Viết Dàn ý Chi Tiết Phân Tích 8 Câu đầu Bài TRAO DUYÊN
Có thể bạn quan tâm
Tìm kiếm với hình ảnh
Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi
Tìm đáp án- Đăng nhập
- |
- Đăng ký
Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác
Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!
Đăng nhậpĐăng kýLưu vào
+
Danh mục mới
- nhuminh159
- Chưa có nhóm
- Trả lời
0
- Điểm
592
- Cảm ơn
0
- Ngữ văn
- Lớp 10
- 30 điểm
- nhuminh159 - 10:43:31 07/05/2022
- Hỏi chi tiết
- Báo vi phạm
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!
TRẢ LỜI
- quocbao37245
- Chưa có nhóm
- Trả lời
1
- Điểm
-77
- Cảm ơn
1
- quocbao37245
- 07/05/2022
a) Mở bài
- Giới thiệu sơ lược về tác giả, đoạn trích
Nguyễn Du là một ngôi sao sáng trên nền trời thơ ca Việt Nam, ông còn là bậc thầy trong cả việc miêu tả nội tâm nhân vật.
Đoạn trích Trao duyên là một trong những đoạn thơ có ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Khái quát tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích: Đoạn trích là tiếng lòng đau xót và tê tái, tâm trạng giằng xé đầy đau khổ của Thúy Kiều khi phải chia lìa hạnh phúc của mình.
b) Thân bài
* Luận điểm 1: Tâm trạng Kiều khi mở lời trao duyên
"Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
....
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."
- Kiều nhờ cậy Vân, lời nhờ cậy có sắc thái khác thường (cậy, chịu lời, lạy, thưa).
-> Lời xưng hô của Kiều vừa như trông cậy, vừa như nài ép, phù hợp để nói về vấn đề tế nhị tình chị duyên em.
- Nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim:
Giữa đường đứt gánh tương tư
Mối tơ thừa
Quạt ước, chén thề
-> Mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh của Kim - Kiều.
- Kiều giãi bày lí do đi đến quyết định trao duyên cho Vân
+ Gia đình Kiều gặp biến cố lớn sóng gió bất kì. Kiều buộc phải chọn một trong hai con đường là hiếu và tình -> Kiều đành chọn hi sinh tình để giữ trọn hiếu.
=> Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu.
+ Ngày xuân em hãy còn dài
-> Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước.
+ Xót tình máu mủ thay lời nước non
-> Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.
+ Thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối : Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời.
=> Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.
* Luận điểm 2: Tâm trạng Kiều khi trao kỉ vật và dặn dò em
- "Chiếc vành, bức tờ mây"
-> Kỉ vật đơn sơ mà thiêng liêng, gợi quá khứ hạnh phúc.
- Từ giữ - của chung - của tin
Của chung : của Kim, Kiều nay là cả của Vân nữa.
Của tin : những vật gắn bó gợi tình yêu thiêng liêng của Kim Kiều (mảnh hương, tiếng đàn)
-> Thể hiện sự giằng xé trong tâm trạng Thúy Kiều. Kiều chỉ có thể gửi gắm mối duyên dang dở cho Vân chứ không thể trao hết tình yêu mặn nồng xưa kia giữa nàng và Kim Trọng.
- Kiều dự cảm về cái chết:
+ hiu hiu gió, hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, người thác oan
-> Dự cảm không lành về tương lai, sự tuyệt vọng tột cùng. Kiều tưởng tượng ra cảnh mình chết oan, chết hận. Hồn không sao siêu thoát được bởi trong lòng đang nặng lời thề ước với Kim Trọng.
=> Sự đau đớn, đầy tuyệt vọng, tấm lòng thủy chung một lòng hướng về Kim Trọng của Kiều.
- Thúy Kiều dặn dò Thúy Vân
Đền nghì trúc mai: Đền ơn đáp nghĩa.
Rưới xin giọt nước: Tẩy oan cho chị.
-> Nỗi bứt rứt, dằn vặt trong lòng Kiều, Kiều như càng nhớ, càng thương Kim Trọng hơn bao giờ hết.
=> Thúy Kiều trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát.
* Luận điểm 3: Tâm trạng của Kiều khi nghĩ về Kim Trọng
- Lời thơ chuyển từ đối thoại sang độc thoại
- trâm gãy gương tan, tơ duyên ngắn ngủi, phận bạc như vôi, nước chảy hoa trôi lỡ làng
-> Nàng ý thức rõ về cái hiện hữu của mình, số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi.
- Hành động:
Nhận mình là "người phụ bạc"
Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt khác với cái lạy nhờ cậy lúc đầu
Hai lần gọi tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng.
-> Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý.
=> Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng.
c) Kết bài
Khái quát tâm trạng của Kiều trong đoạn trích.
Cảm nhận của em.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar1 voteGửiHủy
- Cảm ơn 1
- Báo vi phạm
Xem thêm:
- >> Bài mẫu thư UPU lần thứ 54 năm 2025
- lughthauth
- Nothing Stopping Me
- Trả lời
568
- Điểm
4540
- Cảm ơn
534
- lughthauth
- 07/05/2022
`@min`
a) Mở bài
- giới thiệu tác giả Nguyễn Du (sách giáo khoa chi tiết)
- giới thiệu đoạn trích Trao duyên: Đoạn trích "Trao duyên" nằm trong phần Gia biến và lưu lạc, khi Kiều phải ở trong tình thế khó xử là lựa chọn giữa đạo làm con và người mình yêu. Kiều đã đành gửi gắm duyên này của mình cho Thúy Vân và mình thì bán thân chuộc cha và em, làm tròn chữ hiếu.
- Đoạn trích đã thể hiện được tâm trạng đau khổ, day dứt tột cùng của Kiều.
b) Thân bài
* 8 dòng thơ đầu chính là lời nhờ cậy và hành động thuyết phục Thúy Vân của Thúy Kiều trước khi Kiều quyết định bán mình vào lầu xanh.
- Những lí lẽ và hành động của Kiều đã cho thấy được tâm trạng đau khổ của Kiều. Hai câu thơ đầu chính là lời nhờ cậy Thúy Vân của Thúy Kiều trước khi cô bán mình để chuộc cha và em.
- Người đọc có thể thấy được lí lẽ thuyết phục và hành động nhờ vả tinh tế của Kiều. Câu thơ 'Cậy em em có chịu lời" chính là mở đầu của lời lẽ trao duyên.
- Từ "cậy" là một từ độc đáo, gợi được âm điệu nặng nề, day dứt và khó mở lời của Thúy Kiều. Khác với những từ như "nhờ, mong", từ "cậy" gợi ra một sự khó mở lời và đau đớn trong lời nói của Thúy Kiều. Người đọc có thể thấy được cùng mang ý nghĩa nhờ vả nhưng từ cậy mang thêm sắc thái về sự hy vọng tha thiết và gửi gắm đầy tin tưởng của Thúy Kiều vào Thúy Vân về điều cô sắp nói.
- Tiếp theo, từ "chịu" thể hiện sự nài ép, bắt buộc nên Vân buộc phải nhận lời cho điều mà Kiều sắp nói. Câu thơ "Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa" là câu thơ thể hiện cử chỉ trao duyên. "Lạy, thưa" là hành động của người bề dưới đối với người bề trên, thể hiện cho sự tôn kính, nhờ vả, kính cẩn, trang trọng với người bề trên hoặc với người mà mình hàm ơn. Chính vì vậy, hành động của Kiều thể hiện sự khó nói, trang nghiêm và thiêng liêng cho điều mà cô sắp nói với Vân.
- Đồng thời, người đọc cũng thấy được sự thông minh , khéo léo của Kiều trong quá trình thuyết phục Vân cũng như cách dùng từ của Nguyễn Du.
- Tiếp theo, 6 câu thơ tiếp theo chính là lời lẽ trao duyên của Kiều.
- Đầu tiên, Thúy Kiều đã kể mối tình của mình với chàng Kim cho em nghe. Thành ngữ: "Giữa đường đắt gánh tương tư" và hình ảnh "mối tơ thừa, keo loan" cho thấy một mối tình nồng thắm nhưng mong manh và tràn ngập bất hạnh của Thúy Kiều và Kim Trọng. Những hình ảnh "quạt ước, chén thề" cho thấy một mối tình mà Kiều thực sự coi trọng và giờ đây cô muốn ủy thác cho em.
- Những câu thơ còn lại chính là những lí do mà Kiều đưa ra để thuyết phục em của mình. Kiều không chỉ gợi lại tai ương đến với gia đình "sóng gió bất kì" mà còn nói ra tình huống khó xử phải lựa chọn giữa đạo làm con và đạo phu thê với em, để rồi Kiều đành chọn hi sinh tình để làm tròn chữ hiếu.
c) Kết bài
Tóm lại, 8 câu thơ đầu chính là lời nhờ cậy và tâm trạng đau khổ của Kiều khi ở trong tình thế buộc phải trao duyên cho em mình.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar1 voteGửiHủy- Cảm ơn 1
- Báo vi phạm
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiTham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí
Bảng tin
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiLý do báo cáo vi phạm?
Gửi yêu cầu Hủy
Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát
Tải ứng dụng
- Hướng dẫn sử dụng
- Điều khoản sử dụng
- Nội quy hoidap247
- Góp ý
- Inbox: m.me/hoidap247online
- Trụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ khóa » Dàn ý Trao Duyên 8 Câu đầu
-
Dàn ý 12 Câu đầu Trao Duyên Chi Tiết Nhất (6 Mẫu) - Văn 10
-
Dàn ý Trao Duyên Chi Tiết Nhất (10 Mẫu)
-
Phân Tích 8 Câu đầu Bài Trao Duyên Lớp 10 Ngắn Gọn, Hay Nhất
-
Dàn ý Cảm Nhận Của Em Về 12 Câu Thơ đầu Trong Trao Duyên
-
Dàn ý Cảm Nhận Về 8 Câu Thơ Cuối Bài Trao Duyên - Thủ Thuật
-
Dàn ý Trao Duyên Chi Tiết Nhất (8 Mẫu) | 2022 Cokovietnam
-
Dàn ý Phân Tích 12 Câu đầu đoạn Trích Trao Duyên | Văn Mẫu 10
-
Dàn Ý Trao Duyên Trọn Bộ ❤️ Mẫu Lập Dàn Ý 12 Câu Đầu
-
Dàn Ý 12 Câu Đầu Trao Duyên ❤️️ 10 Mẫu Dàn Ý Hay Nhất
-
Dàn Ý Trao Duyên ❤️️ 18 Mẫu Dàn Ý Phân Tích Hay Nhất
-
Dàn ý Phân Tích 8 Câu Cuối đoạn Trích Trao Duyên Trong Truyện Kiều ...
-
Dàn ý Phân Tích 8 Câu Thơ Cuối đoạn Trích Trao Duyên Của Nguyễn ...
-
Lập Dàn ý 8 Câu Cuối Bài Trao Duyên - Văn Mẫu 10 Hay Nhất
-
Dàn ý 12 Câu đầu Thơ Trao Duyên (4 Mẫu + Sơ đồ Tư Duy) - Chiase24