Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn ❤️️15 Mẫu

Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn ❤️️ 29 Mẫu Hay Nhất ✅ Đón Đọc Mẫu Văn Đặc Sắc Giúp Học Sinh Luyện Tập Và Nâng Cao Kỹ Năng Viết.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Dàn Ý Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn
  • Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Hay – Bài 1
  • Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Ngắn Gọn – Bài 2
  • Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn – Bài 3
  • Văn Mẫu Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Văn Mẫu – Bài 4
  • Bài Văn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn – Bài 5
  • Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Luyện Viết – Bài 6
  • Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Sinh Động – Bài 7
  • Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Ấn Tượng – Bài 8
  • Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Chọn Lọc – Bài 9
  • Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Ngắn Hay – Bài 10
  • Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Đặc Sắc – Bài 11
  • Viết Đoạn Văn Ngắn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn – Bài 12
  • Nghị Luận Về Truyền Thống Uống Nước Nhớ Nguồn – Bài 13
  • Viết Đoạn Văn 200 Chữ Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn – Bài 14
  • Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Lớp 7 – Bài 15

Dàn Ý Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn

Tham khảo mẫu Dàn Ý Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn chi tiết sau đây để có thể triển khai bài văn đầy đủ ý nhất.

1. Mở bài

– Dân tộc ta có truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”– Đây là một đạo lý tốt đẹp dạy con cháu ghi nhớ công ơn của thế hệ trước, khuyên chúng ta phải có lòng biết ơn.

2. Thân bài

– Giải thích câu tục ngữ:+ “Uống nước”: Hành động hưởng thụ -> hưởng thụ thành quả, kết quả người khác tạo ra mà không phải làm gì cả.+ “Nguồn”: Nơi ngọn nguồn xuất phát của dòng nước -> chỉ những con người, tập thể tạo nên thành quả cho người khác hưởng thụ+ Nghĩa đen: Thiên nhiên ban tặng cho con người nước, con người phải ghi nhớ, biết ơn+ Nghĩa bóng: Khuyên răn chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết ơn công lao người tạo ra thành quả đó.

– Tại sao phải “Uống nước nhớ nguồn”?+ Trong gia đình, cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng ta nên người, tạo ra của cải vật chất nuôi ta -> biết ơn cha mẹ+ Ngoài xã hội, các thành quả có được đều do lớp người đi trước tạo nên, hi sinh cả xương máu -> biết ơn những người thầm lặng.+ Các thầy cô giáo dạy ta tri thức, bác nông dân làm ra hạt gạo….

– Phải làm gì để “Uống nước nhớ nguồn”?+ Luôn tự hào về truyền thống dân tộc, có lòng tự tôn dân tộc+ Ra sức bảo vệ, học tập, lao động đóng góp cho quê hương+ Trong gia đình: Luôn nghe lời ông bà, cha mẹ, cố gắng học tập tốt+ Sống có ý thức, có trách nhiệm với gia đình, xã hội

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

Gợi Ý 💦 Viết Một Đoạn Văn Ngắn Gọn ❤️️ 21 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Hay – Bài 1

Hãy Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn là một trong những chủ đề rất hay và được nhiều bạn đọc yêu thích.

Từ xa xưa, lòng biết ơn luôn được cha ông ta đề cao, phát huy như một truyền thống quý báu. Cùng với quan niệm trên, tục ngữ có câu “Uống nước nhớ nguồn”. Nghĩa hàm ẩn là khi chúng ta hưởng thụ bất cứ thành quả nào, dù là vật chất hay tinh thần, cũng phải nhớ đến công ơn người đã làm ra chúng. Ăn một bữa cơm no đủ phải nhớ đến người làm ra hạt gạo; mặc một chiếc áo ấm áp phải biết ơn người đã thêu dệt nên.

Câu tục ngữ như một lời răn rất triết lý, rất nhân sinh, hướng con người trở nên hoàn thiện hơn. Bởi, lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp nhất của con người. Người có lòng biết ơn sẽ luôn được yêu quý, trân trọng, họ sẽ nhận được sự giúp đỡ nồng nhiệt bất cứ khi nào họ gặp khó khăn.

Người được biết ơn cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, nhiệt tình hơn khi giúp đỡ, từ đó, các mối quan hệ giữa người và người cũng phát triển và ngày một khăng khít hơn. Khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu vốn văn hoá cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hoá truyền thống của đất nước.

Tuy nhiên với sự phát triển hiện đại như hiện nay, những giá trị truyền thống đang ngày càng mai một, một bộ phận giới trẻ ngày nay đang quay lưng với truyền thống, sống ích kỷ, chỉ biết cho riêng mình. Chính vào lúc này đây, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” – truyền thống biết ơn cần phải được đề cao hơn nữa.

Bởi không có những bài học quá khứ làm sao có được thành công trong hiện tại và tương lai? Vậy nên, hãy chắt chiu những giá trị tốt đẹp từ quá khứ bằng lòng biết ơn, nhưng cũng vừa nhìn vào tương lai một cách đầy tích cực và chiến đấu với thực tại thật nhiệt huyết.

Chia Sẻ 🌼 Cách Viết Đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ ❤️️ Hay Nhất

Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Ngắn Gọn – Bài 2

Bài mẫu Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn.

Ông cha ta từ xa xưa có câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn” đó chính là một lời khuyên nhủ cho con cháu thế hệ sau phải biết sống những người đã giúp đỡ mình. Không phải tự nhiên mà chúng ta có được cuộc sống ấm no, đầy đủ như hiện tại. Đó là thành quả của nhiều người đã vất vả làm nên như bố mẹ và thầy cô. Bố mẹ không quản khó khăn, cúc nhọc kiếm tiền nuôi dưỡng chúng ta nên người. Thầy cô ngày ngày đứng trên bục giảng, tận tâm truyền đạt kiến thức tới học sinh….

Là “người uống nước” của ngày hôm nay, chúng ta cần có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được trở nên ngày một đơm hoa kết trái. Trong gia đình, chúng ta cần làm tròn bổn phận là một người con. Ở trường, bản thân cần phải là một học sinh gương mẫu, nỗ lực học tập để không phụ công ơn giảng dạy của thầy cô, chăm lo nuôi dưỡng của bố mẹ.

Chia sẻ cơ hội 🌿 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌿 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn – Bài 3

Bài mẫu Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ sau đây.

Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bời vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn, điển hình là câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn. “Nguồn” là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. “Nguồn” còn có thể hiểu là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội.

Còn “uống nước” đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống. Thật vậy, trong cuộc sống, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hi sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả, vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ.

Đó là sự công bằng trong xã hội. Hơn nữa, lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh, với tập thể tạo ra một xã hội thân ái, kết đoàn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nêu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng. Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh.

Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Họ sống lạnh lùng, thờ ơ và vô ơn đối với những gì bản thân đang được hưởng, họ coi đó là những điều có sẵn, chỉ việc hưởng thụ. Lại có những người chạy theo lối sống phương Tây mà bỏ quên đi những truyền thống văn hóa dân tộc,… những người này đáng bị phê phán và chỉ trích.

Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống. Mặc dù trái qua bao thăng trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian.

Tham Khảo 🌼 Viết Đoạn Văn Nghị Luận ❤️️ 15 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Văn Mẫu Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Văn Mẫu – Bài 4

Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Văn Mẫu là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể ôn tập thật tốt cho kì thi của mình.

Trải qua nghìn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã đúc kết được vô vàn truyền thống tốt đẹp qua những câu tục ngữ ngắn gọn mà đi hết đời, chúng ta cũng không học hết được những điều hay lẽ phải ấy. Một trong những truyền thống quý báu được thể hiện qua câu tục ngữ hàm súc: “Uống nước nhớ nguồn”.

Trước hết ta phải hiểu nội dung câu tục ngữ là như thế nào. “Uống nước” chính là sự hưởng thụ những thành quả vật chất và tinh thần; “Nhớ nguồn” là sự tri ân, giữ gìn phát huy những thành quả của người làm ra chúng. Như vậy cả câu tục ngữ là lời khuyên, lời dạy bảo chúng ta phải biết ơn thế hệ cha anh và phát huy những thành quả của họ .

Thật vậy, thành quả không tự nhiên mà có. Đất nước hoà bình mà chúng ta sống hôm nay được đổi bằng sinh mạng của biết bao người ngã xuống. Bởi vậy ta không được phép quên tổ tiên, nòi giống và những người đã chiến đấu, hy sinh bảo vệ quê hương. Cha mẹ, ông bà người thân đã sinh ra ta, nuôi dưỡng ta khôn lớn, thầy cô dạy dỗ ta học hành trở nên người có ích cho xã hội. Tất cả đều là “nguồn” để ta phải nhớ, phải tri ân.

Lòng biết ơn là cở sở của đạo làm người. Một xã hội chỉ thực sự tốt đẹp khi được xây dựng vững vàng trên nền tảng đạo lý. Trên khắp đất nước Việt Nam lòng biết ơn thể hiện ở việc xây dựng các đền, miếu, chùa chiền phụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước.

Trong mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng. Nhiều năm nay, cả nước dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và những gia đình có công với cách mạng. Đến bất kỳ nơi nào cũng có thể tìm thấy những biểu hiện sinh động phong phú của đạo lý “uống nước nhớ nguồn ”trên đất nước ta .

Nhớ nguồn không chỉ là biết ơn, giữ gìn, bảo vệ thành quả đã có mà bản thân mỗi người cần cố gắng cống hiến, bổ sung thêm những thành quả mới cho “nguồn nước” dân tộc luôn tràn đầy và bất diệt. Có như vậy mới phát huy được tinh hoa truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, làm cho xã hội ngày một phát triển. Đó mới là nhớ nguồn một cách thiết thực.

Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta chưa làm ra của cải vất chất, tinh thần cho xã hội, do đó hãy bày tỏ lòng biết ơn chân thành với cha mẹ, thầy cô bằng lời nói, việc làm cụ thể của mình: phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội sau này .

Lòng biết ơn thực sự là một nét truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc song nó không tự nhiên mà có. Nó là kết quả của quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài của con người.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Bài Văn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn – Bài 5

Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Đơn Giản giúp các em có thể rèn luyện thêm kĩ năng viết của mình.

Truyền thống uống nước nhờ nguồn là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Mỗi người trong chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy mạnh mẽ tinh thần đó. Đây là truyền thống thể hiện sự kính trọng của thế hệ đi sau với thế hệ đi trước để tỏ lòng biết ơn của mình với những người có ơn với mình. Hằng năm, cứ mỗi dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ, đảng và nhà nước lại tổ chức các hoạt động viếng thăm mộ liệt sĩ, thăm hỏi gia đình liệt sĩ, tặng quà, tạo điều kiện cho gia đình phát triển.

Hiện nay, mọi người trong xã hội đã chú ý hơn đến việc này, không chỉ các cơ quan chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động này mà những đơn vị, tổ chức cá nhân cũng tham gia rất tích cực. Mọi người chung tay nhau, quyên góp, sau đó tổ chức các hoạt động thăm hỏi từng gia đình một, trao quà tặng thưởng.

Tuy những món quà đó chưa hẳn đã có nhiều giá trị về vật chất nhưng lại đầy ắp tinh thần của người trao. Đây là các việc làm rất ý nghĩa, cần được mọi người phát huy, giữ gìn để truyền thống uống nước nhớ nguồn mãi được những dân tộc khác tôn trọng và học hỏi.

Tham Khảo 💦 Viết Đoạn Văn Khoảng 200 Chữ Về Phẩm Chất Cần Có Của Thanh Niên Hiện Nay ❤️️ Hay Nhất

Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Luyện Viết – Bài 6

Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Luyện Viết giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới để làm bài của mình hấp dẫn hơn.

Con người Việt Nam ta từ xưa đến nay được biết đến với nhiều truyền thống quý báu, luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ người khác. Một trong những đức tính, truyền thống tốt đẹp mà ta phải nhắc đến đó chính là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

Câu tục ngữ vô cùng đúng đắn và mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Nguồn theo nghĩa đen được hiểu là thượng nguồn, nơi bắt đầu của dòng sông, còn ý nghĩa của nguồn trong câu tục ngữ này là cội nguồn, là tổ tiên, thế hệ đi trước của con người chúng ta. Câu nói mang ý nghĩa khuyên nhủ con người được hưởng nền độc lập, những thành tựu bây giờ thì phải luôn nhớ về và biết ơn thế hệ đi trước đồng thời có những hành động đền ơn đáp nghĩa, xây dựng xã hội phát triển hơn để thế hệ mai sau có điều kiện phát triển.

Biểu hiện của hành động uống nước nhớ nguồn của đồng bào ta được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đầu tiên là việc chúng ta biết ơn, trân trọng những thành tựu của thế hệ trước để lại bằng những tình cảm tốt đẹp nhất. Bên cạnh đó là việc chúng ta cố gắng học tập, lao động để có cuộc sống tốt đẹp và xây dựng đất nước phát triển văn minh hơn; gây dựng một tương lai tươi sáng cho thế hệ mai sau.

Để tưởng nhớ những vị anh hùng, thế hệ đi trước, chúng ta có những hành động thiết thực để tưởng nhớ, khắc ghi công lao của họ như: tổ chức lễ hội, đặt tên các con đường theo tên vị anh hùng,… việc uống nước nhớ nguồn mang lại cho chúng ta ý nghĩa vô cùng to lớn: nó khơi gợi lòng biết ơn trong mỗi con người và lan tỏa tình cảm đó ra cộng đồng; tạo nên những thông điệp tích cực và truyền thống biết ơn. Bên cạnh đó, điều này còn giúp cho con người trong đất nước thêm đoàn kết, gắn bó với nhau hơn. Việc uống nước nhớ nguồn cũng góp phần xây dựng cho con người những đức tính quý báu khác.

Mỗi chúng ta đều có cội nguồn, có tổ tiên. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có hành động đền ơn đáp nghĩa, biết ơn tổ tiên của mình và phát triển bản thân mình mạnh mẽ hơn nữa, gây dựng tương lai tươi sáng cho bản thân và trở thành công dân tốt cho xã hội.

Tham Khảo 🌹 Viết Đoạn Văn Về Tính Trung Thực ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất

Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Sinh Động – Bài 7

Bài mẫu Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Sinh Động được nhiều bạn đọc chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học nổi tiếng.

Nước ta có chuyền thống quý báu từ rất xưa “Uống nước nhớ nguồn”. Nghĩa đen của câu tục ngữ này là phải nhớ đến nơi đã tạo ra cho mình nguồn nước mát lành để uống. Còn nghĩa bóng ỏ đây nói chúng ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả tốt đẹp cho chúng ta hưởng thụ. Răn dạy chung ta phải ghi nhận và cảm ơn những người đã bỏ ra công lao, sức lực của bản thân để tạo ra thành quả cho chúng ta. Thế hệ trước đã để lại rất nhiều điều tốt đẹp cho chúng ta, họ hi sinh than mình để cưu nước và giữ nước.

Vì vậy, công lao của họ rất to lớn, nếu không có họ thì bây giờ nước chúng ta cũng chưa chắc có ngày độc lập như bây giờ. Luôn nhớ ơn và tưởng nhớ họ bằng những việc đền ơn đáp nghĩa, hành động thiết thực. Cần lan tỏa truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” rộng ra cộng đồng để họ có thể hành động tích cực và phát huy truyền thống đó. Còn giúp cho con người chung một đất nước thêm đòn kết và ngày càng yêu quý nhau hơn.

Truyền thống quý báu này cần được lưu giữ để truyền lại cho con cháu ta đời sau. Hãy là một con người tốt, hưởng ứng nhiều phong trào đền ơn đáp nghĩa để ghi nhớ công ơn của những người đã đi trước ta từ những thế hệ trước.

Gợi Ý 🌿 Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Suy Nghĩ Tích Cực ❤️️15 Mẫu Hay

Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Ấn Tượng – Bài 8

Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Ấn Tượng, cùng đón đọc mẫu văn hay sau đây nhé!

Tục ngữ là kho tàng quý báu của dân tộc ta, là túi khôn chứa đựng bao bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa. Từ đó ta tìm thấy những kinh nghiệm sống trong thực tế, những bài học đạo đức giúp ta hoàn thiện nhân cách. Ông ta đã nhắc nhở thế hệ sau phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho mình qua cây tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn.”

Trước tiên ta hiểu “nguồn” là nơi xuất phát của dòng nước, từ núi, từ rừng đổ ra suối rồi ra sông, ra biển. Đây là thứ nước trong khiết, mát lành nhất. Bởi vậy khi uống nước làm vơi đi cơn khát chúng ta phải biết suy ngẫm đến nơi xuất phát dòng nước ấy. Đằng sau đó, ông cha ta còn gửi gắm một bài học ý nghĩa sâu sắc: chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.

Trong cuộc sống này, không có thứ gì mà tự nhiên sinh ra cả. Những gì mà chúng ta được hưởng thụ ngày hôm nay phần lớn đều là do công sức lao động của những người đi trước. Để tạo ra thành quả đó,họ đã phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí là hi sinh nhiều thứ đáng giá. Trong khi đó, những người thế hệ sau như chúng ta lại có thể hưởng thụ mà không cần bỏ ra chút công sức nào. Chính vì thế ta phải biết ơn họ như là một cách để đền đáp phần nào những gì họ bỏ ra.

Không chỉ vì vậy, lòng biết ơn còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Lòng biết ơn sẽ giúp chúng ta gắn bó với cha anh, tạo lên một khối đoàn kết. Khi chúng ta biết ơn người đã làm ra thành quả cho ta hưởng thụ thì ta sẽ càng biết trân trọng những cống hiến đó, sử dụng nó vào những công việc có ích.

Lòng biết ơn là một phẩm chất đạo đức mà ai cũng cần có, là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay. Trong kho tàng văn học dân gian, không phải một lần ông cha ta nhắc nhở chúng ta phải biết sống ân nghĩa: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm.” hay “Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn”… Bởi vậy, chúng ta, những thế hệ sau cần phải kế thừa và tiếp nối truyền thống tốt đẹp ấy.

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã đưa ra lời khuyên sâu sắc đối với mỗi chúng ta về lòng biết ơn trong cuộc sống. Thế nhưng hiện nay vẫn còn những kẻ vô ơn, sống vô trách nhiệm, coi những điều mà mình đang có là hiển nhiên. Những con người ấy cần phải lên án nghiêm khắc. Mỗi chúng ta cần nhận thức được rằng lòng biết ơn là một phẩm chất tốt đẹp mà mọi người phải có. Chúng ta cần hiểu rõ những thành quả người khác làm ra, ghi nhớ công của họ, trân trọng thành quả đó và ra sức cố gắng phát triển nó để không uổng phí công sức của người khác.

Trải qua bao nhiêu năm tháng, câu tục ngữ vẫn giữ nguyên giá trị. Mỗi chúng ta cần tiếp nhận bài học mà ông cha ta đã nhắn nhủ, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc.

Xem Nhiều Hơn 💦 Viết Đoạn Văn 200 Chữ ❤️️Cách Viết & 24 Bài Văn Hay Nhất

Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Chọn Lọc – Bài 9

Bài mẫu Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Chọn Lọc từ SCR.VN và chia sẻ rộng rãi đến các bạn đọc sau đây.

Một trong những đạo lí truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc ta là “Uống nước nhớ nguồn” hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đạo lí ấy luôn tồn tại trong văn hóa của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài bốn ngàn năm lịch sử. Đó là lời răn dạy của cha ông chúng ta với thế hệ con cháu rằng: Phải biết ghi nhớ công ơn, biết ơn các thế hệ đi trước đã tạo dựng lên thành quả để chúng ta hưởng thụ ngày hôm nay.

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” thật mộc mạc, súc tích mà hàm chứa thật nhiều ý nghĩa. “Uống nước” – một hành động mà chúng ta thường xuyên làm, đó là chỉ sự hưởng thụ, là hành động hưởng thành quả, kết quả mà người khác đã tạo dựng sẵn, chúng ta không cần phải lao động cũng có được. Còn “nguồn” tức là chỉ mạch nguồn, ngọn nguồn nơi xuất phát của dòng nước. Hay “nguồn” cũng là để chỉ những con người, tập thể đã tạo dựng lên thành quả cho chúng ta hưởng thụ “uống nước”.

Nguồn nước mà chúng ta hưởng thụ mỗi ngày đều là do thiên nhiên ban tặng, vậy nên chúng ta cần biết ơn thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho chúng ta nguồn nước quý giá ấy. Hay cũng là lời ông cha ta muốn khuyên dạy chúng ta rằng: Phải luôn ghi nhớ những hành động của người khác, của thế hệ trước đã giúp đỡ, hi sinh cho mình để mình có được niềm vui, hạnh phúc, được hưởng trái quả ngọt ngào. Đây là một đạo lí thật hàm súc, là nền tảng của một xã hội tốt đẹp.

Mỗi chúng ta sống ở cuộc đời này không ai là có thể tự tạo dựng cho mình một cuộc sống riêng mà không hưởng thành quả mà người khác đã gây dựng ra được. Như khi chúng ta sinh ra, chúng ta đã chịu ơn sinh thành, nuôi dưỡng của mẹ cha từ chín tháng mười ngày trong bụng mẹ. Vậy nên, chúng ta không thể không biết ơn cha mẹ của mình.

Các thành quả trong xã hội, trong cuộc sống không phải tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, có được là do bàn tay khối óc của con người tạo dựng lên. Thế nên, chúng ta càng phải biết ơn những người đã tạo lên thành quả đó để mình được hưởng thụ ngày hôm nay.

“Uống nước nhớ nguồn” – đây là một truyền thống, một đạo lí vô cùng tốt đẹp và đúng đắn của dân tộc ta. Những thế hệ sau như chúng ta hãy biết ơn, hãy luôn ghi nhớ, gìn giữ những gì mà thế hệ trước đã làm để chúng ta có thể hưởng thành quả như ngày hôm nay.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Ngắn Hay – Bài 10

Bài mẫu Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Ngắn Hay sẽ gợi ý thêm cho các em thêm nhiều ý văn hấp dẫn để làm bài của mình hay hơn.

”Uống nước nhớ nguồn” là câu tục ngữ đã được cha ông ta nói để cho thế hệ con cháu như chúng ta bây giờ có thể trở thành một người con một người công dân tốt, một phần là do đức tính nhớ ơn đó.

”Uống nước nhớ nguồn” theo tôi nghĩ thì nó có nghĩa là chúng ta là thế hệ con cháu thì cháu phải biết ơn những thành phẩm mọi thứ ở hiện tại như: chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp là một người tốt cho xã hội là nhờ công ơn của cha mẹ chúng ta đã dưỡng dục chúng ta nên người; có một thế giới hòa bình như bây giờ là nhờ sự hi sinh của các chiến sĩ đã anh dũng sông pha lên chiến trường để diệt các thành phần ác độc đã tàn phá sự sống, làm cho cuộc sống trở nên khắc nghiệt: và nhiều việc khác mà các cha ông đi trước đã để lại cho chúng ta.

Vì thế sự biết ơn các thành quả của người khác cho mình là vô cùng quan trọng, ngày nay thế hệ con cháu chúng ta đang biết ơn bằng các hành động tốt đẹp và nó đã trở thành truyền thống của chúng ta như việc chúng ta thắp hương để tưởng nhớ ông bà, các chiến sĩ. Nhưng ở hiện tại vẫn có một số thành phần đang ”Ăn cháo đá bát” những người đó chỉ hưởng thụ những thứ mà những người đi trước để lại, họ đã phải bỏ biết bao mồ hôi và công sức của họ cho chúng ta mà những thành phần đó đã không biết ơn lại còn không coi trọng các của cải ấy. Nên bây giờ chúng ta cần khuyên ngăn và phê phán những hành động xấu đó.

Xem Thêm 🌹 Viết Đoạn Văn Về Lòng Dũng Cảm ❤️️15 Bài Nghị Luận Hay

Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Đặc Sắc – Bài 11

Cùng đón đọc mẫu văn hay chia sẻ về chủ đề ”Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Đặc Sắc” sau đây.

Đất nước chúng ta có một kho tàng văn học, trong đó tục ngữ là những bài học trí tuệ sâu sắc được đúc kết từ những kinh nghiệm sống của ông cha ta. Lời khuyên nhủ ấy được thể hiện trong câu tục ngữ đơn giản nhưng giàu ý nghĩa: “Uống nước nhớ nguồn.” Câu tục ngữ này là một lời nói ẩn dụ mà tổ tiên đã để lại nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn đến những công lao mà người khác đã bỏ sức ra để cho mình có cuộc sống ấm no hôm nay.

Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những việc cao đẹp như tục thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Ngoài ra trong cuộc sống còn có những người sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn, họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng. Thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Những người như thế thật đáng phê phán và chê trách.

Là học sinh, em sẽ cố gắng phấn đấu học tập để không phụ lòng ba mẹ và thầy cô đã dạy dỗ. Là thế hệ sau của đất nước, em sẽ cố gắng giữ gìn đức tính này để nó phát triển ngày càng lớn hơn nữa.

Gợi Ý 💦 Viết Đoạn Văn Về Tình Cảm Gia Đình ❤️️16 Bài Nghị Luận Hay

Viết Đoạn Văn Ngắn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn – Bài 12

Viết Đoạn Văn Ngắn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn giúp các em có thể trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức xã hội hay nhất.

Người Việt Nam ta từ xưa đến nay được biết đến với nhiều phẩm chất, đức tính tốt đẹp khác nhau, trong đó phải kể đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. “Nguồn” được hiểu là thượng nguồn, nơi bắt đầu của dòng sông, nghĩa bóng ở đây là cội nguồn, là tổ tiên, thế hệ đi trước của con người. Câu nói mang ý nghĩa khuyên nhủ con người được hưởng nền độc lập, những thành tựu bây giờ thì phải luôn nhớ về và biết ơn thế hệ đi trước đồng thời có những hành động đền ơn đáp nghĩa, xây dựng xã hội phát triển hơn để thế hệ mai sau có điều kiện phát triển.

Việc “nhớ nguồn” được biểu hiện ở sự biết ơn, trân trọng những thành tựu của thế hệ trước để lại cho mình bằng những tình cảm tốt đẹp nhất. Bên cạnh đó là tinh thần cố gắng học tập, lao động để có cuộc sống tốt đẹp và xây dựng đất nước phát triển văn minh hơn; gây dựng một tương lai tươi sáng cho thế hệ mai sau.

Việc nhớ đến công lao của người đi trước mang đến cho cuộc sống con người nhiều ý nghĩa quan trọng: khơi gợi lòng biết ơn trong mỗi con người và lan tỏa tình cảm đó ra cộng đồng; tạo nên những thông điệp tích cực và truyền thống biết ơn. Nó giúp cho con người trong đất nước thêm đoàn kết, gắn bó với nhau hơn; đồng thời góp phần xây dựng cho con người những đức tính quý báu.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người sống lạnh lùng, thờ ơ và vô ơn đối với những gì bản thân đang được hưởng, họ coi đó là những điều có sẵn, lại có những người chạy theo lối sống phương Tây mà bỏ quên đi những truyền thống văn hóa dân tộc,… những người này đáng bị phê phán và chỉ trích. Là một con dân Việt Nam, mỗi chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc đồng thời khắc ghi phẩm chất “Uống nước nhớ nguồn”.

Tham Khảo 💦 Viết Một Đoạn Văn Ngắn Về An Toàn Giao Thông ❤️️16 Bài Hay

Nghị Luận Về Truyền Thống Uống Nước Nhớ Nguồn – Bài 13

Tham khảo bài mẫu Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Truyền Thống Uống Nước Nhớ Nguồn để có thêm nhiều ý văn hay và hấp dẫn để làm bài tốt hơn.

Lối sống ” uống nước nhớ nguồn” chính là đạo lí của dân tộc ta từ lâu đời. Mượn hình ảnh ẩn dụ, câu tục ngữ đã gợi lên cho người đọc về lối sống biết ơn, thủy chung, có trước có sau. Lòng biết ơn là ghi nhớ công lao của người có công với mình, giúp đỡ mình, làm ra thành quả cho mình hưởng thụ.

Cần phải có lòng biết ơn vì không có cái gì tự nhiên mà có: biết ơn cha mẹ, thầy cô, người có công với nước, người làm ra sản phẩm cho ta hưởng thụ. Phải biết biểu hiện lòng biết ơn ra bên ngoài bởi lẽ đôi khi người giúp đỡ ta không mong nhận lại sự đền đáp nhưng có lẽ sâu trong tâm hồn họ vẫn muốn chúng ta ý thức được điều đó. Trước hết sự biết ơn được thể hiện qua lời nói.

Một lời cảm ơn chân thành rất nhẹ nhàng nhưng cũng đủ để lại ấn tượng sâu sắc. Không những thế, biết ơn còn thể hiện qua các hành động, qua tư tưởng, tình cảm, qua các hành vi đền đáp. Sự đền đáp dẫu đến bằng vật chất hay tinh thần đều chứng tỏ rằng người được giúp luôn ghi nhớ công lao của người đã giúp đỡ mình.

Trong cuộc sống ngày nay, sự biết ơn cha mẹ có thể biểu hiện các hành động chăm sóc, hỏi han sức khỏe. Sự biết ơn với dân tộc có thể được thể hiện thông qua các hành động đền ơn đáp nghĩa vào các ngày 27/7, chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đồng thời là luôn có ý thức giữ gìn và bảo vệ độc lập dân tộc. Lối sống biết ơn nên được thể hiện qua cả hành động và lời nói.

Đọc Nhiều Hơn🌹 Viết Đoạn Văn Về Thầy Cô Và Mái Trường ❤️️ 15 Mẫu Hay Nhất

Viết Đoạn Văn 200 Chữ Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn – Bài 14

Bài mẫu Viết Đoạn Văn 200 Chữ Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn sau đây sẽ giúp các em có thêm nhiều chủ đề văn mới để làm bài tập của mình.

“Uống nước nhớ nguồn” – câu tục ngữ tuy ngắn gọn, súc tích nhưng lại ẩn chứa một nét đẹp văn hóa quý báu của dân tộc. Thông qua các hình ảnh ẩn dụ: “nước, nguồn”, cha ông ta dặn dò con cháu phải trân trọng, biết ơn những người đã giúp đỡ hay tạo dựng thành quả để thế hệ trẻ hôm nay được hưởng thụ.

Đây là một đạo lí hoàn toàn đúng đắn đối với mỗi con người bởi không gì tự nhiên mà có. Nhỏ bé như cây kim, viên thuốc hay lớn lao như nền hòa bình, độc lập ta đang tận hưởng, tất cả đều là bắt nguồn từ một quá trình lao động miệt mài và thậm chí là có cả sự hi sinh máu xương, tính mạng của thế hệ đi trước. Hiểu được điều này, xuyên suốt mạch nguồn bốn nghìn năm lịch sử, nhân dân ta đã sống trọn với đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

Bằng chứng là hiện nay, trên bước đường hội nhập quốc tế, những lễ hội có từ khi vua Hùng dựng nước vẫn được bảo tồn, những trang sử vàng son thời trung đại chưa bao giờ bị lãng quên, những gia đình chính sách, người có công với cách mạng luôn luôn nhận được sự quan tâm từ cộng đồng, xã hội.

Tuy nhiên vẫn còn đâu đó một số cá nhân có lối sống ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ mà quên mất nguồn cội. Những người như vậy đáng bị lên án và phê phán. Như vậy tư tưởng “uống nước nhớ nguồn” mãi mãi là đạo lí mãi cuộn chảy trong trái tim các thế hệ người Việt hôm nay và mai sau. Bởi đó là kết kinh của đạo lí thủy chung, của tinh thần cộng đồng và cũng là nguồn gốc của sức mạnh dân tộc.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Lớp 7 – Bài 15

Bài mẫu Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn Lớp 7 giúp các em có thể quan sát được các phương pháp làm bài hấp dẫn nhưng vẫn logic và đầy đủ ý.

Lối sống uống nước nhớ nguồn là một lối sống đẹp mà chúng ta cần gìn giữ, phát huy. Đó là câu nói khuyên nhủ con người cần biết đến cội nguồn, cần trân trọng và biết ơn những người đã giúp đỡ mình. Đó là thái độ sống đúng đắn, tốt đẹp. Có thể nói, nó được biểu hiện qua từng hành động, việc làm nhỏ như sự ghi ơn công lao của cha mẹ, thầy cô, những anh hùng đã hi sinh, đã dâng hiến tuổi xuân để làm nên mùa xuân lớn của dân tộc mình.

Lối sống uống nước nhớ nguồn đơn giản chỉ là một lời cảm ơn chân thành, một sự ghi tạc công lao sâu sắc mà ai ai trong chúng ta cũng có thể khắc ghi. Chính truyền thống đạo lí tốt đẹp này đã giúp cá nhân thêm hoàn thiện mình, thêm nhận thức và phát triển bản thân một cách toàn diện hơn. Thông qua sự gắn kết giữa người với người ấy mà xã hội của chúng ta là xã hội của lòng biết ơn và trắc ẩn. Tình yêu thương trở thành sợi dây gắn kết con người và con người trong xã hội.

Tuy vậy thực tế cuộc sống không phải ai cũng giữ được truyền thống đạo lí tốt đẹp này mà họ thường vô ơn, sống thiếu nghĩa tình phản bội lại quá khứ đẹp tươi. Con người sẽ không bao giờ có thể hoàn thiện mình nếu cứ sống đầy vô tâm như thế! Uống nước nhớ nguồn, bạn và tôi ,chúng ta hãy cùng phát huy và nỗ lực nhé!

Tham Khảo 🌹 Viết Đoạn Văn Có Sử Dụng Trường Từ Vựng ❤️️15 Mẫu Hay

Từ khóa » đoạn Văn Nghị Luận Ngắn Về Uống Nước Nhớ Nguồn