Viết đoạn Văn Ngắn Cảm Nhận Về Khổ Cuối Bài Thơ Đồng Chí. Câu Hỏi ...

logologoTìm×

Tìm kiếm với hình ảnh

Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi

Tìm đáp án
    • icon_userĐăng nhập
    • |
    • Đăng ký
    icon_menu
avataricon

Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác

Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!

Đăng nhậpĐăng ký
  • add
  • Đặt câu hỏiiconadd
  • logo

    loading

    +

    Lưu vào

    • +

      Danh mục mới

    Lưuavataravatar
    • nguyenquan14logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      0

    • Điểm

      10

    • Cảm ơn

      0

    • Ngữ văn
    • Lớp 9
    • 20 điểm
    • nguyenquan14 - 19:18:48 24/10/2019
    Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về khổ cuối bài thơ Đồng chí.
    • Hỏi chi tiết
    • reportBáo vi phạm

    Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!

    TRẢ LỜI

    avataravatar
    • Meocute2007logoRank
    • team IQ vô cực
    • Trả lời

      3670

    • Điểm

      97800

    • Cảm ơn

      4153

    • Meocute2007
    • 20/08/2020

    @Meo_

    #NOCOPY > MOD BỚT XÓA BỪA

    Ở khổ thơ cuối bài đồng chí, tác giả có viết: " Đêm nay rừng hoang sương muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng trăng treo ". Một khổ thơ vô cùng lạnh lẽo qua lời diễn đạt thật hàm xúc về các hình ảnh một đêm trong rừng. Mọi thứ đều có vẻ rất hoang vắng với màn sương muối. Chao ôi ! Cảnh vật yên tĩnh đến lá lùng, mọi thứ như được ngưng động bởi sự tĩnh lặng ấy. Trong cả khu rừng ấy, các anh bộ đội, chiến sĩ không ngại cái lạnh, sự tối tăm mà vẫn đứng đó canh lũ giặc. Có lẽ thưa tinh thần đoàn kết đã xóa tan đi bao sự u tối, nhạt nhẽo nơi đó mà đã hâm nóng tình đồng chí với nhau. Cùng chiến đấu, quàng vai nhau đứng chờ giặc tới. Một ánh trăng sáng, vàng và thật tinh khiết, cùng hòa vào sự ấm áp mà các anh bộ đội danhg cho nhau. Màn đêm vẫn sáng chói trên những đầu súng can đảm.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar4.8starstarstarstarstar11 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn 7
    • reportBáo vi phạm
    • avataravatar
      • tannhanlogoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        0

      • Điểm

        55

      • Cảm ơn

        0

      bạn làm hay quá. cho mình xin fb được hong :3

    • avataravatar
      • truongsonnguyen52916logoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        0

      • Điểm

        50

      • Cảm ơn

        0

      quá hay

    Đăng nhập để hỏi chi tiếtavataravatar
    • jinjuhanlogoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      50

    • Điểm

      914

    • Cảm ơn

      19

    • jinjuhan
    • 22/11/2020

    Bài thơ Đồng chí với những câu văn dung dị, mộc mạc nhưng đã toát lên vẻ đẹp sáng ngời về những người lính bộ độ cụ Hồ năm xưa. Họ xuất thân từ những miền quê khác nhau, bỏ lại sau lưng là ruộng đồng, gia đình để lên đường chiến đấu cho độc lập dân tộc. Gặp nhau nơi rừng thiêng nước độc, giữa tiếng đạn bom, giữa những hiểm nguy luôn rình rập, nhưng họ không hề lo sợ, nao núng tinh thần. Họ đã cùng nhau sống, chiến đấu và gắn bó thân thiết như anh em ruột thịt:

    Đêm nay rừng hoang sương muối

    Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

    Đầu súng trăng treo.

    “Đầu súng trăng treo”, câu thơ ngắn gọn mà cô đọng những ý nghĩa sâu xa. Sự đối lập giữa hai hình ảnh súng và trăng, đối lấp giữa hiện tại chiến tranh ác liệt và khát vọng hòa bình tươi sáng. Giữa rừng khuya thanh vắng, các anh cùng sát bên nhau làm nhiệm vụ, ánh trăng trên cao như người bạn đồng hành cùng chiến đấu. Ánh trăng như giúp các anh tạm quên đi những ngày tháng chiến đấu vất vả, ánh trăng của khát khao hòa bình dân tộc, ánh trăng gợi nhớ về quê hương yên bình.

    Anh với tôi từ xa lạ mà thành thân quen, rồi sát cánh bên nhau những ngày chiến đấu, tình cảm nối lại thành tình đồng chí. Câu thơ cuối bài có ý nghĩa thật đẹp, là hình ảnh chan hòa giữa con người với thiên nhiên, đất nước, là khát vọng về ngày hòa bình của dân tộc. Ánh trăng cuối bài thơ như tỏa ánh sáng dịu dàng, soi rọi cho tình đồng chí gắn bó keo sơn.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar1 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn 2
    • reportBáo vi phạm
    Đăng nhập để hỏi chi tiết

    Bổ sung từ chuyên gia

    Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đêm nay cũng như bao đêm khác, các anh phục kích chờ giặc trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt- rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả. Từ "chờ" gợi lên một tư thế hoàn toàn chủ động, làm chủ hoàn cảnh. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, là điểm nhấn của 3 phần, điểm sáng của toàn bài thơ. Cảnh vừa thực vừa mộng. Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầu súng. Đó còn là một liên tưởng thật thú vị. Súng và trăng là gần và xa, thực và mơ, chất chiến đấu và chất trữ tình, là biểu tượng sóng đôi của dân tộc Việt Nam dũng cảm và hài hoa. Đồng thời nó cũng thể hiện rõ nét tư thế chủ động, tin tưởng, và tâm hồn yêu đời của một anh bộ đội cụ Hồ. Như vậy, khổ thơ đã khắc họa một cách sinh động biểu tượng đẹp về tình đồng chí trong gian khổ, khó khăn của chiến đấu.

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    questionĐặt câu hỏi

    Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

    Bảng tin

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    iconĐặt câu hỏi

    Lý do báo cáo vi phạm?

    Gửi yêu cầu Hủy

    logo

    Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát

    • social
    • social
    • social

    Tải ứng dụng

    google playapp store
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Điều khoản sử dụng
    • Nội quy hoidap247
    • Góp ý
    • Tin tức
    • mailInbox: m.me/hoidap247online
    • placeTrụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Từ khóa » Cảm Nhận Khổ Thơ Cuối Bài đồng Chí Ngắn Gọn