Việt Nam Nhập Khẩu Gỗ Nhiệt đới

Ngành gỗ Việt Nam mở rộng trong bối cảnh nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nước không đủ đáp ứng cho nhu cầu chế biến phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Hiện Chính phủ đang thực hiện lệnh đóng cửa rừng tự nhiên. Nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nước chủ yếu là nguồn rừng trồng, bao gồm khai thác gỗ rừng sản xuất khoảng 32 triệu m3 (rừng sản xuất tập trung 21,5 triệu m3; khai thác cây trồng phân tán, gỗ vườn nhà 5,5 triệu m3; gỗ cao su 5 triệu m3 .

Tuy nhiên, hầu hết (60-70%) lượng gỗ keo rừng trồng là gỗ nhỏ, được đưa vào nguyên liệu đầu vào sản xuất dăm, viên nén và một số loại ván. Phần nguyên liệu còn lại là gỗ lớn, được đưa vào chế biến các mặt hàng đồ gỗ như đồ gỗ văn phòng, phòng ngủ chủ yếu để phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước không đủ cung cấp cho chế biến. Điều này dẫn đến kết quả là gỗ nhập khẩu hiện đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành gỗ. Hàng năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 4-5 triệu m3 gỗ quy tròn. Lượng gỗ này được đưa vào chế biến thành các sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Lượng nhập khẩu ngày càng có xu hướng tăng.

Gỗ nhiệt đới, hay còn gọi là gỗ rừng tự nhiên, có nguồn gốc nhập khẩu hiện trở thành một hợp phần quan trọng của ngành gỗ. Bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 2-2,5 triệu m3 gỗ tròn và xẻ quy tròn là gỗ nhiệt đới. Lượng nhập từ nguồn này chiếm khoảng 40-50% trong tổng lượng gỗ nhập vào Việt Nam từ tất cả các nguồn. Nguồn cung và các loài gỗ đa dạng với trên dưới 100 quốc gia và vùng lãnh thổ và gần 200 loài được nhập khẩu mỗi năm. Gỗ từ nguồn này được đưa vào chế biến và chủ yếu được sử dụng tiêu dùng nội địa. Các sản phẩm phổ biến nhất bao gồm bàn, ghế, giường, tủ, đồ thờ cúng, công trình xây dựng.

Khách mời tham gia phiên thảo luận tại Hội thảo

Chính phủ Việt Nam cam kết loại bỏ gỗ bất hợp pháp ra khỏi chuỗi cung. Cam kết này thể hiện qua Hiệp định Đối tác tự nguyện VPA FLEGT được Chính phủ Việt Nam và EU ký kết năm 2019. Hiệp định nêu rõ các yêu cầu về tính pháp lý của các mặt hàng gỗ xuất khẩu giống như các yêu cầu đối với các mặt hàng tiêu thụ nội địa. Nói cách khác, Chính phủ Việt Nam không phân biệt đối xử đối với các mặt hàng phục vụ các thị trường khác nhau về các yêu cầu pháp lý về sản phẩm. Để triển khai các cam kết trong VPA, Việt Nam ban hành Nghị định 102/2020-NĐ-CP vào tháng 9 năm 2020 quy định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (hay còn gọi là nghị định VNTLAS). Kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu là một trong những nội dung trọng tâm của Hiệp định. Gỗ rủi ro nhập khẩu được kiểm soát thông qua “bộ lọc” về loài rủi ro và vùng địa lý rủi ro, theo đó các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ rủi ro vào Việt Nam cần đưa ra các bằng chứng nhằm minh chứng cho tính hợp pháp của gỗ.

Để đọc thông tin chi tiết báo cáo, vui lòng đọc tại đây

Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng thông tin trong báo cáo

Gỗ Việt

Từ khóa » Các Loại Gỗ Nhiệt đới