Việt Nam - Bách Khoa Toàn Thư Mở - Từ điển Wiki

Việt Nam
Quốc gia

Việt Nam

Khẩu hiệu
 “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”
Địa lý
Diện tích 331.699 km² (phần đất liền)
Diện tích nước  6,4 %
Múi giờ  Giờ chuẩn Đông Dương (UTC+07:00)
Lịch sử
2 tháng 9 năm 1945  Tuyên bố độc lập
30 tháng 4 năm 1975 Thống nhất đất nước
Nhân khẩu
Tên dân tộc Người Việt
Dân số (2016) 94.444.200 người
Mật độ 305 người/km²
Thông tin khác
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Thủ đô Hà Nội
TP lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh
Đơn vị tiền tệ Đồng (VNĐ)
Mã điện thoại 84
Tên miền .vn

Việt Nam (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á thuộc Châu Á và là 1 trong 3 quốc gia trên bán đảo Đông Dương cùng với Lào và Campuchia.

Mục lục

[Ẩn]1. Vị trí địa lý2. Lịch sử3. Phân cấp hành chính4. Quan hệ đối ngoại5. Kinh tế6. Du lịch7. Các ngày lễ lớn trong năm8. Tham khảo9. Liên kết ngoài

Việt Nam có diện tích 331.699 km² (phần đất liền), dân số (2016) 94.444.200 người, đạt mật độ 305 người/km².

Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia, quan hệ kinh tế – thương mại – đầu tư với trên 224 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên Liên Hợp Quốc, ASEAN, ASEM, APEC, WTO, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, Phong trào không liên kết, UNESCO và nhiều tổ chức quốc tế, khu vực khác.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cải cách kinh tế – xã hội, Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề tiêu cực như tỷ lệ hộ nghèo còn cao, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo cao.

Vị trí địa lý

Việt Nam nằm phía đông của bán Đảo Đông dương và thuộc khu vực Đông Nam Á của Châu Á. Việt Nam có đường biên giới đất liền dài 4.550 km và có hình dạng chữ S.

Phía bắc Việt Nam giáp với Trung Quốc, phía tây Việt Nam giáp với Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo.

Địa hình Việt Nam rất đa dạng theo các vùng tự nhiên như vùng tây bắc, đông bắc, Tây Nguyên có những đồi và những núi đầy rừng, trong khi đất phẳng che phủ khoảng ít hơn 20%. Núi rừng chiếm độ 40%, đồi 40%, và độ che phủ khoảng 75%. Các vùng đồng bằng như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các vùng duyên hải ven biển như Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Nhìn tổng thể Việt Nam gồm ba miền với miền Bắc có cao nguyên và vùng châu thổ sông Hồng, miền Trung là phần đất thấp ven biển, những cao nguyên theo dãy Trường Sơn, và miền Nam là vùng châu thổ Cửu Long. Điểm cao nhất Việt Nam là 3.143 mét, tại đỉnh Phan Xi Păng, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Diện tích đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.

Lịch sử

Việt Nam đã phải trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, từ năm 111 trước Công nguyên đến năm 938 sau Công nguyên. Vào năm 938, Ngô Quyền đã giành lại độc lập cho đất nước.

Tới giữa thế kỷ 19, đất nước bị thực dân Pháp đô hộ và sát nhập cùng Lào và Campuchia tạo thành Liên bang Đông Dương – thuộc địa của Pháp.

Sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đánh đuổi thực dân Pháp năm 1954, Việt Nam bị chia cắt làm 2 miền nam bắc.

Vào năm 1975 khi Hoa Kỳ phải rút quân khỏi Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành thắng lợi và thống nhất đất nước.

Tuy Việt Nam phải trải qua tình trạng nghèo đói và bị tàn phá bởi chiến tranh, đến nay Việt Nam đang dần phát triển mạnh mẽ.

Phân cấp hành chính

Việt Nam phân cấp hành chính thành 3 cấp: cấp tỉnh và tương đương (thành phố trực thuộc trung ương), cấp huyện (thị xã, quận) và tương đương, cấp xã và tương đương (phường).

Việt Nam gồm 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương (*) thủ đô là Hà Nội. Danh sách các tỉnh và thành phố như sau:

An Giang Hà Giang Ninh Thuận
Bà Rịa – Vũng Tàu Hà Nam Phú Thọ
Bạc Liêu Hà Nội * Phú Yên
Bắc Kạn Hà Tĩnh Quảng Bình
Bắc Giang Hải Dương Quảng Nam
Bắc Ninh Hải Phòng * Quảng Ngãi
Bến Tre Hậu Giang Quảng Ninh
Bình Dương Hòa Bình Quảng Trị
Bình Định Thành phố Hồ Chí Minh * Sóc Trăng
Bình Phước Hưng Yên Sơn La
Bình Thuận Khánh Hòa Tây Ninh
Cà Mau Kiên Giang Thái Bình
Cao Bằng Kon Tum Thái Nguyên
Cần Thơ * Lai Châu Thanh Hóa
Đà Nẵng * Lâm Đồng Thừa Thiên Huế
Đắk Lắk Lạng Sơn Tiền Giang
Đắk Nông Lào Cai Trà Vinh
Điện Biên Long An Tuyên Quang
Đồng Nai Nam Định Vĩnh Long
Đồng Tháp Nghệ An Vĩnh Phúc
Gia Lai Ninh Bình Yên Bái.

(*) thành phố trực thuộc trung ương

Quan hệ đối ngoại

Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 180 quốc gia (gồm 43 nước châu Á, 47 nước châu Âu, 11 nước châu Đại Dương, 29 nước châu Mỹ, 50 nước châu Phi). thuộc tất cả các châu lục (Châu Á – Thái Bình Dương: 33, châu Âu: 46, Châu Mĩ: 28, châu Phi: 47, Trung Đông: 16), bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn của thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 650 tổ chức phi chính phủ. Đồng thời, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ. Trong tổ chức Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đóng vai trò là ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA và UPU.

Từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế.

Ngày 1 tháng 1 năm 2010, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN và trong năm đó đã tổ chức nhiều cuộc họp lớn của khu vực.

Kinh tế

Việt Nam là một nước nông nghiệp, chính sách Đổi Mới năm 1986 thiết lập mô hình kinh tế mà Việt Nam gọi là “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994.

Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam được phép gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau khi đã kết thúc đàm phán song phương với tất cả các nước có yêu cầu (trong đó có những nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc). Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO ngày 11 tháng 1 năm 2007.

GDP (PPP) 2016 đạt 594,891 tỷ USD, bình quân đầu người: 6.421 USD. GDP (danh nghĩa) (2016) đạt 200,493 tỷ USD, bình quân đầu người: 2.164 USD.

Du lịch

Ngành du lịch và dịch vụ Việt Nam đã đóng góp tích cực vào nền kinh tế nước này. Số lượng khách du lịch đến Việt Nam liên tục tăng nhanh trong vòng 10 năm kể từ 2000 – 2010. Năm 2013, có gần 7,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, các thị trường lớn nhất là Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đài Loan.

Việt Nam có nhiều địa điểm du lịch với đa dạng các loại hình du lịch. Các điểm du lịch nổi tiếng như Sapa, Bà Nà, Đà Lạt, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Vịnh Hạ Long, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, Hang Sơn Đoòng, Tràng An và các đảo như Cát Bà, Cù lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc,…

vinh ha long

Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh

Các ngày lễ lớn trong năm

Ngày tháng Tên Số ngày
1 tháng 1 Tết dương lịch 1
30 tháng 12 (29 tháng 12 nếu tháng thiếu) đến 4 tháng 1 (âm lịch) Tết nguyên đán 5
10 tháng 3 (âm lịch) Giỗ Tổ Hùng Vương 1
30 tháng 4 Thống nhất đất nước 1
1 tháng 5 Quốc tế lao động 1
2 tháng 9 Quốc khánh 1

Như vậy có tổng cộng 10 ngày lễ lớn trong năm, vào những ngày này các cán bộ công nhân viên sẽ được nghỉ trừ những công việc đặc thù riêng.

tet duong lich

Pháo hoa ngày Tết Dương lịch ở TP.HCM

Tham khảo

  • Đài Truyền hình Việt Nam

Liên kết ngoài

  • Cổng TTĐT Chính Phủ

Từ khóa » đất Nước Việt Nam Wiki