Viết Các Số đo độ Dài Dưới Dạng Số Thập Phân

  1. Trang chủ
  2. Lý thuyết toán học
  3. Toán 5
  4. CHƯƠNG 2: SỐ THẬP PHÂN. CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ THẬP PHÂN
  5. Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân Trang trước Mục Lục Trang sau

1. Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài

Nhận xét: Trong bảng đơn vị đo độ dài, hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau \(10\) lần, tức là:

- Đơn vị lớn gấp \(10\) lần đơn vị bé;

- Đơn vị bé bằng \(\dfrac{1}{{10}}\) đơn vị lớn.

2. Cách viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân

Phương pháp chung:

- Xác định hai đơn vị đo độ dài đã cho là gì và tìm được mối liên hệ giữa chúng.

- Viết số đo độ dài đã cho thành phân số thập phân hoặc hỗn số có phần phân số là phân số thập phân.

- Viết phân số hoặc hỗn số vừa tìm được thành số thập phân gọn nhất.

Ví dụ 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: \(5m\,2dm = ...m\)

Phương pháp:

- Vì \(5m\) đã có cùng đơn vị đo của đề bài nên ta giữ nguyên \(5m\).

- Đổi \(2dm\) sang đơn vị \(m\). Ta tìm mối liên hệ giữa hai đơn vị đo đã cho là \(1m = 10dm\) hay \(1dm = \dfrac{1}{{10}}m\), từ đó ta chuyển \(2dm\) thành phân số thập phân có đơn vị là \(m\): \(2dm = \dfrac{2}{{10}}m\)

- Chuyển từ số đo độ dài dưới dạng hỗn số thành số đo độ dài tương ứng dưới dạng số thập phân có đơn vị là \(m\).

Cách giải:

Theo bảng đơn vị đo độ dài ta có \(1m = 10dm\) hay \(1dm = \dfrac{1}{{10}}m\).

Nên \(5m\,2dm = 5\dfrac{2}{{10}}m = 5,2m\)

Vậy \(5m\,2dm = 5,2m\).

Ví dụ 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: \(14m\,\,5cm = ...m\)

Cách giải:

Theo bảng đơn vị đo độ dài ta có \(1m = 100cm\) hay \(1cm = \dfrac{1}{{100}}m\).

Nên \(14m\,\,5cm = 14\dfrac{5}{{100}}m = 14,05m\)

Vậy \(14m\,\,5cm = 14,05m\).

Ví dụ 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: \(246cm = ...m\)

Phương pháp: Đổi \(246cm = 200cm + 46cm\), sau đó đổi \(200cm\) sang đơn vị \(m\) rồi làm tiếp tương tự như những ví dụ bên trên.

Cách giải:

\(246cm = 200cm + 46cm = 2m\,46cm = 2\dfrac{{46}}{{100}}m = 2,46m\)

Vậy \(246cm = 2,46m\).

Ví dụ 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: \(7,58m = ...m\,...cm = ...cm\).

Phương pháp:

-Xác định hai đơn vị đo độ dài đã cho là \(m\) và \(cm\) và tìm mối liên hệ giữa chúng \(1m = 100cm\) hay \(1cm = \dfrac{1}{{100}}m\) .

- Viết \(7,58m\) dưới dạng hỗn số có phần phân số là phân số thập phân

- Tách hỗn số thành phần nguyên và phần phân số, hai thành phần đều có đơn vị là \(m.\)

- Chuyển phần phân số với đơn vị là \(m\) sang đơn vị \(cm\).

Cách giải:

$7,58m = 7\dfrac{{58}}{{100}}m = 7m + \dfrac{{58}}{{100}}m = 7m\, + 58cm = 7m\,\,58cm = 700cm + 58cm = 758cm$.

Vậy \(7,58m = 7m\,\,58cm = 758cm\).

Trang trước Mục Lục Trang sau

Có thể bạn quan tâm:

  • Khái niệm số thập phân
  • Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
  • Ôn tập chương 3: Thống kê
  • Ôn tập chương 3: Phân số
  • Ba bài toán cơ bản của phân số

Tài liệu

Toán 12 - Viết nhanh phương trình đường thẳng qua các điểm cực trị của hàm số bậc 3 - Phùng Quyết Thắng

Toán 12 - Viết nhanh phương trình đường thẳng qua các điểm cực trị của hàm số bậc 3 - Phùng Quyết Thắng

Toán 10 - Các dạng toán về vectơ và các phép toán vectơ – Nguyễn Hoàng Việt

Toán 10 - Các dạng toán về vectơ và các phép toán vectơ – Nguyễn Hoàng Việt

Chuyên đề: Hệ thức Viet (full lý thuyết và bài tâp)

Chuyên đề: Hệ thức Viet (full lý thuyết và bài tâp)

Toán 12 - PP viết nhanh phương trình tiếp tuyến tại một điểm của đồ thị hàm số - Hoàng Trọng Tấn

Toán 12 - PP viết nhanh phương trình tiếp tuyến tại một điểm của đồ thị hàm số - Hoàng Trọng Tấn

Toán 11: Chuyên đề lượng giác - Đặng Việt Động

Toán 11: Chuyên đề lượng giác - Đặng Việt Động

Từ khóa » Bảng đổi đơn Vị đo độ Dài M2