Việt Nam Có áp Dụng Hiệu Lực Hồi Tố Không? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Hiệu lực hồi tố là gì?
- Việt Nam có áp dụng hiệu lực hồi tố không?
- Hiệu lực hồi tố được áp dụng khi nào?
- Không được áp dụng hiệu lực hồi tố khi nào?
Hiệu lực của Bộ luật hình sự là phạm vi tác động của Bộ luật hình sự được xác định trong giới hạn không gian và thời gian cụ thể. Hiệu lực hồi tố là gì, Việt Nam có áp dụng hiệu lực hồi tố không?
Hiệu lực hồi tố là gì?
Hiệu lực hồi tố là hiệu lực trở về trước của một hoặc nhiều quy phạm pháp luật hình sự, đối với hành vi được pháp luật hình sự quy định, là tội phạm so với quy phạm pháp luật hình sự tại thời điểm có hiệu lực thi hành.
Thông thường, hành vi pháp lý diễn ra trong thời gian nào thì sẽ chịu sự điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực tại thời gian đó.
Tuy nhiên trong một số trường hợp thì văn bản được quy định hiệu lực trở về trước, hiệu lực này gọi là hiệu lực hồi tố, nói dễ hiểu hơn, hiệu lực hồi tố là hiệu lực trở về trước của pháp luật.
Hồi tố là một dạng hiệu lực pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật, nó được coi là tính bắt buộc thi hành của văn bản trong một giai đoạn nhất định, trên một không gian nhất định và với những chủ thể pháp luật nhất định.
Việt Nam có áp dụng hiệu lực hồi tố không?
Về nguyên tắc pháp luật Việt Nam không có hiệu lực hồi tố. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo nên trong một số trường hợp sẽ áp dụng hiệu lực hồi tố theo hướng có lợi cho người phạm tội.
Quy định về hồi tố trong Bộ Luật Hình sự như sau:
Thông thường luật hình sự chỉ có thể áp dụng đối với những tội phạm xảy ra sau khi luật đó có hiệu lực thi hành và trước khi luật đó hết hiệu lực.
Về nguyên tắc, Luật hình sự Việt Nam không có hiệu lực hồi tố. Điều đó xuất phát từ nguyên tắc của Luật hình sự là có luật có tội. Nếu hành vi của một người được thực hiện trước khi đạo luật đó có hiệu lực thì không thể áp dụng đạo luật này để buộc họ phải chịu hình phạt. Quan điểm này không đồng nhất với thuyết “Không biết luật không có tội”.
Trước khi Bộ luật hình sự được ban hành, do điều kiện Luật hình sự chưa hoàn chỉnh nên Luật hình sự Việt Nam còn duy trì nguyên tắc hồi tố. Việc duy trì nguyên tắc này xuất phát từ sự cần thiết phải bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích xã hội và lợi ích của công dân.
Ngày nay, trên cơ sở nguyên tắc nhân đạo, xuất phát từ lợi ích của bị can, bị cáo, Luật hình sự vẫn cho phép áp dụng hiệu lực hồi tố, được quy định cụ thể như sau:
Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian
1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.
2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
Từ đó thấy được các quy định về hiệu lực hồi tố chủ yếu theo hướng có lợi cho người phạm tội, tạo điều kiện cho người phạm tội cải tạo và hoàn lương.
Từ các quy định trên có thể thấy, pháp luật pháp luật hình sự Việt Nam mang tính nhân văn, nhân đạo, luôn điều chỉnh theo hướng có lợi cho người phạm tội.
Hiệu lực hồi tố được áp dụng khi nào?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 152 Quy định về hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Điều 152. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật
1. Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước.
Như vậy thấy được rằng hồi tố chỉ áp dụng trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong Luật, Nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Trung ương.
Không được áp dụng hiệu lực hồi tố khi nào?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 153 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định như sau:
Điều 152. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật
2. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:
a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
3. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt không được quy định hiệu lực trở về trước.
Việc áp dụng hiệu lực hồi số sẽ có lợi cho người phạm tội tuy nhiên trong một số trường hợp theo quy định như trên sẽ không được áp dụng hiệu lực hồi tố.
Từ khóa » Hiệu Lực Hồi Tố Có được áp Dụng Tại Việt Nam
-
Hiệu Lực Hồi Tố Là Gì ? Khi Nào được áp Dụng Hồi Tố Trong Quá Trình ...
-
Việt Nam Có áp Dụng Hiệu Lực Hồi Tố Không? - Luật Sư 247
-
Hồi Tố Là Gì? Được áp Dụng Trong Trường Hợp Nào? - LuatVietnam
-
Hồi Tố Là Gì? Hiệu Lực Hồi Tố Quan Trọng đến Thế Nào?
-
Hiệu Lực Trở Về Trước (hồi Tố) Là Gì? - AZLAW
-
Áp Dụng Hiệu Lực Hồi Tố Theo Quy định Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015
-
HỒI TỐ LÀ GÌ? HỒI TỐ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ LÀ GÌ?
-
Phân Tích Nguyên Tắc Hồi Tố Theo Quy định Của Pháp Luật Hiện Nay
-
Hiệu Lực Hồi Tố Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Hồi Tố Là Gì? Hiệu Lực Hồi Tố được áp Dụng Như Thế Nào?
-
Hiệu Lực Hồi Tố Là Gì? | Luật Sư Bảo Hộ Quyền Lợi, Tư Vấn Pháp Luật
-
Quy định Về Hiệu Lực Hồi Tố Của Hợp đồng - Chuyên Tư Vấn Luật
-
Hiệu Lực Hồi Tố Có được áp Dụng ở Việt Nam Không - Luật Hình Sự
-
Hiệu Lực Pháp Lý Của Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Của Việt Nam ...