Việt Nam Nhập Khẩu Xăng Dầu ở đâu Nhiều Nhất? - VMPC
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới Thiệu
- Sản phẩm
- Hàng Hải / Dầu Khí / Công Nghiệp
- Thiết Bị Công Nghệ Đặc Biệt / Quốc Phòng
- Hàng Không
- Dịch vụ
- Tư vấn
- Kỹ thuật
- Vận hành chạy thử
- Bảo dưỡng
- Sửa Chữa và Làm Mới
- Tin tức
- Liên hệ
- EN| VI
Dầu Khí
Thông tin sản phẩm Dầu Khí
XEM TIẾPHàng Hải
Thông tin sản phẩm Hàng Hải
XEM TIẾPCông Nghiệp
Thông tin sản phẩm Công Nghiệp
XEM TIẾPHàng Không
Thông tin sản phẩm Hàng Không
XEM TIẾPQuốc Phòng
Thông tin sản phẩm Thiết Bị Công Nghệ Đặc Biệt & Quốc Phòng
XEM TIẾP Việt Nam nhập khẩu xăng dầu ở đâu nhiều nhất?Bộ Công Thương cho biết, năm 2016, Singapore tiếp tục giữ vị trí thứ nhất trong số các thị trường mà Việt Nam nhập khẩu xăng dầu, tiếp sau là Malaysia. Đặc biệt, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc đã tăng vọt so với năm trước đó và vươn lên là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba, do tác động từ Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Bộ Công Thương chính thức công bố “Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016” đánh giá tổng quan có hệ thống về những vấn đề cơ bản của hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam trong năm 2016. Đây là lần đầu tiên, báo cáo được công bố. Nhập khẩu xăng dầu có nhiều yếu tố thuận lợi Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, xuất nhập khẩu là hoạt động quan trọng của nền kinh tế. Đây cũng là một lĩnh vực do Bộ Công Thương phụ trách với sự tham gia của các Bộ ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và có đóng góp lớn vào tình hình phát triển kinh tế nói chung và sự lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng. Cũng theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, trong bối cảnh mở cửa và hội nhập, hoạt động xuất nhập khẩu đã có những biến đổi mạnh mẽ. Điểm đáng ghi nhận là kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2016 đã đạt 349,16 tỷ USD. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm 2015. Cả nước có 25 mặt hàng có kinh ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, cao hơn con số 23 mặt hàng của 2015. Về mặt hàng xăng dầu, đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, đây là mặt hàng cần thiết nhập khẩu để đảm bảo an ninh năng lượng. Theo đó, trước đây, Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn xăng dầu nhập khẩu, lượng xăng dầu nhập khẩu thường ở mức 12-13 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, kể từ sau khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất chính thức được đưa vào vận hành, đáp ứng khoảng 30-40% nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa thì lượng xăng dầu nhập khẩu đã giảm đáng kể. Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2016, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu và tạm nhập để tái xuất là khoảng 11,8 triệu tấn, trị giá khoảng 4,94 tỷ USD, tăng 18% về lượng và giảm 7,3% về kim ngạch so với cùng kỳ. “Nhập khẩu xăng dầu năm 2016 tiếp tục có mức tăng trưởng khá về lượng do tình hình thị trường, giá cả xăng dầu thuận lợi, trong đó có việc thuế nhập khẩu xăng dầu ưu đãi đặc biệt theo một số Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia tiếp tục được cắt giảm theo lộ trình”, Bộ Công Thương cho hay. Mặc dù vậy, do giá xăng dầu có mức giảm mạnh trong năm 2016 (bình quân giá xăng dầu cả năm 2016 đã giảm khoảng 22% so với năm 2015 và giảm khoảng 49% so với giá bình quân năm 2014) nên kim ngạch nhập khẩu xăng dầu năm 2016 vẫn giảm so với cùng kỳ. Theo quy định hiện hành, xăng dầu chỉ được nhập khẩu bởi các doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Tính đến nay, có 30 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu (trong đó 3 doanh nghiệp chỉ kinh doanh mặt hàng nhiên liệu hàng không). Nhìn chung trong năm 2016, thị trường đã có nhiều yếu tố thuận lợi đối với hoạt động nhập khẩu xăng dầu. Do vậy, song song với việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đã đẩy nhanh lượng nhập khẩu xăng dầu. Nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc tăng đột biến do FTA Cũng liên quan đến vấn đề nhập khẩu xăng dầu, Bộ Công Thương cho hay, trong năm 2016, thị trường nhập khẩu chủ yếu từ ASEAN (Singapore, Malaysia, Thái Lan), Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nga … Cơ cấu thị trường nhập khẩu xăng dầu trong năm 2016 có sự biến động so với thời gian trước, do tác động của việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định thương mại tự do. Cụ thể, nhập khẩu từ khu vực ASEAN chiếm tới 70% tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu. Singapore tiếp tục giữ vị trí thứ nhất trong số các thị trường mà Việt Nam nhập khẩu xăng dầu (kim ngạch đạt 1,58 tỷ USD), tuy nhiên mức kim ngạch này giảm 22,6% so với năm 2015, cao hơn nhiều so với mức giảm kim ngạch chung của mặt hàng này (giảm 7,3%). Trong khi đó, Malaysia là thị trường có kim ngạch nhập khẩu tăng đáng kể, đạt 1,18 tỷ USD, tăng 211% so với năm trước và vươn lên là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn thứ hai của Việt Nam. Tương tự như vậy, với việc Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc được ký kết, nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Hàn Quốc tăng đáng kể do doanh nghiệp được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định này (đặc biệt là đối với mặt hàng xăng có mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định là 10%, thấp hơn mức thuế MFN và mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định khác như ATIGA, ACFTA). Theo đó, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc trong năm 2016 đạt 940 triệu USD, tăng tới 426% so với năm 2016 và vươn lên là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba của Việt Nam. Trong khi đó, nhập khẩu từ các thị trường Trung Quốc, Đài Loan,... đều ghi nhận kim ngạch giảm mạnh so với năm trước. Cụ thể, nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 451 triệu USD, giảm 51% so với năm 2015. Nhập khẩu từ Đài Loan đạt 51,8 triệu USD, giảm 88,6%. Nhập khẩu từ Nga đạt 47,6 triệu USD, giảm 22,9%.
Yến Nhi - Vnmedia.vnTin nổi bật
So găng Petrolimex và PV Oil: Hai đại gia ngành xăng dầu chuẩn bị ra mắt thị trường chứng khoán
Sáng kiến giúp Vietsovpetro tháo gỡ khó khăn trong sản xuất
Quý I/2017: PVN hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu kế hoạch Chính phủ giao
Tin tức khác
So găng Petrolimex và PV Oil: Hai đại gia ngành xăng dầu chuẩn bị ra mắt thị trường chứng khoán
XEM TIẾPSáng kiến giúp Vietsovpetro tháo gỡ khó khăn trong sản xuất
XEM TIẾPHoàn tất hồ sơ chuyển nhượng vốn Tổ hợp hóa dầu Miền Nam
XEM TIẾPVietsovpetro nỗ lực vượt khó
XEM TIẾPPetrolimex đang cân nhắc đầu tư dự án Nhà máy lọc dầu Nam Vân Phong
XEM TIẾPQuý I/2017: PVN hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu kế hoạch Chính phủ giao
XEM TIẾPHĐQT Petrolimex công bố quyết định bổ nhiệm 2 Phó tổng giám đốc
XEM TIẾPPV Gas cung cấp khí etan cho dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam
XEM TIẾPTừ khóa » Việt Nam Nhập Khẩu Bao Nhiêu Xăng Dầu
-
Việt Nam đang Khai Thác, Tiêu Thụ Xăng Dầu Ra Sao? - VnExpress
-
Việt Nam Nhập Khẩu Bao Nhiêu Xăng Dầu? - ETime
-
Việt Nam Nhập Khẩu Nhiên Liệu Từ Nước Nào Và Chiếm Bao Nhiêu ...
-
Giá Xăng Dầu Vẫn "nóng Rẫy", Việt Nam Chi đậm Tiền để Nhập Khẩu
-
Việt Nam Chi Gần 8.200 Tỉ đồng Mỗi Tháng để Nhập Khẩu Xăng Dầu
-
Nhập Khẩu Xăng Dầu: Đòi Hỏi Sự điều Hành Linh Hoạt Và Sát Thực Tế
-
Việt Nam Chi Hơn 1 Tỷ USD Nhập Khẩu Xăng Dầu Trong Quý đầu Năm
-
75% Sản Lượng Xăng Dầu Nhập Khẩu Từ Malaysia, Hàn Quốc Và ...
-
Việt Nam Có Thể Nhập Khẩu Xăng Dầu Từ Malaysia Với Giá 13.000 ...
-
Cả Nước Chi Hơn 3 Tỷ USD Nhập Khẩu Xăng Dầu
-
Yêu Cầu Làm Rõ Thông Tin Về Vấn đề Nhập Khẩu Và Giá Xăng Dầu Của ...
-
Nhập Khẩu Tăng Thêm 2,4 Triệu M3 Xăng Dầu Trong Quý II/2022
-
Vì Sao Việt Nam Vẫn Phải Liên Tục Nhập Xăng Dầu Thành Phẩm?
-
Việt Nam Chi Hơn 1 Tỷ USD Nhập Khẩu Xăng Dầu Trong Quý đầu Năm