Việt Nam Nỗ Lực Cùng Thế Giới Chống Biến đổi Khí Hậu
Có thể bạn quan tâm
Theo GS Trần Thục, dữ liệu quan trắc cho thấy các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan đã có xu thế gia tăng cả về cường độ và tần suất: mưa cực đoan tăng ở hầu hết các vùng của cả nước; số ngày nắng nóng tăng, số ngày rét đậm, rét hại giảm; hạn hán xảy ra thường xuyên hơn; số lượng các cơn bão mạnh trên Biển Đông có xu thế tăng. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, ở Việt Nam đang chứng kiến những dấu hiệu bất thường của thời tiết, khí hậu. Một thí dụ đơn cử như, năm 2014 vào tháng Giêng - giữa mùa khô nhưng các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi lại có một đợt lũ cao bất thường, thậm chí cao hơn cả mùa mưa năm sau - trong mùa khô có lũ lớn và trong mùa mưa lũ nhỏ. Những năm gần đây, mưa ở miền trung khá bất thường, có năm rất nhiều như 2020, có năm rất ít như năm 2018 - 2019. Năm 2016 xuất hiện đợt mưa tuyết chưa từng gặp ở nước ta, đỉnh Ba Vì - Hà Nội, rừng quốc gia Vụ Khoang - Hà Tĩnh cũng có tuyết - điều chưa từng được ghi nhận trước đây. Theo phân tích của các chuyên gia, thực tiễn biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong những năm vừa qua diễn ra nhanh hơn so với dự kiến. Nhìn lại đối chiếu với những nhận định trước đây, thời điểm trước năm 2010, khởi đầu của nhiều nghiên cứu về thiệt hại của biến đổi khí hậu trên thế giới, nước ta vẫn là quốc gia chịu tác động rất nặng nề của biến đổi khí hậu. Trong những năm gần đây, nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng đã chỉ ra nhiều vấn đề cần phải lưu tâm, chẳng hạn năm 2017 là năm có số lượng các cơn bão ảnh hưởng tới nước ta nhiều bất thường (16 cơn bão), theo tính toán của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Tổng cục Thống kê thiệt hại khoảng 38,7 nghìn tỷ đồng tương đương 2,7 tỷ USD. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất thấy rõ nhất là đối với ngành nông nghiệp. Ở Việt Nam với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á, trong sản xuất nông nghiệp, lúa là loại cây trồng chủ lực, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa hàng năm chiếm tỷ trọng lớn nhất. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê năm 2018 trung bình cho giai đoạn 2011-2016 khoảng 66,1%. Riêng năm 2016 hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 527,7 nghìn ha lúa bị thiệt hại, trong đó khoảng 44% diện tích bị thiệt hại hoàn toàn. Đối với các loại cây trồng khác như hoa màu, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày cũng bị ảnh hưởng, năng suất cây trồng giảm khoảng 50% do tác động của biến đổi khí hậu. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu còn tác động đến chăn nuôi, lâm nghiệp, đa dạng sinh học, cháy rừng, các hệ sinh thái đất ngập nước, nuôi trồng thủy sản…
Từ khóa » Giải Pháp Biến đổi Khí Hậu Toàn Cầu địa 11
-
Hiện Trạng Và Nguyên Nhân Giải Pháp Của Vấn đề Biến đổi Khí Hậu ...
-
Địa Lí 11 Bài 3: Một Số Vấn đề Mang Tính Toàn Cầu - HOC247
-
Bài 3: Một Số Vấn đề Mang Tính Toàn Cầu | Địa Lí 11 Trang 13 - Tech12h
-
Giải địa Lí 11 Bài 3: Một Số Vấn đề Mang Tính Toàn Cầu - SoanVan.NET
-
Giải Bài Tập Địa Lí 11 - Bài 3: Một Số Vấn đề Mang Tính Chất Toàn Cầu
-
10 Biện Pháp Giảm Thiểu Sự Nóng Lên Của Trái Đất - ThienNhien.Net
-
Trình Bày Hậu Quả Của Biến đổi Khí Hậu Toàn Cầu.
-
Tác động Của Biến đổi Khí Hậu (Bài 4): Giải Pháp Nào Giúp Giảm ...
-
[PDF] BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU, NGUYÊN NHÂN, HIỆN TRẠNG VÀ ...
-
Ứng Phó Biến đổi Khí Hậu Cần Cách Tiếp Cận Toàn Cầu - Báo Nhân Dân
-
Nguyên Nhân, Diễn Biến, Tác Hại Của Tình Trạng Biến đổi Khí Hậu Toàn ...
-
Biến đổi Khí Hậu Và Giải Pháp Khắc Phục
-
Các Giải Pháp Phòng Ngừa, Giảm Thiểu Tác động Tiêu Cực đến Môi ...
-
Ba Giải Pháp ưu Tiên Trong ứng Phó Với Biến đổi Khí Hậu