Việt Nam Có Sự Thay đổi Lớn Về Chất Sau 25 Năm Gia Nhập ASEAN
Có thể bạn quan tâm
Trong suốt hành trình 25 năm qua, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN, có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển và thành công của ASEAN. Thông qua vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam được kỳ vọng sẽ thể hiện được khả năng dẫn dắt và điều phối, để tất cả các nước thành viên có thể nắm bắt cơ hội và vượt qua khó khăn.
Trong khuôn khổ Hội thảo Quốc tế “Việt Nam-ASEAN: 25 năm và chặng đường phía trước” diễn ra tại Hà Nội hôm nay (19/8), ông Vũ Hồ, Vụ trưởng vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có những đánh giá về tiến trình gia nhập ASEAN của Việt Nam.
Lợi ích cộng đồng ASEAN mang lại cho Việt Nam
Ông Vũ Hồ cho rằng lợi ích mà cộng đồng ASEAN mang lại cho Việt Nam trải đều trên tất cả các lĩnh vực, kể cả chính trị an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều cần phải nhấn mạnh ở đây là quan hệ tương hỗ. ASEAN là một mái nhà của Việt Nam và Việt Nam đã có những đóng góp hết sức quan trọng trong quá trình tham gia, hợp tác, bao gồm cả việc xây dựng cộng đồng, mở rộng quan hệ đối ngoại, cùng nhau xây dựng một môi trường hòa bình, ổn định.
Trong 25 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công. Thứ nhất là xây dựng và củng cố lòng tin với các nước trong khu vực và các quốc gia láng giềng.
Thứ hai, quá trình hội nhập của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới ngày càng sâu rộng và hiệu quả hơn. Nhờ là một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong ASEAN, Việt Nam đã nhận được sự tín nhiệm cao, trở thành ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, thành viên của WTO và gặt hái được thành công trong năm APEC 2006 và 2017.
Thứ ba là phát triển về kinh tế. Vụ trưởng Vũ Hồ khẳng định, gia nhập ASEAN là bệ phóng giúp Việt Nam hiện thực hóa mong muốn hội nhập khu vực và thế giới, mở rộng quan hệ thương mại và đầu từ nước ngoài, từ đó phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện cuộc sống cho người dân. Năm 1995 Việt Nam tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), đàm phán ký kết Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của ASEAN (CPT). Nhờ 2 bước tiến này, Việt Nam đã ký kết thành công Hiệp định thương mại (BTA) với Mỹ năm 2000 và tiếp đến là Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU.
Thứ tư là trưởng thành về mặt con người. Con người của Việt Nam có nhiều thay đổi, nhờ tham gia vào những cuộc họp của ASEAN. Rõ ràng những thủ tục, quy định của ASEAN đang ngấm dần, làm thay đổi cách ứng xử của người dân Việt Nam theo chuẩn chung của khu vực.
Vụ trưởng Vũ Hồ khẳng định, trong 25 năm qua, Việt Nam đã có sự thay đổi về chất không thể đong đếm được:
“Nếu ko phải là thành viên ASEAN, phải chăng chúng ta sẽ vĩnh viễn sống trong thế giới của Chiến tranh Lạnh, đóng cửa không giao tiếp với ai. Rõ ràng, lòng tin của Việt Nam với bạn bè, đối tác và lòng tin của các bên với Việt Nam cũng rất cao. Nhận thức của chúng ta trong chiến tranh Lạnh rõ ràng khác với nhận thức của 25 năm tham gia ASEAN. Chẳng hạn, trong vấn đề Biển Đông chúng ta có cách tiếp cận hoàn toàn khác so với thời kỳ chiến tranh Lạnh: là có đối thoại, có hợp tác, có trao đổi, và thống nhất chứ không còn là đối đầu. Đây là sự thay đổi về chất rất lớn”.
Vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam trong ASEAN
Việt Nam đóng vai trò tích cực, chủ động, có tinh thần trách nhiệm trong quá trình hợp tác của ASEAN suốt 25 năm qua. Theo Vụ trưởng Vũ Hồ, việc Việt Nam quyết định tham gia ASEAN là một quyết định đúng đắn, mở ra cách tiếp cận mới cho đối ngoại của Việt Nam, lấy lợi ích của quốc gia, lợi ích của khu vực để giải quyết tất cả các vấn đề.
Trong bối cảnh ASEAN đang đối mặt với những thách thức truyền thống và phi truyền thống chẳng hạn như, tranh chấp lãnh thổ, thiên tai, dịch bệnh Covid-19, tội phạm xuyên quốc gia, Việt Nam, với vai trò là Chủ tịch ASEAN, đã thúc đẩy tinh thần đối thoại, hợp tác, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp bất đồng, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của các quốc gia, tránh các xung đột, mâu thuẫn.
Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác trong ASEAN, chia sẻ thông tin, đặt ra những quy trình chuẩn về y tế để đối phó dịch bệnh Covid-19 và đề xuất các kế hoạch phục hồi kinh tế, xã hội.
Bản thân việc thành lập ASEAN và việc Việt Nam tham gia ASEAN cũng tạo ra xuất phát điểm cho ASEAN, tạo ra một khu vực tương đối thống nhất, xóa bỏ nghi kỵ, cùng nhau đối thoại, hợp tác vì một tương lai chung.
Đối với Việt Nam, quá trình này tạo động lực để hội nhập quốc tế một cách tích cực và chủ động hơn.
Đánh giá về sự chủ động của đường lối đối ngoại của Việt Nam, ông Vũ Hồ cho biết, đối ngoại giúp tạo dựng môi trường thuận lợi cho quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ tất cả những tiến trình mà chúng ta đang hướng tới, xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình, ổn định, dân chủ, văn minh và khiến các nước khác hiểu hơn về về đất nước và con người Việt Nam./.
Theo VOV.VN
Từ khóa » Thuận Lợi Của Việt Nam Khi Gia Nhập Asean Là Gì
-
Cộng đồng ASEAN: Lợi ích Của Việt Nam Khi Gia Nhập ASEAN
-
Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Mà Việt Nam Gặp Phải Khi Gia Nhập ...
-
Việt Nam Có Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Gì Khi Gia Nhập ASEAN
-
Nêu Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Của Việt Nam Khi Gia Nhập ...
-
Việt Nam đã Có Những đóng Góp Rất Quan Trọng Cho ASEAN - Sở Y Tế
-
Gia Nhập ASEAN - Bước đột Phá Trong đổi Mới Tư Duy đối Ngoại Của ...
-
Việt Nam Gia Nhập Asean Có Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Gì
-
Phân Tích Những Lợi Thế Và Khó Khăn Của Việt Nam Khi Trở Thành ...
-
Thời Cơ Và Thách Thức Của Việt Nam Khi Gia Nhập Asean
-
Việt Nam Gia Nhập ASEAN: Bước đầu Tiên Trong Tiến Trình Hội Nhập
-
Cộng đồng Kinh Tế ASEAN - Cơ Hội Và Thách Thức
-
Quá Trình Việt Nam Gia Nhập ASEAN
-
[DOC] Https://.vn/webcenter/ShowProperty?no...
-
Mục Tiêu, Nguyên Tắc Và Phương Thức Hoạt động Chính Của ASEAN