi t = 0 thì WC = 3Wt => W = \(\frac{4}{3}\) WC => q = \(\frac{\sqrt{3}}{2}\) q0 => cosφ = cos(± \(\frac{\pi }{6}\)).Vì tụ đang phóng điện nên φ = \(\frac{\pi }{6}\).
Vậy: q = \(\sqrt{2}\).10-7cos(104t + \(\frac{\pi }{6}\))(C); u = \(\frac{q}{C}\) = \(\sqrt{2}\) .10-2cos(104t + \(\frac{\pi }{6}\) )(V);
i =\(\sqrt{2}\) .10-3cos(104t + \(\frac{3\pi }{2}\) )(A)
c. Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung C, cuộn cảm L. Điện trở thuần của mạch R=0 . Dòng điện qua mạch \(i=4.10^{-11}sin2.10^{-2}t\) điện tích của tụ điện là
A. Q0 = 10-9C. B. Q0 = 4.10-9C. C. Q0 = 2.10-9C. D. Q0 = 8.10-9C.
Câu 2: Phương trình dao động của điện tích trong mạch dao động LC là \(q=Q_{0}cos(\omega t+\varphi )\). Biểu thức của dòng điện trong mạch là:
A.\(i=\omega Q_{0}cos(\omega t+\varphi )\) B.\(i=\omega Q_{0}cos(\omega t+\varphi +\frac{\pi }{2})\)
C. \(i=\omega Q_{0}cos(\omega t+\varphi -\frac{\pi }{2})\) D.\(i=\omega Q_{0}sin(\omega t+\varphi )\)
Câu 3: Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch dao động LC là \(i=I_{0}cos(\omega t+\varphi )\). Biểu thức của điện tích trong mạch là:
A. \(q=\omega I_{0}cos(\omega t+\varphi )\) B.\(q=\frac{ I_{0}}{\omega}cos(\omega t+\varphi -\frac{\pi }{2} )\)
C. \(q=\omega I_{0}cos(\omega t+\varphi -\frac{\pi }{2} )\) D. \(q= Q_{0}sin(\omega t+\varphi )\)
Câu 4: Phương trình dao động của điện tích trong mạch dao động LC là \(q=Q_{0}cos(\omega t+\varphi )\). Biểu thức của hiệu điện thế trong mạch là:
A. \(u=\omega Q_{0}cos(\omega t+\varphi )\) B. \(u= \frac{Q_{0}}{C}cos(\omega t+\varphi )\)
C. \(u=\omega Q_{0}cos(\omega t+\varphi -\frac{\pi }{2} )\) D. \(u=\omega Q_{0}sin(\omega t+\varphi )\)
Câu 5: Mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C=10μF và cuộn dây thuần cảm có hệ số tử cảm L=10mH . Tụ điện được tích điện đến hiệu điện thế 12V. Sau đó cho tụ phóng điện trong mạch. Lấy \(\pi ^{2}=10\) và góc thời gian là lúc tụ bắt đầu phóng điện. Biểu thức của dòng điện trong cuộn cảm là :
A. \(i=1,2.10^{-10}cos(10^{6}\pi t+\frac{\pi }{3})(A)\) B.\(i=1,2\pi .10^{-6}cos(10^{6}\pi t-\frac{\pi }{2})(A)\)
C.\(i=1,2\pi .10^{-8}cos(10^{6}\pi t-\frac{\pi }{2})(A)\) D.\(i=1,2.10^{-9}cos10^{6}\pi t(A)\)
Câu 6: Mạch dao động LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L=2mH và tụ điện có điện dung C=5pF Tụ được tích điện đến hiệu điện thế 10V, sau đó người ta để cho tụ phóng điện trong mạch. Nếu chọn gốc thời gian là lúc tụ bắt đầu phóng điện thì biểu thức của điện tích trên bản tụ điện là:
A. \(q=5.10^{-11}cos10^{6}t(C)\) B. \(q=5.10^{-11}cos(10^{6}t+\pi )(C)\)
C.\(q=2.10^{-11}cos(10^{6}t+\frac{\pi}{2} )(C)\) D. \(q=2.10^{-11}cos(10^{6}t-\frac{\pi}{2} )(C)\)
Dùng dữ kiện sau trả lời cho câu 7, 8 và 9
Một mạch điện LC có điện dung C=2pF và cuộn cảm \(L=10^{-4}H\). Biết ở thời điểm ban đầu của dao động, cường độ dòng điện có giá trị cực đại và bằng 40 mA.
Câu 7: Biểu thức dòng điện trong mạch:
A. \(i=4.10^{-2}cos2\pi .10^{7}t(A)\) B. \(i=6.10^{-2}cos2 .10^{7}t(A)\)
C. \(i=4.10^{-2}cos(10^{7}t-\frac{\pi }{2})(A)\) D. \(i=4.10^{-2}cos2 .10^{7}t(A)\)
Câu 8: Biểu thức của điện tích trên bản cực của tụ điện:
A. \(q=2.10^{-9}sin2.10^{7}t(C)\) B.\(q=2.10^{-9}sin(2.10^{7}t +\frac{\pi }{3})(C)\)
C. \(q=2.10^{-9}sin2\pi .10^{7}t(C)\) D.\(q=2.10^{-7}sin2.10^{7}t(C)\)
Câu 9: Biểu thức của hiệu điện thế giữa hai bản cực của tụ điện:
A. \(u=80sin2.10^{7}t(V)\) B. \(u=80sin(2.10^{7}t+\frac{\pi }{6})(V)\)
C. \(u=80sin2\pi .10^{7}t(V)\) D.\(u=80sin(2.10^{7}t-\frac{\pi }{2})(V)\)
Từ khóa » Phi I Và Phi Q
-
Cách Viết Biểu Thức điện áp, Cường độ Dòng điện, điện Tích Trong ...
-
Công Thức Phương Trình Q Và I Trong Mạch LC - Vật Lý 12
-
Tổng Hợp Các Công Thức Vật Lý 12 Quan Trọng Dòng Điện Xoay ...
-
Viết Biểu Thức điện Tích Q, địên áp U, Dòng điện I Trong Mạch Dao ...
-
Bài Toán Viết Biểu Thức Q, I, U Liên Quan đến Dao động Và Sóng điện Từ
-
Quyết định 906/QĐ-BGTVT 2022 Dự án Thành Phần Quảng Ngãi ...
-
Thông Báo 209/TB-VPCP 2022 Kết Luận Công Tác điều Hành Giá 6 ...
-
Quan Chức LHQ đề Xuất Giải Pháp Thúc đẩy Kinh Tế Phi Phát Thải
-
Bồi Dưỡng Kiến Thức Quản Trị An Ninh Và An Ninh Phi Truyền Thống
-
Mối Quan Hệ Giữa Số Tiền Bảo Hiểm Và Phí Bảo Hiểm Nhân Thọ
-
Chính Thức Thu Phí Tự động Không Dừng Tuyến Cao Tốc Dài Nhất Việt ...
-
Những Mâu Thuẫn Trong Phát Ngôn Của Phi Nhung Và Quản Lý Diễm ...
-
Thông Tư 44/2022/TT-BTC Quy định Quản Lý Thực Hiện Chính Sách ...