VIẾT KỊCH BẢN PHIM HÀI – SITCOM - Kỹ Xảo điện ảnh – Truyền Hình
Có thể bạn quan tâm
So với những phim truyền hình thông thường thì Sitcom có một ưu thế vượt trội về tính kinh tế do số lượng diễn viên cố định ít (chỉ 8~10 người), không phải quay ngoài trời, cấu trúc tương đối đơn giản v. v… Tuy nhiên sitcom dần bị khán giả quay lưng do quá lạm dụng bạo lực, từ lóng, phóng đại. Lúc này ở Việt Nam các nhà đài cũng bắt đầu cảm nhận được sức hút của việc đầu tư vào Sitcom. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm về phương pháp tiếp cận nên trong suốt 3 năm qua, chưa có bộ phim nào có thể gọi là thành công. Tại sao lại như thế?
Tại sao lại như thế? Tại sao từ vị trí dẫn đầu bây giờ sitcom lại bị quay lưng và phải bị triệt tiêu như thế? Xin phân tích một số lý do: A. Câu chuyện thiu tính chặt chẽ và thiếu sáng tạo. Như đã nói, bốn giai đoạn dẫn nhập – triển khai – lật tình huống – cao trào mỗi giai đoạn đều phải có kịch tính với lý do thoả đáng, và câu chuyện cần được chuyển tiếp từ giai đoạn này sang giai đoạn khác một cách tự nhiên. Nhưng thực tế, nhiều trường hợp mà câu chuyện ngay từ đầu đã thiếu hợp lý, chỉ dừng lại ở dạng liệt kê đơn thuần. B. Sự thành công của sitcom chủ yếu dựa vào lời thoại. Do đó, tốc độ nói, mật độ giữa lời thoại với lời thoại, hay sự hài hước ẩn trong từng câu nói v. v. . đều cực kì quan trọng. Ngoài ra cũng cần phải có một kết thúc hay bằng tiếng cười nhẹ nhàng. Đây là điều mà sitcom Việt Nam đã bỏ qua mất. C. Sitcom mang thuộc tính là “phản ánh xã hội và sinh hoạt hiện tại” để mang lại sự hứng thú và đồng cảm một cách tự nhiên cho người xem. Do đó: – Bối cảnh chính phải là nơi có thể chứa đựng tất cả những câu chuyện trong xã hội của chúng ta. – Mối quan hệ giữa những nhân vật xuất hiện trên nền bối cảnh đó cũng phải mang tính phổ biến và hợp lý. Có như vậy thì mới có được những câu chuyện phong phú và hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều bộ phim mà ngay từ đầu đã đặt ra mối quan hệ quá kỳ quặc, từ đó khó mà thể hiện được các chủ đề câu chuyện. D. Sitcom là dạng hài kịch nên dễ có những cảnh hành động thái quá do sơ suất. Nhiều trường hợp diễn viên biểu lộ sự kinh ngạc thái quá, vui mừng thái quá, yêu đương thái quá v. v. . làm mất đi tính CHÂN thực của toàn bộ tình huống; hay cũng có nhiều trường hợp phá vỡ nhịp điệu tiết tấu của phim – vốn quyết định sự sống còn của sitcom. E. Thời gian phân bố trong tập phim nhìn chung không hợp lý. Như đã nói, một tập sitcom điển hình lý tưởng sẽ gồm khoảng 8~12 cảnh với thời lượng khoảng 30 phút. Nếu để các cảnh dồn dập trong suốt 1 tiếng thì quá dài, hay chỉ có 20 phút cho toàn bộ tình huống thì sẽ chẳng kịp thể hiện gì ngoài việc liệt kê sự kiện, do đó thất bại là điều đương nhiên. F. Shot quay cơ bản của sitcom là Two Shots (cảnh 2 người). Thuộc tính của sitcom là tái hiện sinh hoạt thường ngày, nhưng diễn viên lại thiếu sự tìm tòi ngay trong đời sống hiện thực. Do đó mà diễn như một con búp bê khiến khán giả nhàm chán.TIM HIỂU CÁCH VIẾT KỊCH BẢN SITCOM 1. Sitcom là gì? SITCOM là từ gọi tắt của Situation Comedy, nghĩa là hài kịch tình huống. Mỗi tập phim có độ dài chừng 30 phút với những nhân vật xuất hiện cố định, những tình huống đưa ra mang tính hài hước, và mạch truyện được triển khai theo chiều tiến của thời gian.
Sitcom thường được thu tiếng trực tiếp trước các khán thính giả. Với những đặc trưng như thế nên Sitcom có những hạn chế nhất định, và “những câu chuyện xảy ra trong gia đình” trở thành đề tài lý tưởng cho các bộ phim sitcom. Mỗi tập cũng tận dụng nguồn diễn viên cố định đã được phân. Chỉ tính đến việc phân vai mang tính cố định này thôi thì cũng thấy khó mà có thể tạo sự thay đổi mới mẻ, vì thế thường người ta cần cho thêm một số nhân vật bên ngoài, và một vài người có thể thay đổi vai mới để đỡ nhàm chán. Lý do phải hạn chế vai diễn đó là vì hạn chế về “ngân sách” và “thời gian”, chứ không phải là do sợ nhiều người xuất hiện thì sẽ gây rối phim. Bởi vì ngay từ bước khởi điểm, người ta phải luôn tập trung về phía các “sao”. Nhà biên kịch khi viết kịch bản cũng phải giới hạn trong không gian sân khấu mà mình đã xác định ban đầu cho mỗi tập phim. Việc tạo sân khấu mới (còn gọi là swing) sẽ tốn thêm kinh phí. Chỉ trong trường hợp mà swing thực sự cần thiết cho việc thể hiện câu chuyện, thì khi đó mới sử dụng, nhưng chỉ một hai cái thôi là được rồi. Sitcom do bị hạn chế về kinh phí và bối cảnh (sân khấu), do đó không giống như các dạng kịch bản phim truyền hình khác, việc sống còn của sitcom lúc này dựa vào “đối thoại và nhân vật”. Theo đó, khi viết kịch bản thìkhông được mạo hiểm đưa ra những cảnh khó quay hay tiêu tốn nhiều kinh phí. Thực tế cách viết một tập phim hài kịch 30 phút giống với việc viết kịch bản chương trình cho 1 cảnh. Vì phim truyền hình thì dựa trên thị giác, nhưng sitcom thì không thể như vậy. Sitcom phải tạo tiếng cười dựa trên tình huống làm nổi bật nhân vật, các mối quan hệ và dòng câu chuyện. Như vậy, phim truyền hình sử dụng những yếu tố kịch, thông qua những bất hạnh kịch tính để vẽ lên tính nhân văn, nhưng sitcom thì vẽ tính nên tính nhân văn ngay trong sinh hoạt thường ngày. Và phim truyền hình thì cố gắng nói càng ít càng tốt, nhưng sitcom thì lại phải càng nói nhiều càng tốt. 2. Cách tiếp cận sitcom Có chuyên gia thì cho rằng khả năng viết truyện hài là có thể học được, nhưng cũng có chuyên gia cho rằng đây là cảm giác bên trong – không thể truyền tải được. Hài kịch cũng có giai điệu, nhịp điệu như âm nhạc. Cá nhân tôi tin rằng mọi tác giả có thể phát triển khả năng thính giác mang tính hài kịch của mình thông qua luyện tập, nhưng thực tế thì số người may mắn rất hiếm. Việc làm phim hài hay viết truyện cười cần thiết phải có một năng khiếu đặc biệt. Vấn đề là ở chỗ nếu bạn có khả năng gây cười thì đây cũng không phải là một điều kiện đủ để bạn viết kịch bản sitcom. Mọi nhà biên kịch sitcom đều có một điểm chung, đó là cách giải thích hoàn cảnh diễn ra mỗi ngày; Tức là họ có thể nhận thức và giải thích về đời sống theo cách riêng của mình. Hài kịch và phim truyền hình về bản chất giống như hai mặt của một đồng tiền, nhưng lại khác nhau ở một điểm, đó là cách tiếp cận, hay là quan điểm. Những tác giả phim truyền hình nhìn sự vật một cách nghiêm trọng, còn tác giả hài kịch thì nhìn sự vật theo hướng hài hước. Tuy nhiên, tình huống viết kịch bản thì lại giống nhau. Tạo tiếng cười trên những cái chưa hoàn thiện của con người – đó chính là nền tảng để làm nên sitcom – hài kịch tình huống Khán giả cười khi thấy khuyết điểm của nhân vật bị phóng đại lên. Những khuyết điểm này dường như đâu đó người xem cũng có nó, vì ai trong chúng ta mà không có điểm yếu chứ. Có thể ta không tự nhận thấy nhưng người khác sẽ trông thấy khuyết điểm đó. Vì thế mà bật ra thành tiếng cười. Tiếp cận với các chủ đề trong sitcom, tại Mỹ – nơi có thể nói là quê hương của sitcom – ta có thể thấy sitcom được chia làm 3 loại lớn: – Sitcom dành cho gia đình ( “Gia đình Cosby”), – Sitcom dành cho giới trẻ ( “Friends”), – Nonsense Sitcom (“Cuộc sống của người ngoài hành tinh”). Riêng dạng thứ 3 vẫn chưa phát triển ở Việt Nam, do không phù hợp với đặc điểm tình cảm của người Việt Nam. Sitcom dành cho giới trẻ sẽ rất thu hút nếu biết tiếp cận đúng hướng. Nhưng điều này lại không dễ. Sitcom gia đình thì dễ tiếp cận hơn, tuy nhiên nếu không có phương pháp chặt chẽ và khéo léo, thì dễ trở thành dạng phim hài dài tập thông thường. Dạng sitcom gia đình phải là một trang giáo dục giải quyết vấn đề nuôi dạy con cái một cách hài hước, chứ không đơn thuần chỉ nói về quan hệ vợ chồng. Những hiểu lầm và mâu thuẫn trong gia đình không được giải quyết một cách nghiêm trọng, mà phải biết cách tháo gỡ một cách nhẹ nhàng. Chẳng hạn như tác phẩm “Gia đình Cosby”. Hầu hết các tập đều liên quan đến vấn đề giáo dục con cái hơn là vấn đề quan hệ vợ chồng. Đây cũng là một trong những điểm khác với phim hài dài tập thông thường – lấy vợ chồng làm trung tâm để xây dựng những nhân vật con cái xoay quanh mối quan hệ này. 3. Cấu trúc của sitcom Cấu trúc của sitcom hòan toàn khác với cấu trúc của phim truyền hình. Chẳng hạn, phim truyền hình thực hiện theo dạng nối tiếp liên tục, còn sitcom thường được tạo thành bởi 2 cảnh. Và trong phim truyền hình thì cấu trúc mâu thuẫn của các nhân vật rất rõ ràng để triển khai các sự kiện, nhưng trong sitcom thì nếu làm rõ mâu thuẫn nhân vật quá thì sẽ khó mà triển khai các sự kiện. Hiện nay công nghệ làm sitcom Việt Nam cũng chưa cao, nên ngay cả các hãng truyền hình cũng đánh đồng sitcom với phim truyền hình. Điều này là do thiếu hiểu biết về cách tạo mâu thuẫn nhân vật, cách triển khai mạch câu chuyện trong sitcom. Giờ chúng ta hãy thử giải thích cấu trúc của sitcom dựa trên nội dung do các nhà chuyên môn phân tích sitcom của Mỹ. Một kịch bản sitcom 30 phút thường bao gồm 2 phần, mỗi phần lại được tạo nên bởi khoảng 4~6 cảnh. Tuy nhiên, do kịch bản đa dạng tùy theo từng tập hài kịch nên tôi nghĩ cách tốt hơn là chúng ta chọn một tập tiêu biểu trong số những tập được phát sóng. Trong sitcom, Set-up chỉ toàn bộ công việc cần thiết trước khi bắt đầu làm phim. Đó chính là Nhân vật – Sự kiện – Nguyên nhân của câu chuyện. Set-up đặt ra yêu cầu mang tính kịch đối với nhân vật sẽ xuất hiện. Do hạn chết về thời gian, set-up phải được hoàn tất trong một hai phương diện. Nhân vật + đòi hỏi mang tính kịch + trở ngại + mâu thuẫn = tiếng cười Sau khi đặt ra yêu cầu mang tính kịch, tất cả những cảnh sau đó phải đưa ra những trở ngại đối với yêu cầu trên, rồi tạo những mâu thuẫn xuyên suốt câu chuyện. Đòi hỏi mang tính kịch đối với các nhân vật càng lớn, những trở ngại càng phức tạp thì kịch bản càng gay cấn và hấp dẫn. Trong một tập gồm 2 phần, kết thúc phần 1 thì vấn đề đã được giải quyết, tuy nhiên nên để vấn đề này gây ra những vấn đề lớn hơn. Để từ đó, phần 2 sẽ được bắt đầu bằng một vấn đề, rồi mọi cảnh sau đó sẽ đưa ra nhiều trở ngại hơn trong việc giải quyết vấn đề đó. Cái làm nên sức mạnh để chúng ta ngồi xem đến phút chót chính là mâu thuẫn. Rốt cục, nhân vật có thành công trong việc đáp ứng các yêu cầu mang tính kịch hay không là do phần này quyết định. Việc giải quyết mâu thuẫn này phải để đến phút chót của tập phim. Có một số điểm cần phải lưu ý khi viết kịch bản sitcom như sau: 1. Thứ nhất, phải tìm ý tưởng mới mẻ. Tuyệt đối không lặp lại những cái mà người xem đã phải xem chán ở trên TV. 2. Thứ hai, thực hiện khâu set-up thật nhanh. Nên để khán giả biết được hướng của câu chuyện ngay sau khi xem xong cảnh đầu tiên. 3. Thứ ba, tạo cấu trúc câu chuyện thật hiệu quả. Phát triển tình huống và giải quyết tình huống trong phạm vi 30 phút, phải sử dụng toàn bộ thiết bị đạo cụ của sân khấu. 4. Thứ tư, làm chủ được ý kiến riêng của các ngôi sao. 5. Thứ năm, tạo tình huống (twist) và chuyển tiếp (turn) hay trong cốt truyện. Tôi đã từng nghe một người trong đoàn hài kịch rất thành công nói rằng khi viết kịch bản hài, tác giả không được cố gắng để gây cười. Điều này cũng đúng vì khi tác giả đi tìm cái thú vị trong kịch bản thì phải tập trung vào yếu tố hài hước, hơn là cấu trúc của nó. Tác giả sitcom phải sáng tạo nhiều mâu thuẫn và trở ngại thú vị trong từng tình huống nhất định. Những ý tưởng này có tác dụng rất lớn. Mong rằng bạn cũng viết kịch bản như thế. 4. Con đường đến với khán giả Khi trả tiền đi xem phim, thì dù phim có dở tới mấy, khán giả cũng khó mà bỏ ra về. Nhưng xem ti vi ở nhà thì khác, nếu họ không hài lòng với nội dung, thì họ sẽ bấm nút chuyển kênh ngay. Mục tiêu cuối cùng của màn ảnh nhỏ là phải giữ chân ngay được khán giả, và làm sao đó để họ xem liên tục không bỏ được. Chính vì thế mà truyền hình là phương tiện thông tin đại chúng tồn tại dựa trên “trick” và “hook”. Tác giả cần phải tính toán và nghiên cứu cách làm sao để có thể giữ chân được khán giả thật nhanh thông qua tác phẩm. 1. Phải nhanh chóng đi vào trọng tâm câu chuyện 2. Dẫn dắt các ngôi sao. 3. Đưa sự kiện vào bối cảnh trong nhà. 4. Vận dụng những tình huống phức tạp (twist) và cách chuyển cảnh (turn) thật bất ngờ. Từ “twist” dùng để chỉ việc làm cho tình huống trở nên rối rắm, còn “turn” mang ý nghĩa là lật lại tình huống. Một sitcom hấp dẫn là một sitcom mà trong cốt truyện có những tình huống bất ngờ, không thể dự đoán trước. Trong hài kịch, “twist” và “turn” tạo tiếng cười châm biếm bằng cách đưa ra những mâu thuẫn và tình huống hài hước cần thiết. 5. Đưa những cảnh sinh hoạt vào 6. Kết thúc mỗi phần phải làm sao cho thật gay cấn Một sitcom 30 phút được chia làm 2 phần. Mỗi phần là một đơn vị độc lập có những vấn đề và cao trào riêng, do đó kết thúc phần trước phải tạo đoạn mở cho phần sau. 7. Chú ý trong từng cảnh, nhất là phần kết thúc cảnh. Cuối cảnh còn được gọi là điểm nút (button), để chỉ vai trò quan trọng của nó trong việc tháo gỡ vấn đề. 8. Vận dụng “teaser” và “ tag” “Teaser” để chỉ phần mở đầu tác phẩm, còn “tag” chỉ phần kết tác phẩm. Ý tưởng để tạo ra một kịch bản hay có ở bất cứ nơi đâu. Cái cần thiết với tác giả đó là sự quan sát. Họ cần phải đọc tất cả những ấn phẩm đựơc xuất bản như báo, tạp chí v. v… Trên xe cũng vậy, thay vì nghe nhạc thì phải đặt máy ghi âm ở bên. Trong khi lái xe cũng có thể nảy ra ý tưởng nào đó. Bất cứ khoảnh khắc nào ý tưởng cũng có thể bật ra. Hãy chú ý lắng nghe bạn bè xung quanh nói chuyện, và hãy thử nhớ lại những việc đã diễn ra của mình. Hãy tích cực tìm kiếm ý tưởng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào. 5. Các giai đoạn phát triển câu chuyện Giờ thì chúng ta hãy thử nghĩ cách làm sao để có thể áp dụng được những lý thuyết đã học cho đến bây giờ. Kịch bản bắt đầu từ đâu đây? Để phát triển câu chuyện, tác giả cần phải trải qua những giai đoạn nào? Hãy cùng nhau xem 11 giai đoạn phát triển một bộ phim truyền hình. Giai đoạn 1: Tìm ý tưởng TV là phương tiện thông tin đại chúng. Khi cố gắng đưa ra ý tưởng nào đó, nhà biên kịch luôn luôn hỏi: Ý tưởng này liệu có hấp dẫn được ít nhất là vài triệu khán giả xem truyền hình? Câu hỏi này có ý nghĩa vô cùng lớn. Liệu chúng ta có biết được cái gì hấp dẫn, hấp dẫn theo cách nào đối với chừng ấy con người không? Chúng ta sẽ không thể làm được nếu không nhận ra “chúng ta là khán giả”. Nếu ý tưởng thật sự lôi cuốn được bản thân chúng ta, thì cũng có khả năng người xem cũng đồng cảm. Giả sử ý tưởng này lôi kéo chúng ta không chuyển sang dòng suy nghĩ khác, thì nó cũng sẽ giúp khán giả tiếp tục xem mà không bấm chuyển sang kênh khác khi được thể hiện thành tác phẩm. Hãy tìm ý tưởng khi đặt ra cho mình những câu hỏi “Kinh nghiệm của tôi có thể đồng nhất với đa số người xem được không? Có cái gì chứa đựng bên trong những người xem kia? ” Đưa ra những “phủ định” (từ chối) cũng được. Dù bạn là ai, dù bạn trông thế nào thì bạn cũng đã từng bị “từ chối”. Nhưng việc phủ định đó đồng thời với việc bạn xuất phát lại. Khi cảm nhận được mầm ý tưởng đã chín muồi, thì đó là lúc bạn phải chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn 2: Broadstroking Người biên kịch tự hỏi mình những câu hỏi cần thiết có thể biết được phản ứng chính xác của khán giả, từ đó gieo mầm ý tưởng. Sau đó, nhà biên kịch viết ra vài dòng để ghi lại ý tưởng cũng như hướng đi của câu chuyện. Về căn bản thì các dòng ghi nhanh này bao gồm Nhân vật xuất hiện – Đòi hỏi – Mâu thuẫn – Hành động và Giải quyết. Hãy nhớ rằng nếu bạn không thể định nghĩa những điều này, thì bạn cũng không thể viết kịch bản. Trong khi chuẩn bị và viết kịch bản, phải bám theo phương hướng chính của câu truyện, không được đi lệch ra khỏi mục tiêu ban đầu. Giai đoạn 3: Lập cấu trúc phân bổ thời gian Giai đoạn này giúp cho kịch bản rõ ràng hơn. Đối với một bộ phim dài tập, thì khi liên kết các tập nhỏ với nhau chúng ta có một cái nhìn toàn diện về toàn cục bộ phim. Tương tự như thế, trong một tập phim nhỏ thì việc phân nhỏ thời gian một cách rõ ràng cho từng phần của phim cũng cần thiết cho việc triển khai câu chuyện. Giai đoạn 4: Phát hiện bước ngoặt chính Việc bạn viết kịch bản mà chẳng chẳng biết mình đang đưa câu chuyện đi đến đâu thì cũng giống như việc bạn đi tìm đường mà chẳng biết hướng nào. Kịch bản của Screenplay được chia thành 3 phần. Phần 1 là set-up, thể hiện trên kịch bản khoảng 25~30 trang. Quan trọng là cuối phần này phải có một cách chuyển cảnh tự nhiên để giới thiệu phần sau. Điểm chuyển cảnh quan trọng sang phần 2 – phần triển khai câu chuyện. Phần này được thể hiện trên khoảng 45~65 trang giấy. Điểm chuyển cảnh của phần 2 này sẽ chuyển hướng câu chuyện vào phần 3 của tập phim. Phần 3 là phần giải quyết vấn đề, được thể hiện trên khoảng 25~35 trang giấy. Nắm được những điểm mấu chốt chuyển cảnh quan trọng sẽ giúp giải quyết công việc hiệu quả hơn. Về cơ bản, thì trước khi vạch đường đi cho mình phải quyết định đích đến đã. Có như vậy mới không đi lạc khỏi cốt truyện, tạo tiêu điểm và tính rõ ràng cho kịch bản. Giai đoạn 5: Phát triển nhân vật Cấu trúc chỉ duy trì cho câu chuyện hợp lý, còn ở mỗi cảnh thì cái mà giữ chân khán giả đó là nhân vật xuất hiện trên phim. Một khi quyết định cốt truyện, cấu trúc thời lượng và điểm chuyển cảnh (turn) rồi thì việc nhân vật xuất hiện như thế nào sẽ tự động được hé mở. Nhân vật chính mà không nêu bật được cá tính của mình thì kịch bản đó sẽ chẳng đi đến đâu. Ngược lại, nếu nhân vật rõ nét thì không chỉ giúp rất lớn cho người biên kịch, mà còn có thể thay đổi toàn bộ kịch bản theo chiều hướng tốt hơn. Những người xuất hiện trong cuộc sống riêng tư hay công việc của nhân vật xuất hiện được gọi là nhân vật xuất hiện của câu chuyện. Đời sống và những nơi đến của họ trong phim cũng sẽ mang tính cố hữu, không thể thay đổi. Để phát triển nhân vật xuất hiện, hãy nhớ rằng không nhất thiết phải chờ đến giai đoạn thứ 5. Có tác giả phát triển nhân vật trước khi tìm điểm chuyển tiếp (turn) hay hình thành cốt truyện. Tuy nhiên, quan trọng nhất là công việc phát triển nhân vật này phải được thực hiện xong xuôi trước giai đoạn 6. Giai đoạn 6: Đi vào từng cảnh Sau khi kết thúc công đoạn phát triển nhân vật thì sẽ bước vào giai đoạn xây dựng cảnh – là một điểm chuyển quan trọng của kịch bản. Đây là một trong những công đoạn quan trọng nhất khi phát triển kịch bản – là nơi mà cấu trúc kịch bản được hình thành. Tại thời điểm này thì chúng ta đã biết mình đang đi về đâu. Vấn đề bây giờ là đến nơi đó bằng cách nào thôi. Vì mục đích này thì chúng ta nên sử dụng Index Card. Mỗi card đều diễn tả một cảnh nào đó. Trên mỗi card có ghi địa điểm, nhân vật xuất hiện trong cảnh, tóm tắt sơ lược đoạn truyện này. Nên nhớ, nếu như cảnh không thể phản ánh và phát triển cốt truyện, và nếu không thể giải thích tính cách của nhân vật và nội dung của câu chuyện một cách thuyết phục, thì hãy loại nó ra khỏi kịch bản. Trên sóng truyền hình, tuyệt đối không có thời gian thừa cho những cảnh như thế. Sau khi hoàn tất giai đoạn này, chúng ta lại quay về về quá trình triển khai cơ bản kịch bản. Do có thể thay đổi dễ dàng thứ tự của các card, giai đoạn này có thể điều chỉnh cấu trúc cần thiết của kịch bản. Giai đoạn 7: Sắp xếp các scene (cảnh) Đây là giai đoạn viết lại những lời thoại hay tóm tắt những cảnh quay. Chúng ta biết mỗi cảnh cần phải thực hiện vai trò triển khai câu chuyện. Giờ thì chúng ta chuyển sang công việc chuẩn bị dể phát hiện ra những yếu tố bên trong mà mỗi cảnh có thể áp dụng. Công việc sắp xếp các scene là giai đoạn mang tính sáng tạo cao trong quá trình phát triển kịch bản. Công đoạn này giúp cho câu chuyện trở nên sinh động. Việc mà nhân vật làm là gì? Làm thế nào để thông tin được cung cấp một cách thích hợp? Yếu tố bên trong của mỗi cảnh mà các nhân vật có thể vận dụng đó là gì? Khi viết scene, đôi khi người biên kịch còn có thể tự do thể hiện ý tưởng và lời thoại hơn cả khi tạo khung kịch bản. Công đoạn này quan trọng không phải là sẽ phải nói thế nào, mà là nói cái gì và làm thế nào để cảnh thật tự nhiên. Nhà biên kịch trong công đoạn này làm việc cũng giống như người họa sĩ đang ngồi bên giá vẽ. Trước khi viết bản thảo, bạn hãy chỉnh sửa những chỗ cần thiết trong khi cắt, dán các cảnh. Công việc không bao giờ có kết thúc. Một kịch bản tốt chỉ có thể ra đời sau khi thực hiện thật triệt để những công việc cần thiết. Xin đừng xem thường giai đoạn này. Vì con đường tắt thì rốt cục cũng chỉ là con đường tắt mà thôi. Giai đoạn 8: Viết bản thảo Những thao tác cơ bản gần như đã hoàn thành. Giờ thì phải bắt đầu đối chiếu với hình thức kịch bản để viết. Giờ bạn phải sử dụng những công cụ như lời thoại, cốt truyện, nơi chốn để kể ra câu chuyện của bạn. Trong quá trình khai thác kịch bản, chúng ta đã phải nắm được trước cấu trúc của câu chuyện rồi. Và cũng phải vẽ sẵn trong đầu cách thức mà câu chuyện được triển khai từ đầu cho đến khi kết thúc, từ việc hình dung ra từng cảnh, cho đến cách truyền đạt thông tin một cách hợp lý. Điều quan trọng nhất bây giờ chỉ là viết ra tất cả những điều đó. Hãy viết lên tờ giấy. Nhưng không được để những chỉ trích bên trong làm ảnh hưởng đến mình. Không thể cầu toàn trong mọi việc. Hãy nên nhớ rằng, gọi nó là bản thảo, vì nó được viết ra là để tiếp tục chỉnh sửa. Giờ thì bạn đang ngồi trước tờ giấy trắng và phải đối mặt với hàng loạt những câu hỏi. Liệu mình có thể làm được không? Tuy nhiên, bạn sẽ không thể làm được nếu không có sự đấu tranh. Trước tiên cứ thử đi đã. Giai đoạn 9: Biên tập lại (công việc sửa chữa kịch bản) Giai đoạn này chúng ta sẽ mài giũa lại kịch bản, cắt bớt hay thêm vào để hoàn thiện tác phẩm. Phải sửa đến khi câu chuyện phải rõ nét thì mới được. Nhân vật xuất hiện cũng được nhấn mạnh, lời thoại và hành động cũng sắc sảo và chặt chẽ. Thời điểm này thì bạn được phép tự phê bình. Một tác phẩm kiệt xuất được ra đời trong giai đoạn sửa chữa kịch bản.Công việc biên tập lại chỉ kết thúc khi bạn xem kịch bản của mình và nghĩ rằng trong cuộc đời sẽ không thể viết được kịch bản nào hay hơn thế nữa. Giai đoạn 10: Marketing Ngay cả khi kịch bản đã hoàn tất thì cũng không được dừng sáng tạo. Lúc này thì nhà biên kịch phải trở thành một nhân viên bán hàng. Giai đoạn 11: Bán hàngKhi đã bán được sản phẩm thì lúc này sự nỗ lực của bạn trong suốt thời gian qua sẽ được đền bù.
Tham khảo: 1, 2, 3, 4Theo Sieuthidienanh
Share this: Click vào để chia sẻ
- More
Related
Post navigation
Previous post: Phương pháp tạo dựng kịch bản kinh điển Next post: Ấm trà chính là vật thể quan trọng nhất lịch sử đồ họa máy tínhOne thought on “VIẾT KỊCH BẢN PHIM HÀI – SITCOM”
-
hay
Reply
Leave a comment Cancel reply
This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.
Privacy & Cookies: This site uses cookies. By continuing to use this website, you agree to their use. To find out more, including how to control cookies, see here: Cookie Policy- Comment
- Reblog
- Subscribe Subscribed
- Kỹ xảo điện ảnh - truyền hình Join 37 other subscribers Sign me up
- Already have a WordPress.com account? Log in now.
-
- Kỹ xảo điện ảnh - truyền hình
- Customize
- Subscribe Subscribed
- Sign up
- Log in
- Copy shortlink
- Report this content
- View post in Reader
- Manage subscriptions
- Collapse this bar
Từ khóa » Cách Viết Kịch Bản Phim Ngắn Hài Hước
-
Kịch Bản Phim Ngắn Hài Hước - 123doc
-
Top #10 Cách Viết Kịch Bản Phim Ngắn Hài Hước Xem Nhiều Nhất ...
-
Kịch Bản Phim Ngắn Về Tình Yêu Hài Hước: "Tình Yêu Bất Ngờ"
-
Top 10 Kịch Bản Hài Ngắn - LuTrader
-
KỊCH BẢN PHIM HÀI
-
Top 10 Kịch Bản Hài Ngắn - Tốp 10 Dẫn Đầu Bảng Xếp Hạng Tổng ...
-
Cách Viết Kịch Bản Phim Ngắn Hay, Hấp Dẫn - FLYPRO
-
Cách Viết Kịch Bản Hài Ngắn, Phim Hài Mẫu, Viết Kịch Bản Phim Hài
-
Cách Viết Kịch Bản Hài Ngắn Cho Content Freelancer
-
Cách Viết Kịch Bản Hài Ngắn
-
Kịch Bản Phim Ngắn Hài
-
Cách Dựng Lời Thoại Trong Kịch Bản Hài - Comic Media Academy
-
Kịch Bản Hài Ngắn Vui - DongnaiArt
-
Cách Viết Kịch Bản Phim Ngắn Hài - Hoctronews