Viết CV Ngành Kinh Doanh, Bán Hàng Như Thế Nào? - TopCV

Khi tham gia thị trường lao động ngành Kinh doanh/Bán hàng, bạn sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều ứng viên khác, vậy làm thế nào để gây ấn tượng? Bạn phải trở thành ứng viên sáng giá ngay từ vòng lọc CV. Hãy tạo cho mình một CV thật chỉn chu với nhiều thông tin cô đọng và đặc biệt. Sau đây TopCV sẽ gợi ý cách viết CV Kinh doanh/Bán hàng chuẩn, chuyên nghiệp để bạn tham khảo.

Cách viết CV Kinh doanh/Bán hàng chi tiết

Cách viết Thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân là những thông tin cơ bản về bạn để nhà tuyển dụng biết bạn là ai và có thể liên lạc với bạn khi muốn trao đổi phỏng vấn. Phần thông tin cá nhân trong CV Kinh doanh/Bán hàng bao gồm:

  • Họ và tên
  • Năm sinh
  • Số điện thoại
  • Email
  • Địa chỉ liên lạc

Lưu ý:

  • Ảnh đại diện nên sử dụng trang phục công sở lịch sự, ảnh rõ mặt, hạn chế sử dụng ảnh tự sướng hoặc có filter.
  • Tránh sử dụng các email thiếu chuyên nghiệp như: boydeptrai@yahoo.com, cobemituot2k@yahoo,com, v.vv..
  • Không nhất thiết phải bổ sung thông tin các mạng xã hội khác vì tính riêng tư. Tuy nhiên, nếu bạn ứng tuyển các vị trí trong ngành Truyền thông, Quảng cáo, Marketing, v.vv.. thì các tài khoản mạng xã hội sẽ là phương tiện để bạn thể hiện một phần nào đó cá tính, sự sáng tạo của bản thân, đồng thời giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn.

Ví dụ cách viết Thông tin cá nhân trong CV Kinh doanh/Bán hàng:

Họ và tên: Đặng Thị Thủy Tiên

Năm sinh: 1998

Địa chỉ: Cầu Giấy - Hà Nội

Số điện thoại: 0123 456 789

Email: Thuytientopcv@gmail.com

Thông tin cán nhân giúp nhà tuyển dụng liên lạc với bạn khi cần thiết

Nếu bạn đang tìm kiếm các cơ hội việc làm Kinh doanh/Bán hàng thì hãy truy cập TopCV ngay. TopCV với hàng trăm việc làm Kinh doanh/Bán hàng mới nhất mỗi ngày đến từ các doanh nghiệp uy tín hàng đầu hiện nay. Click để apply ngay!

Tìm việc Kinh doanh/Bán hàng

Cách trình bày Mục tiêu nghề nghiệp trong CV Kinh doanh

Thông thường, nhà tuyển dụng chỉ dùng 10 - 20 giây để đọc CV của bạn. Để “lọt mắt xanh” của nhà tuyển dụng thì hãy đảm bảo mục tiêu nghề nghiệp của bạn phải phù hợp với mô tả công việc, định hướng doanh nghiệp. Mục tiêu nghề nghiệp đúng chuẩn và hấp dẫn sẽ bao gồm các thông tin quan trọng như:

  • Lĩnh vực, kinh nghiệm làm việc của bạn.
  • Kỹ năng cốt lõi của bạn là gì? Các kỹ năng đó có thể đóng góp gì cho vị trí đang ứng tuyển và công ty? (Phần này bạn có thể dựa vào các keyword trong Mô tả công việc ở vị trí bạn đang ứng tuyển.)
  • Các thành tựu nổi bật bạn đã đạt được.
  • Định hướng ngắn hạn đối với cấp Nhân viên (1 - 3 năm) và định hướng dài hạn đối với cấp Quản lý (5 năm).

Mục tiêu nghề nghiệp bạn chỉ nên viết ngắn gọn trong 3 - 5 câu, đảm bảo theo nguyên tắc SMART (Specific - Tính cụ thể, Measurable - Đo lường được, Achievable - Khả năng thực hiện, Realistic - Tính thực tế, Time-bound - Khung thời gian).

Ví dụ mục tiêu nghề nghiệp cho Nhân viên kinh doanh:

Tôi đã có 2 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí Nhân viên kinh doanh lĩnh vực Giáo dục và Kiến trúc. Với kinh nghiệm tư vấn, chốt sales 500+ khách hàng, doanh số cá nhân vượt KPI 30% trong 4 tháng liên tiếp, tôi tin rằng mình có thể góp phần giúp công ty tăng trưởng doanh thu và phát triển bền vững. Trong 3 năm tới, tôi kỳ vọng có thể thăng tiến lên vị trí Trưởng phòng kinh doanh.

việc làm nhân viên kinh doanh Xem tất cả {{ job.title }} {{ job.company.name }} {{ job.salary }} {{ job.short_cities }} Ứng tuyển Xem tất cả

Ví dụ mục tiêu nghề nghiệp cho Giám đốc kinh doanh:

Với 5 năm kinh nghiệm làm Trưởng phòng kinh doanh lĩnh vực Bảo hiểm, tôi đã đào tạo, dẫn dắt đội ngũ tăng trưởng doanh thu 35% trong quý I/2023. Tôi mong muốn ứng tuyển vào vị trí Giám đốc kinh doanh tại Quý công ty để có thể sử dụng các kỹ năng tích lũy được, phát triển sâu rộng trong ngành, đồng thời đóng góp vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và đạt được các mục tiêu doanh thu cao hơn cho công ty.

Ví dụ mục tiêu nghề nghiệp cho Nhân viên chăm sóc khách hàng:

Với 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Chăm sóc khách hàng, tôi mong muốn ứng tuyển vào vị trí Nhân viên chăm sóc khách hàng tại Quý công ty. Tôi tự tin rằng với kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng thích ứng linh hoạt trong mọi tình huống mà tôi đã tích lũy được sẽ giúp Quý công ty nâng cao trải nghiệm cho khách hàng và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Trong 3 năm tới, tôi kỳ vọng trở thành Trưởng phòng chăm sóc khách hàng.

>> Xem thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Tổng hợp mẫu mục tiêu nghề nghiệp các ngành

Mục tiêu nghề nghiệp giúp nhà tuyển dụng đánh giá về định hướng, mức độ phù hợp với công việc

Cách trình bày Kinh nghiệm làm việc trong CV Kinh doanh

Kinh doanh/Bán hàng là ngành không quá khắt khe về Trình độ học vấn, tuy nhiên nhà tuyển dụng sẽ chú trọng vào kinh nghiệm thực chiến của ứng viên. Vì thế, đây là phần vô cùng quan trọng đối với các CV Kinh doanh/Bán hàng.

Khi trình bày Kinh nghiệm làm việc thì bạn cần bổ sung các thông tin về vị trí (chức vụ), tên công ty, thời gian làm việc, mô tả công việc và thành quả đạt được. Cụ thể:

  • Ưu tiên liệt kê kinh nghiệm làm việc theo thứ tự thời gian đảo ngược để nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy ngay kinh nghiệm làm việc gần nhất của bạn.
  • Thông thường, các câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh chỉ phù hợp sử dụng trong Cover letter, còn đối với CV Kinh doanh thì bạn nên sử dụng các gạch đầu dòng về vị trí công việc mà bạn đảm nhận.
  • Nên bắt đầu mỗi gạch đầu dòng ở phần mô tả công việc bằng một động từ. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy ngay được vai trò của bạn trong mỗi công việc, dự án nhất định.
  • Đừng để phần kinh nghiệm làm việc của bạn chỉ là bản “nâng cấp” của Job descriptions mà hãy làm cho nó nổi bật hơn bằng những con số. Ví dụ: ở vị trí đó bạn đã đạt được những gì, thành quả như thế nào, v.vv..

Cách trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV Nhân viên kinh doanh:

Công ty A - Nhân viên kinh doanh

8/2022- 5/2024

  • Tìm kiếm duy trì và phát triển mối quan hệ tốt với khách hàng.
  • Lập kế hoạch và thực hiện công tác gặp gỡ, khảo sát, chăm sóc khách hàng
  • Thương lượng, đàm phán các điều khoản, đề xuất phương án thực hiện hợp đồng với khách hàng.
  • Nhận và xử lý các khiếu nại của khách hàng về thông tin, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, v.vv..
  • Hiểu rõ nhu cầu khách hàng và đề xuất các giải pháp sản phẩm/dịch vụ phù hợp nhất để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
  • Theo dõi biến động giá cả thị trường để đề xuất giá tại từng thời điểm.
  • Thực hiện các báo cáo doanh số bán hàng, doanh thu, các chỉ tiêu kinh doanh hay các công việc khác theo phân công của Trưởng phòng kinh doanh.

Cách trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV Trưởng phòng kinh doanh:

Công ty X - Trưởng phòng kinh doanh

1/2023 - 5/2024

  • Lập kế hoạch, triển khai kế hoạch phát triển cho từng dự án, từng tuần, tháng, năm, v.vv..
  • Xây dựng và thực thi kế hoạch kinh doanh, đề xuất các giải pháp nhằm duy trì và thúc đẩy hoạt động kinh doanh đạt chỉ tiêu doanh thu và chi phí.
  • Quản lý, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự cấp dưới.
  • Hướng dẫn và điều hành trực tiếp công việc của từng nhân viên thuộc bộ phận kinh doanh.
  • Tìm kiếm phát triển các mối quan hệ với khách hàng và đối tác. Chăm sóc, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng.

Công ty C - Nhân viên kinh doanh

3/2020 - 11/2022

  • Thu thập, phân tích và liên tục cập nhật thông tin các dự án kinh doanh hàng ngày.
  • Nhận dạng và cập nhật danh sách khách hàng tiềm năng thông qua các kênh như Website, Đăng tin, Chạy quảng cáo, Gọi điện,...
  • Giới thiệu, tư vấn cho khách hàng dòng sản phẩm mà khách hàng đang quan tâm thuộc các dự án mà công ty đang triển khai.
  • Hỗ trợ khách hàng ký hợp đồng và theo dõi tiến độ thanh toán của khách hàng.
  • Thực hiện những công việc khác theo sự chỉ đạo của cấp trên.

Cách trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV Chăm sóc khách hàng:

Công ty B - Nhân viên chăm sóc khách hàng

7/2022 - 6/2024

  • Tiếp nhận khiếu nại, thắc mắc của khách hàng thông qua các cuộc gọi đến.
  • Trả lời những thắc mắc và giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải.
  • Chủ động liên hệ với khách hàng để xin ý kiến, thông tin khi họ trải nghiệm sản phẩm để cải tiến sản phẩm và nâng cấp dịch vụ của công ty.
  • Hỗ trợ đặt đơn hàng, hủy đơn hàng, hoàn tiền hoặc đổi trả hàng (nếu có).
  • Phối hợp với bộ phận kinh doanh, Sale Admin để thực hiện các chiến dịch quảng cáo cho công ty.
  • Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng thông qua sử dụng sản phẩm, từ đó đề xuất các kế hoạch kinh doanh phù hợp.
  • Thực hiện các công việc khác do cấp trên yêu cầu và phân công.
Kinh nghiệm làm việc thực tế là phần quan trọng đối với CV Kinh doanh/Bán hàng

Cách viết Trình độ học vấn

Kinh doanh/Bán hàng là ngành có quy mô lớn với nhiều vị trí khác nhau, các nhà tuyển dụng thường không yêu cầu quá khắt khe về trình độ học vấn, các ứng viên có khả năng giao tiếp tốt và đam mê kinh doanh có thể ứng tuyển. Nhưng đối với một số vị trí đặc thù cần có nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc như: Trình dược viên, Nhân viên quan hệ khách hàng, Sales Logistics, v.vv.. nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những ứng viên tốt nghiệp các ngành học liên quan. Hoặc bạn muốn thăng tiến lên các vị trí cao hơn như Trưởng phòng kinh doanh, Giám đốc kinh doanh thì Trình độ học vấn sẽ là thông tin tương đối quan trọng.

Ngoài Trình độ học vấn thì bạn có thể bổ sung thêm các Chứng chỉ liên quan đến ngành Kinh doanh/Bán hàng để làm nổi bật CV xin việc của mình. Dưới đây là một số chứng chỉ mà ứng viên ứng tuyển ngành Kinh doanh/Bán hàng nên thêm vào CV xin việc:

Chứng chỉ

Nội dung

CBP (Certified Business Professional)

Là chứng chỉ về kỹ năng kinh doanh chuyên nghiệp được cấp bởi Hiệp hội IBTA (International Business Training Association) – Hiệp hội Đào tạo Kinh doanh Quốc tế, có trụ sở tại Hoa Kỳ. CBP được chia thành 2 cấp độ là chứng chỉ nghề nghiệp về kỹ năng kinh doanh CBP Professional và chứng chỉ Quản lý chuyên nghiệp CBP Master Executive.

Chứng chỉ SCPS™ (SMEI Certified Professional Salesperson)

Là chứng chỉ Chuyên viên bán hàng chuyên nghiệp do Tổ chức Sales and Marketing Executives International (SMEI) toàn cầu cấp. Chương trình học SCPS™ còn cung cấp kiến thức cần có dành cho ngành Kinh doanh/Bán hàng từ kiến thức nền tảng về marketing đến các nghiệp vụ quan trọng như theo đuổi khách hàng tiềm năng, đàm phán, chốt sales, quản lý quan hệ khách hàng, v.vv..

Chứng chỉ CSE® (Certified Sales Executive)

Là chứng chỉ dành cho các Giám đốc Kinh doanh/Bán hàng do SMEI (Tổ chức Sales and Marketing Executives International toàn cầu) cấp. CSE cung cấp các kiến thức về hoạch định và dự báo thị trường, tổ chức lực lượng bán hàng và xây dựng kênh bán hàng mới, v.vv..

Cách viết Trình độ học vấn trong CV Kinh doanh/Bán hàng:

Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân (2016 - 2020)

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

GPA: 3.2

Chứng chỉ: Certified Business Professional (2019)

Cách trình bày Trình độ học vấn trong CV Kinh doanh/Bán hàng

Cách viết phần Kỹ năng trong CV Kinh doanh

Một phần vô cùng quan trọng trong CV Kinh doanh nữa chính là kỹ năng, đặc biệt đối với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì đây sẽ phần để nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp của bạn với vị trí đang ứng tuyển.

Tuy nhiên, bạn nên tránh liệt kê và chấm các kỹ năng dựa trên những thang đo, bởi khi nhà tuyển dụng nhìn vào thang điểm đó sẽ không biết được các kỹ năng của bạn ở mức nào. Thay vào đó, bạn nên liệt kê kỹ năng theo mức độ thành thạo. Trong trường hợp bạn không xác định rõ về các kỹ năng của mình thì hãy liệt kê chúng theo thứ tự, kỹ năng nào thành thạo nhất thì đặt trước.

Dưới đây là những kỹ năng quan trọng cần có đối với một CV ngành Kinh doanh/Bán hàng để bạn tham khảo:

  • Kiến thức về sản phẩm/lĩnh vực kinh doanh: Thị trường kinh doanh thường biến đổi không ngừng, việc cập nhật thông tin về thị trường sẽ giúp bạn thích nghi với những thay đổi, đưa ra các chiến lược kinh doanh, bán hàng phù hợp. Ngoài ra, việc nắm rõ kiến thức về sản phẩm/dịch vụ kinh doanh sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc, tư vấn cho khách hàng một cách hiệu quả hơn.
  • Kỹ năng giao tiếp: Ngành Kinh doanh/Bán hàng đòi hỏi Nhân viên phải thường xuyên giao tiếp trực tiếp với khách hàng để tư vấn, giới thiệu sản phẩm, khách hàng ở đây có thể là khách hàng cá nhân hoặc khách hàng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối tượng khách hàng của ngành Kinh doanh/Bán hàng cũng vô cùng đa dạng, ví dụ Tư vấn tuyển sinh thì sẽ tư vấn cho học viên và phụ huynh, Sales Logistics cần giao tiếp với khách hàng và đại lý/hãng tàu hay Trình dược viên sẽ giao tiếp với nhà thuốc, v.vv.. Vì thế, kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn thương lượng khéo léo, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng.
  • Kỹ năng chốt sales: Là kỹ năng cần có đối với bất kỳ CV ứng tuyển ngành Kinh doanh/Bán hàng nào, bởi một giao dịch bán hàng có thành công hay không sẽ nhờ vào khâu chốt sales này. Tùy vào sản phẩm/dịch vụ kinh doanh mà bạn có thể áp dụng các chiến thuật chốt sales như: chốt sales giả định, chốt sales thay thế, thăm dò phản hồi từ khách hàng, đồng cảm với khách hàng. v.vv..
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ: Sử dụng các công cụ CRM nhằm quản lý thông tin khách hàng và chăm sóc khách hàng hiệu quả.
  • Kỹ năng chăm sóc khách hàng: Chăm sóc khách hàng trước bán và sau bán là cách hiệu quả giúp bạn xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tạo tập khách hàng trung thành và tăng doanh số bán hàng hiệu quả.
  • Kỹ năng xử lý tình huống: Trong quá trình giao tiếp, ký kết hợp đồng kinh doanh, bán hàng sẽ phát sinh nhiều vấn đề khác nhau. Vì thế, kỹ năng xử lý tình huống sẽ giúp bạn nắm bắt tình huống nhanh chóng, đưa ra các phương án giải quyết hiệu quả, tránh gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp và khách hàng.

Ví dụ trình bày phần kỹ năng trong CV Kinh doanh:

Kỹ năng:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng xử lý tình huống
  • Kỹ năng chốt sales
  • Sử dụng phần mềm CRM
  • Giao tiếp tiếng Anh/tiếng Trung

>>> Đọc ngay: 10 kỹ năng trong CV nên có thu hút nhà tuyển dụng

Kỹ năng giao tiếp, chốt sales và xử lý tình huống là kỹ năng cần có khi bạn làm trong ngành Kinh doanh/Bán hàng

Cách trình bày các phần bổ sung khác

Ngoài những phần cơ bản trong CV Kinh doanh ở trên thì bạn có thể bổ sung thêm các thông tin khác giúp tăng giá trị và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng như:

  • Giải thưởng: Các giải thưởng nổi bật bạn đã đạt được ở công ty cũ.
  • Người tham chiếu: Thường là Quản lý, Giám đốc ở công ty cũ, họ là người có thể đưa ra đánh giá khách quan về năng lực, kỹ năng của bạn. Đối với các công ty lớn thì đây là phần khá cùng quan trọng để nhà tuyển dụng liên hệ kiểm tra đối chiếu về năng lực, thông tin bạn đã cung cấp trong CV.
  • Dự án cá nhân: Các dự án Kinh doanh, dự án xây thương hiệu cá nhân khác của bạn (nếu có).

Ví dụ trình bày phần bổ sung trong CV Kinh doanh:

Giải thưởng: Nhân viên kinh doanh xuất sắc quý I/2024 và quý II/2023

Người tham chiếu:

Trần Hồng Nhung - Giám đốc kinh doanh

SĐT: 0987 654 321

Email: Hongnhungtr@yahoo.com

Ngoài ra, TopCV đang có hàng trăm ngàn cơ hội việc làm với đa dạng ngành nghề như Bất động sản, Kiến trúc, Marketing, IT, v.vv.. Truy cập TopCV ngay để khám phá các cơ hội việc làm hấp dẫn hôm nay nhé!

Tìm việc ngay

Mẹo giúp CV Kinh doanh/Bán hàng lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng

Để CV Kinh doanh/Bán hàng của bạn được ấn tượng, lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng thì bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

Trình bày nội dung rõ ràng trong 1 - 2 trang

Bạn nên tránh nhồi nhét quá nhiều thông tin trong bản CV Kinh doanh/Bán hàng khiến CV của bạn trở nên nhàm chán, không đúng trọng tâm. Thay vào đó, bạn chỉ nên chọn lọc những thông tin quan trọng, nổi bật nhất, chứng minh bạn phù hợp với vị trí đang ứng tuyển.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết CV nhân viên kinh doanh (Kèm Mẫu CV Miễn Phí)

Nên trình bày nội dung CV rõ ràng, ngắn gọn trong 1 - 2 trang

Tham khảo Job description

Job description chính là bản mô tả “chân dung ứng viên” mà nhà tuyển dụng mong muốn. Vì thế, bạn có thể dựa vào Job description để có cái nhìn tổng quan nhất về các yêu cầu cần có, từ đó lựa chọn những keyword quan trọng để chỉnh sửa CV Kinh doanh/Bán hàng của mình cho phù hợp.

Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng phương pháp trên, bởi nếu bê nguyên nội dung trong Job description vào CV thì CV của bạn sẽ trở nên lộn xộn và nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rằng bạn đang không trung thực với kỹ năng, kinh nghiệm của mình.

Tránh lỗi chính tả, định dạng

Một lỗi nhỏ nhưng có thể khiến nhà tuyển dụng đánh trượt CV của bạn ngay từ vòng đầu tiên chính là lỗi chính tả, lỗi định dạng, điều này thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp. Vì thế, trước khi hoàn thành CV xin việc thì bạn nên kiểm tra lại về các lỗi chính tả, đồng thời nên gửi file CV dạng PDF để tránh bị lỗi nhé!

Bổ sung các con số thành tựu nổi bật

Trong CV Kinh doanh/Bán hàng, nhà tuyển dụng sẽ đặc biệt quan tâm đến kinh nghiệm thực chiến của ứng viên, xem ứng viên đã làm gì, đạt được những thành tựu nổi bật nào. Chính vì thế, để nổi bật thì bạn nên tập trung vào thành quả bạn đã đạt được như tạo ra doanh thu bao nhiêu, đạt KPI như thế nào, v.vv..

CV Kinh doanh/Bán hàng nên có những con số cụ thể về thành tựu bạn đã đạt được

Thêm thông tin Người tham chiếu

Bổ sung thông tin người tham chiếu sẽ giúp CV Kinh doanh/Bán hàng của bạn trở nên uy tín, chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt, khi bạn ứng tuyển vào các doanh nghiệp lớn thì thông tin người tham chiếu là vô cùng quan trọng để nhà tuyển dụng có thể liên hệ với Người tham chiếu để kiểm tra thông tin và xin đánh giá về ứng viên.

Những mẫu CV Kinh doanh ấn tượng, chuyên nghiệp

Dưới đây là các mẫu CV Kinh doanh/Bán hàng chuyên nghiệp, ấn tượng trên TopCV để bạn có thể tham khảo:

Mẫu CV Nhân viên bán hàng
Mẫu CV Nhân viên kinh doanh
Mẫu CV Giám đốc kinh doanh

Tạo CV ngay

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn viết CV Kinh doanh/Bán hàng để bạn tham khảo, hy vọng những chia sẻ trên của TopCV sẽ giúp ích cho bạn trong hành trình chinh phục sự nghiệp của mình. Ngoài ra, đừng quên truy cập TopCV để cập nhật các cơ hội việc làm uy tín với mức lương hấp dẫn đến từ những doanh nghiệp hàng đầu nhé!

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Từ khóa » Cv Nhân Viên Bán Hàng Siêu Thị