Việt Nam Khánh Thành Thêm Một Nhà Máy Nhiệt điện Than Công Nghệ ...
Có thể bạn quan tâm
Sáng 14.2, theo thông tin từ trang chủ của Bộ Công thương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều quan chức bộ ngành đã đến tham dự và cắt băng khánh thành nhà máy nhiệt điện Thái Bình. Dự kiến, mỗi năm nhà máy này sẽ phát lên lưới điện quốc gia sản lượng điện từ 3,6 – 3,9 tỷ kWh.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu cắt băng khánh thành Nhà máy (Ảnh: EVN)
Dự án được xây dựng tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm Chủ đầu tư, Tổng Công ty Phát điện 3/ Ban Quản lý dự án Nhiệt điện Thái Bình được giao nhiệm vụ quản lý dự án. Công trình được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 22.02.2014.
Nhà máy nhiệt điện Thái Bình có hai tổ máy với tổng công suất lắp đặt là 600 MW (2 x 300 MW), là một trong hai nhà máy của Trung tâm điện lực Thái Bình, thuộc Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tổng mức đầu tư của dự án là 26,5 nghìn tỷ VNĐ (tương đương với 1,27 tỷ USD), trong đó vốn vay ODA của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) là 85%, còn lại 15% là vốn đối ứng của EVN.
Tổng thầu thực hiện dự án là tập đoàn Marubeni Corporation (MC) – Nhật Bản.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, dự án nhiệt điện than Thái Bình là một trong những dự án quan trọng tại Trung tâm điện lực Thái Bình và là điểm sáng của tinh thần đoàn kết, nỗ lực của chủ đầu tư, các nhà thầu và đơn vụ thi công, địa phương; đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và môi trường.
Thủ tướng yêu cầu EVN tiếp tục ứng dụng công nghệ hiện đại, bảo đảm vận hành an toàn, hiệu quả, tuyệt đối không để xảy ra ô nhiễm môi trường; đồng thời căng cường sự giám sát của chính quyền và nhân dân địa phương, nhất là vấn đề môi trường.
Tại lễ khánh thành, Chủ tịch HĐTV EVN Dương Quang Thành cam kết đảm bảo vận hành Nhà máy an toàn, ổn định, đảm bảo các điều kiện về môi trường. Ảnh: Bộ Công thương
Cũng theo thông tin từ trang chủ Bộ Công thương, “nhà máy nhiệt điện than Thái Bình sử dụng công nghệ nhiệt điện ngưng hơi truyến thống, lò hơi thông số cận tới hạn, đây là loại công nghệ đã được áp dụng phổ biến trên thế giới”.
Được biết, hiện nay trên thế giới có các công nghệ cho nhiệt điện than (theo cấp độ tiên tiến dần) gồm: dưới cận tới hạn, cận tới hạn, siêu tới hạn, trên siêu tới hạn, trên siêu tới hạn cải tiến...
Thực tế hiện nay, xét về mặt công nghệ, Việt Nam hiện chủ yếu sử dụng hai loại công nghệ lò hơi có thông số hơi dưới cận tới hạn và cận tới hạn cho các nhà máy nhiệt điện than, tập trung ở dạng công nghệ đốt than phun (PC) và công nghệ lò tầng sôi (CFB). Theo các chuyên gia, công nghệ đốt than của Việt Nam thuộc dạng công nghệ truyền thống hiệu suất thấp, sửa chữa nhiều gây tốn kém và phần lớn thiết bị điều khiển tự động theo công nghệ cũ không đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Hiện Việt Nam cũng đã có một số nhà máy ứng dụng công nghệ siêu tới hạn (SC) như Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng, Duyên Hải 3 mở rộng.
Nhiều chuyên gia cho biết, trên thế giới hiện nay, để công nghệ nhiệt điện than phát triển theo hướng sạch hơn, các nhà máy nhiệt điện than thường gắn với công nghệ trên siêu tới hạn (Ultra Supercritical - USC) hoặc trên siêu tới hạn cải tiến (Advanced Ultra Supercritical - A USC). Điều này có nghĩa sẽ đi cùng với các cải tiến kỹ thuật và nâng cao hiệu suất trên tất cả các khâu từ tua bin, máy phát, lò, hệ thống kiểm soát khí thải, kiểm soát nhiên liệu...
Các công nghệ này cho phép các nhà máy nhiệt điện than đạt được hiệu suất cao nhất, có thể hơn 50% và giảm được lượng phát thải khí nhà kính thấp nhất. Tuy vậy với công suất càng lớn, các yêu cầu thông số hơi càng cao thì chi phí đầu tư lớn, nguyên vật liệu yêu cầu tiêu chuẩn cao và khắt khe.
Thời gian qua, sau nhiều vấn nạn ô nhiễm môi trường do nhiệt điện than gây ra, nhiều chuyên gia trong nước đã khuyến cáo nhiệt điện than cần sử dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến hơn, thay vì các công nghệ như hiện nay.
Tại hội thảo “Cần có nhìn đúng về nhiệt điện than” do Bộ công thương tổ chức vào cuối tháng 12.2018, đại diện Bộ Công thương cũng nhấn mạnh: để phát triển nhiệt điện than, cần ưu tiên lựa chọn các công nghệ tiên tiến, hiện đại, có các thông số hơi siêu tới hạn và trên siêu tới hạn để nâng cao hiệu suất các tổ máy, giảm tiêu tụ nhiên liệu và giảm phát thải ra môi trường.
Lê Quỳnh
Từ khóa » Nhà Máy Nhiệt điện Siêu Tới Hạn Là Gì
-
Công Nghệ Siêu Tới Hạn Cho Nhà Máy điện Than Thế Hệ Mới
-
Nhà Máy Nhiệt điện Than Hiện đại: Tối ưu Hóa Hiệu Suất Hoạt động ...
-
Công Nghệ Siêu Tới Hạn (USC): Giải Pháp Cho Sản Xuất điện Than ...
-
[PDF] Cẩm Nang Công Nghệ Ngành điện Việt Nam
-
[PDF] Của Dự án Nhà Máy Nhiệt điện Vũng Áng II Công Suất 2 X 660MW
-
Đốt Than Công Nghiệp Bằng Công Nghệ Mới Siêu Tới Hạn
-
Công Nghệ Siêu Tới Hạn Là Gì
-
Công Nghệ Nhiệt điện Trên Siêu Tới Hạn (USC) - Tài Liệu Text - 123doc
-
So Sánh Công Nghệ Lò Hơi Cận Tới Hạn Và Siêu Tới Hạn | Nhiệt Điện Blog
-
Vai Trò Của Nhiệt điện Than Trong Hệ Thống Năng Lượng Quốc Gia
-
Nhà Máy Nhiệt điện - Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam
-
Nhận Diện Nhiệt điện Than
-
Điểm Sáng Công Nghệ, Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 Tuân Thủ Nghiêm Ngặt ...
-
Cách Hạn Chế ô Nhiễm Từ Nhà Máy Nhiệt điện Than