Việt Nam Có Nên Tự Sản Xuất Chip?
Có thể bạn quan tâm
Hậu quả của khủng hoảng chip toàn cầu
Chip bán dẫn là thành phần thiết yếu trong mọi sản phẩm điện tử, từ máy PlayStaytion 5, bàn chải đánh răng, đến máy giặt, đồng hồ báo thức. Nhưng số lượng chip cung ứng hiện không đủ cho thị trường và sự thiếu hụt này không có dấu hiệu giảm bớt. Nhiều người gọi đây là cuộc khủng hoảng chip - "chipageddon".
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này, theo nhiều chuyên gia, ngoài tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, còn đến từ dự đoán sai về nhu cầu thị trường chip vào năm ngoái khi COVID-19 bùng phát.
Sự thiếu hụt chip còn được khuếch đại bởi căng thẳng Mỹ-Trung, nhất là trong năm 2020, khi Mỹ hạn chế xuất khẩu chip do Mỹ thiết kế hoặc chế tạo sang Trung Quốc. Việc này gây ra nạn mua tích trữ số lượng lớn chip bởi các công ty Trung Quốc, làm sụp đổ chuỗi cung ứng chip toàn cầu.
Ngoài ra, các biến cố khác cũng tác động mạnh đến nguồn cung chip, như cháy nhà máy sản xuất chip ở Nhật Bản, lạnh giá kỷ lục ở miền Nam nước Mỹ, hạn hán ở Đài Loan (gây thiếu nước dùng sản xuất chip).
Khủng hoảng chip không chỉ ảnh hưởng đến ngành sản xuất ôtô mà còn tác động đến lĩnh vực điện thoại và rộng hơn xu hướng internet vạn vật. Nhưng xe hơi là ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất trong cơn khát chip toàn cầu.
Mới đây, công ty tư vấn AlixPartners cho biết, tình trạng thiếu chip bán dẫn đang diễn ra hiện nay dự kiến sẽ khiến doanh thu ngành công nghiệp ô tô toàn cầu mất đi khoảng 110 tỷ USD trong năm 2021.
Theo đó, AlixPartners dự báo rằng sản lượng 3,9 triệu xe sẽ bị sụt giảm trong năm nay do thiếu hụt chip, cao hơn so với dự báo 2,2 triệu xe vào tháng 1.
Các nhà sản xuất ôtô như Ford Motor và General Motors dự kiến, sự thiếu hụt chip sẽ khiến hãng bị sụt giảm hàng tỷ USD trong năm nay. Ford cho biết tình hình sẽ làm giảm thu nhập của họ khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2021. Trong khi đó, GM dự kiến tình trạng thiếu chip sẽ làm giảm thu nhập của hãng từ 1,5 đến 2 tỷ USD.
Ở Việt Nam, gần như chưa có doanh nghiệp nào làm ra đầy đủ được một con chip, gồm nghiên cứu, thiết kế, sản xuất... mà đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc.
Do vậy, cuộc khủng hoảng chip toàn cầu đang ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, công nghệ trong nước và sẽ còn kéo dài trong nhiều tháng tới.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, việc khan hiếm nguồn hàng chip xử lý đang khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất. Không chỉ gặp khó do thiếu chip mà thời gian giao hàng cũng dài hơn rất nhiều.
Đã đến lúc Việt Nam nên tự sản xuất chip?
Để xây dựng một nhà máy mới có công suất 50.000 tấm nền silicon (wafer)/tháng, thì cần đầu tư chừng 15 tỷ USD, chủ yếu là các thiết bị chuyên dụng. Ba hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới là Intel, Samsung và TSMC (Đài Loan) chiếm phần lớn trong tổng đầu tư vào ngành sản xuất chip thế giới, với mỗi nhà máy của các hãng này có mức đầu tư hơn 20 tỷ USD.
Hơn nữa, các nhà máy mới xây sẽ trở thành lạc hậu sau 5 năm hoạt động hoặc sớm hơn. Với mỗi nhà máy trị giá đến trên 20 tỷ USD, thì mỗi nhà máy này phải tạo ra lợi nhuận tối thiểu 3 tỷ USD mới làm bài toán đầu tư trở nên khả thi. Do vậy, hiện chỉ có Intel, Samsung và TSMC, với doanh thu gộp 180 tỷ USD trong năm 2020 (bằng toàn bộ 12 hãng sản xuất chip lớn khác cộng lại) mới đủ sức đầu tư xây dựng vài nhà máy như vậy.
Dù vẫn có kế hoạch đầu tư lớn để tăng năng lực sản xuất tổng thể, như TSMC hồi tháng 4 công bố kế hoạch đầu tư 100 tỷ USD trong 3 năm tới (28 tỷ USD năm nay) để tăng công suất và đầu tư thiết bị, nhưng với 2 nhà sản xuất lớn khác, thì kế hoạch trung hạn của họ chủ yếu vẫn là phát triển năng lực sản xuất chip tiên tiến (như dự án 20 tỷ USD của Intel ở Arizona và một số dự án khác trong năm nay; kế hoạch đầu tư 116 tỷ USD của Samsung đến năm 2030 để đa dạng hóa sản xuất chip).
Trong ngành sản xuất chip, để không bị thua lỗ, thì phải có tỷ lệ thành phẩm đạt tiêu chuẩn trên 90% lượng sản phẩm sản xuất ra. Lý do này và những lý do trên giải thích tại sao chỉ có một vài hãng sản xuất tiếp tục chi phố ngành sản xuất chip.
Do yêu cầu cao, nên nhiều nước muốn tự chủ về chip mà không được. Tổng thống Mỹ Biden cam kết dành 50 tỷ USD như là một phần của gói xây dựng kết cấu hạ tầng 2.300 tỷ USD để nâng cao năng lực sản xuất, đạt được sự tự chủ về chip tại Mỹ. EU cũng có kế hoạch sản xuất chip riêng của mình. Nhưng thành công của những kế hoạch này chưa có gì đảm bảo.
Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn ước tính, tham vọng trên của Mỹ phải cần đến khoản đầu tư và các hỗ trợ khác của Chính phủ trị giá đến 1.400 tỷ USD và trong khoảng thời gian trên một thập kỷ mới có thể hoàn thành. Bởi vậy, khoản cam kết 50 tỷ USD của Biden là quá nhỏ để có thể mang lại hiệu quả đáng kể.
Tại Việt Nam, đang có những ý tưởng đầu tư để xây dựng công nghiệp chip nội địa, nhằm góp phần chủ động nguồn cung cho các doanh nghiệp trong nước.
Cần nói rằng, Việt Nam muốn sản xuất chip nội địa, thì hoàn toàn phụ thuộc vào ý đồ và kế hoạch của các "ông lớn" sản xuất chip thế giới. Ngay như khoản đầu tư bổ sung gần 500 triệu USD công bố mới đây của Intel vào dự án 1 tỷ USD của họ ở Việt Nam cũng chỉ là cho hoạt động lắp ráp chip và thử nghiệm.
Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Tử Quảng - CEO Bkav cho rằng, cả thế giới đang trong tình trạng thiếu chip, và có dự đoán là cuối năm sau mới hết cuộc khủng hoảng. Điều này dẫn đến những sản phẩm làm từ chip sẽ không đủ đáp ứng và giá thành cao lên.
"Việt Nam nên là một nước đầu tư sản xuất chip, bởi đây là xu hướng tất yếu về công nghệ và có vẻ như nền công nghiệp đang dịch chuyển về Việt Nam rất rõ ràng", ông Quảng nói.
Tuy nhiên, theo CEO Bkav, việc Việt Nam tự sản xuất chip ngay tại lúc này là chưa phù hợp, nhưng có kế hoạch trong vài năm tới là có thể. Vì để đầu tư một nhà máy sản xuất chip cần nguồn vốn rất lớn, do đó Việt Nam không thể một mình đầu tư hết mà có thể mời nhà đầu tư khắp thế giới.
Ngoài ra, theo ông Quảng, Việt Nam cũng cần vài năm để môi trường phù hợp hơn và nguồn nhân lực có đủ để đáp ứng cho nhà máy sản xuất chip.
Bài liên quan Giá ôtô tăng vọt vì thiếu chip, khách hàng Mỹ giành giật mua Việc thiếu hụt chip có thể khiến ngành công nghiệp ô tô năm nay mất 110 tỷ USD doanh thu Liên minh bán dẫn Mỹ đe dọa tham vọng chip của Trung Quốc Thiếu chip toàn cầu ảnh hưởng lớn đến ngành sản xuất ô tô, điện tử, Việt Nam có nên tự sản xuất chip?Từ khóa » Nhà Máy Sản Xuất Chip Tại Việt Nam
-
Tại Sao Việt Nam Kêu Gọi Samsung đầu Tư Nhà Máy Sản Xuất Chip ...
-
Bài 2: Việt Nam Có Nên đầu Tư Nhà Máy Sản Xuất Chip? - VnEconomy
-
Thêm Một Công Ty Sản Xuất Chip Tại VN
-
Samsung đầu Tư 850 Triệu USD Sản Xuất Mảng Lưới Bóng Chíp Bán ...
-
Khủng Hoảng Chip Và Có Cơ Hội Nào Dành Cho Sản Xuất Chip Tại Việt ...
-
Dự án đầu Tư Nhà Máy Sản Xuất Vi Mạch (chip điện Tử)
-
Đài Loan Xây Dựng Nhà Máy Chip 2nm Tại Tân Trúc - Bộ Công Thương
-
Xây Dựng Nhà Máy Sản Xuất Chip Lớn Nhất Thế Giới - IctVietnam
-
TSMC Lên Kế Hoạch Xây Dựng Nhà Máy Sản Xuất Chip Tỉ đô ở Singpore
-
Sản Xuất Chip - Vietnamnet
-
TSMC Sẽ Khởi Công Xây Dựng Nhà Máy Chip Tại Nhật Bản | Công Nghệ
-
TSMC Xây Nhà Máy Sản Xuất Chip Tại Singapore - Báo Thanh Niên
-
Vì Sao Intel Muốn đưa Sản Xuất Bán Dẫn Trở Lại Mỹ? - ICTNEWS
-
Top 8 Nhà Máy Sản Xuất Lớn Nhất Việt Nam