Việt Nam Ngừng Nhập Khẩu Rác - BBC News Tiếng Việt

Việt Nam ngừng nhập khẩu rác27 tháng 7 2018
Việt Nam, rác, môi trường

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Hàng ngàn container giấy vụn, nhựa và kim loại phế liệu đang chất đống tại các cảng tại VN (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)

Giới chức Việt Nam sẽ ngừng cấp giấy phép mới cho các lô hàng nhập khẩu rác trong bối cảnh hàng ngàn container giấy vụn, nhựa và kim loại phế liệu đang chất đống tại các cảng.

Việc nhập khẩu rác thải vào Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác đã tăng đáng kể kể từ khi chính phủ Trung Quốc cấm nhập một số loại chất thải rắn từ đầu năm nay, theo Reuters.

Giới chức cần phải "ngăn chặn rác thải xâm nhập vào Việt Nam để giữ cho đất nước không trở thành một bãi rác, ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của con người", chính phủ Việt Nam cho biết trong một tuyên bố vào cuối ngày thứ Tư 25/7.

Sự gia tăng nhập khẩu rác thải đã gây ra ùn tắc tại một số cảng Việt Nam, với khoảng 6.000 container hiện đang chất đống tại các điểm nhập cảnh cần phải được xử lý.

Bộ Tài nguyên và Môi trường không cho biết lượng chất thải Việt Nam đã nhập khẩu trong năm nay là bao nhiêu.

Thân phận gấu tại Việt Nam

Formosa: Đã đền bù thỏa đáng?

Rác thải nhập khẩu là một nguồn nguyên liệu bổ sung cho ngành công nghiệp giấy, nhựa và thép của Việt Nam.

"Vẫn tồn tại nhu cầu về giấy và phế liệu nhựa làm nguyên liệu cho sản xuất, nhưng điều này chỉ mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất chứ không cho môi trường", theo tuyên bố của chính phủ.

Chính phủ Malaysia hôm thứ Ba cũng đã thu hồi giấy phép nhập khẩu rác của 114 nhà máy xử lý chất thải nhựa do ô nhiễm gia tăng ở các khu vực nơi các nhà máy hoạt động.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nói rằng Việt Nam sẽ theo dõi các chủ sở hữu container tại các cảng và tiến hành điều tra các vụ nhập khẩu rác hoặc vi phạm luật môi trường.

Ô nhiễm là một nguy cơ chính trị đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Đã có nhiều cuộc biểu tình nổ ra trên toàn quốc để phản đối một công ty thép của Đài Loan, Formosa, thải chất độc ra biển.

Vụ Formosa cũng được coi là một trong những thảm họa môi trường tồi tệ nhất của Việt Nam xảy ra vào năm 2016.

Tin liên quan

  • Gấu

    Việt Nam: Đời gấu và lòng nhà chức trách

    25 tháng 7 năm 2018
  • Lào, vỡ đập thủy điện

    'Cục pin châu Á' vỡ đập thủy điện chết người

    25 tháng 7 năm 2018
  • Việt Nam, môi trường, Formosa

    Formosa: Đã đền bù thỏa đáng?

    17 tháng 5 năm 2018

Tin chính

  • Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được Đảng chốt vào 'Tứ Trụ'

    18 tháng 5 năm 2024
  • Bế mạc Hội nghị Trung ương 9: chọn chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội và chốt nhiều nhân sự cấp cao

    18 tháng 5 năm 2024
  • Trung ương Đảng họp: người thăng tiến, kẻ bị trừng phạt và những điểm đáng lưu ý

    17 tháng 5 năm 2024

BBC giới thiệu

  • Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

    Ai có thể làm Bộ trưởng Công an nếu ông Tô Lâm nhận nhiệm vụ mới?

    14 tháng 5 năm 2024
  • Việt Nam vẫn bị Mỹ xếp vào nhóm "nền kinh tế phi thị trường"

    Vì sao Việt Nam ráo riết vận động hành lang để Mỹ cho ra khỏi danh sách ‘nền kinh tế phi thị trường’?

    9 tháng 5 năm 2024
  • Ông Mark Lin đưa khách sang Việt Nam tìm vợ

    Mai mối cô dâu Việt ở Singapore: Đổi đời hay mộng đẹp vỡ tan?

    9 tháng 5 năm 2024
  • Bộ Chính trị khóa 13 có 5 ủy viên cho "thôi chức" khi chưa hoàn thành hết một nhiệm kỳ

    Đảng Cộng sản Việt Nam: công tác nhân sự thất bại?

    7 tháng 5 năm 2024
  • Bà Trương Thị Mai và ông Tô Lâm

    'Tứ Trụ' Việt Nam: Cơ hội của bà Trương Thị Mai và tham vọng của Đại tướng Tô Lâm

    1 tháng 5 năm 2024
  • Bốn ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 bị miễn nhiệm

    Quy định 41 của Bộ Chính trị giúp cán bộ cấp cao 'hạ cánh an toàn'?

    25 tháng 4 năm 2024
  • Ca trù là một loại hình nghệ thuật cổ truyền độc đáo của Việt Nam

    Ả đào: 'Cuộc cách mạng tình dục' và những góc khuất được soi rọi

    8 tháng 5 năm 2024
  • Ảnh vệ tinh của Viện Nghiên cứu Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), chụp ngày 7/4/2024.

    Hai tàu chiến Trung Quốc thường trực ở quân cảng Ream, Việt Nam có nên lo?

    19 tháng 4 năm 2024
  • Nguyen Phu Trong, Chien dich dot lo

    Ông Vương Đình Huệ mất chức: Chiến dịch ‘đốt lò’ của ông Nguyễn Phú Trọng thất bại?

    29 tháng 4 năm 2024

Đọc nhiều nhất

  1. 1Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được Đảng chốt vào 'Tứ Trụ'
  2. 2Bế mạc Hội nghị Trung ương 9: chọn chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội và chốt nhiều nhân sự cấp cao
  3. 3Ai có thể làm Bộ trưởng Công an nếu ông Tô Lâm nhận nhiệm vụ mới?
  4. 4Vì sao nữ thị trưởng Philippines bị cáo buộc là gián điệp Trung Quốc?
  5. 5Trung ương Đảng họp: người thăng tiến, kẻ bị trừng phạt và những điểm đáng lưu ý
  6. 6Bà Trương Thị Mai từ chức: Tại sao?
  7. 7Viện nghiên cứu Trung Quốc nói Việt Nam bồi đắp các đảo 'chiếm đóng trái phép', báo Việt Nam phản công
  8. 8Putin tới thăm Trung Quốc: Những yếu tố Việt Nam cần quan tâm
  9. 9Đại tướng Lương Cường: Tân thường trực Ban Bí Thư thay bà Trương Thị Mai là ai?
  10. 10Bốn gương mặt được bổ sung vào Bộ Chính trị gồm những ai?

Từ khóa » đất Nước Nhập Khẩu Rác