Việt Nam Sử Lược By Trần Trọng Kim - Goodreads
Có thể bạn quan tâm
Jump to ratings and reviewsWant to readBuy on AmazonRate this bookViệt Nam Sử Lược
Trần Trọng Kim
4.25Want to readBuy on AmazonRate this bookĐây được coi là quyển sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu, thích hợp với trình độ của đại chúng nên được tái bản nhiều lần. Tuy nhiên thời gian biên soạn quá ngắn nên sách có rất nhiều chi tiết sai sót, sau này Trần Trọng Kim đã hiệu đính lại 2 lần nhưng vẫn còn nhiều lỗi sai. Sử là sách không những chỉ để ghi chép những công việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy xét việc gốc ngọn, tìm tòi cái căn nguyên những công việc của người ta đã làm để hiểu cho rõ những vận hội trị loạn của một nước, những trình độ tiến hóa của một dân tộc.- GenresHistoryNonfictionHistoricalWarAcademic
647 pages, Paperback
First published January 1, 1919
Book details & editionsLoading interface...Loading interface...About the author
Trần Trọng Kim
21 books42 followersTrần Trọng Kim (1883-1953) là một học giả danh tiếng, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần, thủ tướng của chính phủ Đế quốc Việt Nam (1945) được thành lập trong thời kỳ Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách về lịch sử, văn hóa như Việt Nam sử lược, Việt Nam văn phạm, Nho giáo,... Tác phẩm Trước năm 1945, Trần Trọng Kim có nhiều tác phẩm nổi tiếng thời bấy giờ về các lĩnh vực sử học, văn học, nghiên cứu và sư phạm gồm: Sơ học luận lý (1914)Vương Dương Minh (1914)Việt Nam văn phạm (Hợp soạn, 1941)Luân lý giáo khoa thư (1916)Sư phạm khoa yếu lược (1916)Sơ học An Nam sử lược (1917)Sư phạm yếu lược (1918)Việt Nam sử lược (1919). Đây được coi là quyển sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu, thích hợp với trình độ của đại chúng nên được tái bản nhiều lần. Tuy nhiên thời gian biên soạn quá ngắn nên sách có rất nhiều chi tiết sai sót, sau này Trần Trọng Kim đã hiệu đính lại 2 lần nhưng vẫn còn nhiều lỗi sai.Truyện Thúy Kiều chú giải (1925)47 điều giáo hóa triều Lê (có bản dịch ra tiếng Pháp- 1928)Nho giáo (3 tập từ 1930-32)Vương Dương Minh (1934)Phật giáo thuở xưa và Phật giáo ngày nay (1938)Phật Lục (1940)Quan niệm về nhân sinh, Vũ trụ đại quan (1943)Quốc văn giáo khoa thư, 3 tập: lớp Đồng ấu, Dự bị, và Sơ đẳng (soạn cùng Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận; Nam Sơn Nguyễn Văn Thọ vẽ)Việt Nam văn phạm (cùng Bùi Kỷ, Nguyễn Mạnh Tường) (1941).Sau năm 1945, ông viết hồi ký Một cơn gió bụi (1949), tóm lược quãng đời làm chính trị của ông trong giai đoạn 1942 - 1948. Nó nói lên suy nghĩ của ông về các sự kiện xảy ra trong nước thời bấy giờ như sự thành lập chính phủ của Đế quốc Việt Nam, Cách mạng tháng Tám, sự cầm quyền của Việt Minh, cùng Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất giữa Việt Minh và thực dân Pháp.Ratings & Reviews
What do you think?Rate this bookWrite a ReviewFriends & Following
Create a free account to discover what your friends think of this book!Community Reviews
4.25 5 stars268 (43%)4 stars266 (42%)3 stars63 (10%)2 stars16 (2%)1 star6 (<1%)Search review textFiltersDisplaying 1 - 30 of 83 reviewsLữ Đoàn Đỏ240 reviews125 followersFebruary 1, 2022Cuốn sách kết thúc năm, đọc xong trước giao thừa có 1 xíu, hình như là cuốn sử đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ. Sách do cụ Trần Trọng Kim biên soạn, vắn tắt lại sử Việt từ thời Hồng Bàng đầy truyền thuyết huyền hoặc tới thời cận đại lúc Pháp bảo hộ. Góc nhìn của cụ khá khách quan, dù đôi thời kì cũng nhận thấy cụ có cảm tình với bên nào đó hơn. Nhưng đây vẫn là cuốn sử khách quan nhất từng được biên soạn, những cuốn quốc sử khác thì thường được biên soạn theo lệnh triều đình, còn sử được học ở nhà trường thì biên soạn hoàn toàn theo chỉ đạo của Cộng Sản, góc nhìn đầy chủ quan, nhồi sọ và phiến diện vô cùng. Học sinh học sử đó đúng là chẳng thu được gì ngoài vài dữ liệu khô khan và những góc nhìn nhiều khi đã bị bóp méo tuỳ ý. Nếu ai chưa từng đọc cuốn sử nào thì bắt đầu với Việt Nam Sử Lược là lựa chọn hoàn hảo, hiện vẫn chưa thấy có cuốn sử nào tốt hơn. Cuốn này tóm lược đại khái những diễn biến chính, và góc nhìn của người biên soạn cũng hợp tình lý, tuy có đôi chỗ chưa đồng tình cho lắm. Dễ nhận thấy là nhân vật như vua Quang Trung được tác giả dành rất nhiều thiện cảm. Cùng với đó khi nói về người Pháp, soạn giả cũng dành cho nhiều cảm tình, tuy vậy thì đánh giá vẫn công tâm. Tóm lược lại thì nước ta thường hay tự hào có 4000 năm văn hiến, tuy nhiên thời Hồng Bàng trải dài tới gần 2000 năm, không có 1 ghi chép nào chính xác ngoài những câu chuyện truyền miệng. Gần 2000 năm mà có 18 đời vua thì quá vô lý. Trông cuốn Anh hùng Lĩnh Lam, tác giả Trần Đại Sỹ đưa ra giả thuyết về việc đã có 88 đời vua thực sự và chữ viết cũng đã hình thành thời đó, có 1 nền văn minh không kém gì bên Tàu, tất cả bị đốt sạch từ lúc nhà Triệu để mất Nam Việt năm 111 TCN. Nhưng việc không còn sót lại bất kì tàn tích gì, không 1 di chỉ nào được khai quật thì có vẻ nước Tàu đã làm quá tốt việc tận diệt. Giả thiết có phần không đứng vững. Sách sử mình thường chép việc người Tàu khi sang đô hộ thì cũng khai hoá cho nước ta thời đó cũng chỉ mông muội như người Mường mán, vài quan cai trị có đức độ được dân lập đền thờ như Tích Quang, Nhâm Diên, Sỹ Nhiếp.. Bắc thuộc ngàn năm tới nổ ra lẻ tẻ vài cuộc kháng chiến vì phẫn uất, chưa cuộc nào toan tính kĩ lưỡng nên bị dập tắt khá nhanh. Tới thế kỷ 10 thì lần đầu tiên có người Việt được sắc phong làm Tiết độ sứ - Khúc Thừa Dụ. Lúc đó bên Tàu cũng loạn lạc liên miên mà nước ta không ai nhân cơ hội để tìm cách tự chủ nổi. Hay tinh thần dân tộc thời đó cũng không cao, bị đồng hoá?? Tới khi Ngô Quyền đánh được Nam Hán thì lần đầu sau hơn ngàn năm, nước Nam được tự chủ. Nhưng người nước mình thích đánh lẫn nhau. Ngô Quyền mất thì anh em trong nhà đã tranh đoạt, rồi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp được chưa yên ổn thì bao lâu thì bị ám sát, nước lại loạn. Lê Hoàn cướp ngôi, tư thông với thái hậu Dương Vân Nga để đoạt quyền, thôi thì mạnh được yếu thua, không có gì để bàn. Sau Lê Hoàn đánh được quân Tống nên có được chính danh. Được 2 đời thì cũng bị mất ngôi. Nhân quả xoay vòng nhanh quá, cướp ngôi nhà Đinh thì sau bị nhà Lý cướp ngôi. Vua Lý Thái Tổ rời đô về Thăng Long, chắc mục đích cũng có phần như Hồ Quý Ly sau này, hạn chế bớt những thế lực cũ đã cắm rễ tại kinh đô. Nhà Lý được 8 đời thì bị mất ngôi vào nhà Trần. Trong lúc trị vì làm được nhiều việc, mở mang văn hoá, sùng đạo Phật, và xây Văn Miếu, phát triển Nho học.. Cuối đời suy vi, không còn người tài giỏi, cơ nghiệp rơi cả vào tay Trần Thủ Độ. Sáng nghiệp nhà Trần phải trải qua trận chiến kinh hoàng với quân Nguyên. 3 lần thắng Nguyên khiến danh tiếng nhà Trần rực rỡ, sợ những bài học cũ, ngoại thích cướp quyền nên nhà Trần hôn phối lộn tùng bậy trong gia tộc. Cai trị được hơn 200 năm thì Hồ Quý Ly cướp ngôi, lập ra nhà Hồ được vẻn vẹn 7 năm thì nhà Minh sang cai trị, vài chục năm sau thì Lê Lợi khởi nghĩa đuổi được quân Minh, giang sơn lại về tay người Việt. Nhưng bao nhiêu công thần bị giết hại, vẫn là bài học thỏ rừng hết chó săn bị thịt, nhìn lại thì thấy Trương Lương đời Hán Cao Tổ đúng là quá xuất chúng, xong việc không nhận công, giữ được danh, giữ được mạng. Về tính chính thông thì nhà Lê kéo dài tới hơn 300 năm nhưng thực quyền thì chỉ hơn 100 năm. Hết nhà Mạc rồi nhà Trịnh, Nguyễn tiếm quyền. Nhưng nhà Trịnh Nguyễn khôn ngoan hơn cả. Giữ Phật quét chùa thì được ăn oản. Không ai hạ nhà Lê mà giữ lại như bù nhìn. Thời kì đó bờ cõi phía Nam được nhà Nguyễn mở mang rất nhiều. Cuối cùng thì Tây Sơn diệt cả Nguyễn Trịnh lập ra nhà Tây Sơn. Nguyễn Huệ là nhân vật then chốt và được cụ Kim rất ưu ái. Cụ nói theo tính chính danh thì đánh đuổi ngoại xâm, thống nhất thiên hạ loạn lạc, truyền đời kế tục là những cách chính. Còn tiếm quyền cướp ngôi là tà. Vua Quang Trung có công đánh Xiêm, đánh Thanh nên đầy đủ tính chính danh như Đinh, Lê. Còn vẻ vang hơn Lý Trần đã cướp ngôi. Về lý thì đúng nhưng không rõ chi tiết vì sao khi Nguyễn Nhạc vốn là người cầm quyền nhà Tây Sơn, vua Quang Trung ta lại bỏ qua ý kiến của anh, không thèm hỏi han mà tự tiến ra Bắc Kỳ, trái với chủ ý ban đầu. Sau thì xích mích việc gì chưa rõ kéo quân vây thành Quy Nhơn khiến cho Nguyễn Nhạc phải lên thành khóc xin?? Thờ chúa thờ anh cách đó thì đâu khác gì anh em hoàng tộc tranh quyền, nồi da nấu thịt. Nếu thống nhất 3 anh em 1 lòng thì có lẽ nhà Tây Sơn mới là triều đại cuối của tộc Việt chứ không phải nhà Nguyễn. Tới nhà Nguyễn thì có lẽ riêng tiểu sử của Nguyễn Phúc Ánh cũng đáng chép vào cuốn Ý chí sắt đá. Nghị lực ở đâu mà có thể bao phen thất bại không sờn lòng? Tài trí và thu phục nhân tâm như vậy, khi Nguyễn Huệ mất thì không còn ai đối địch nổi nữa. Nhưng lại có lòng nhỏ nhen, quật mà cả họ Tây Sơn để trả thù, công thần cũng bị giết hại. Sau thì con cháu không thức thời, không kịp mở cửa mà sao chép nguyên nhà Thanh, để tới nỗi bao nhiêu lần thương gia nước ngoài xin mở sứ quán, kinh doanh thương mại và truyền đạo đều đóng cửa từ chối. Đến khi Pháp đánh lấy Gia Định thì vẫn phải chấp nhận tất cả những điều kiện trên mà còn phải cắt đất và bồi thường chiến phí? Từ lúc Pháp vào được cỡ 100 năm thì châu Âu quá nhiều biến động, 2 cuộc thế chiến trong có 30 năm. Ách đô hộ hình như cũng không quá man rợ như sách sử giáo khoa hay nói. So với thời giắc giã cuối nhà Nguyễn thì những vùng bảo hộ còn an ninh hơn. Tới khi Cộng Sản mượn danh Việt Minh cướp được chính quyền thì cuốn sử lược cũng kết thúc, không thấy chép nữa. Những sự việc sau này đều còn rất mới, là công hay tội thì chưa định được, nhưng để vắn tắt thì cuốn sử của cụ Kim viết là cuốn sách hoàn hảo, dễ hiểu, dễ đọc, không khô khan, góc nhìn công tâm và khách quan. Đọc sử xong nhìn lại thì bao triều đại hình như đều vì muốn thử một phen đuổi hươu khi loạn lạc để mưu quyền, chứ thực lòng đau đớn vì dân tộc không rõ có bao nhiêu người.. Thời nào cũng vậy, vì quyền lợi mà ra sức tranh đoạt, anh em trong nhà cũng mặt không nhìn mặt. Công thần bị tàn sát. Biết đủ rất khó, mà già néo dễ đứt dây. Cuối cùng thì mọi thứ cũng chỉ là vòng lặp xoay vần đi lại luân phiên, thịnh suy loạn lạc, mưu quyền tranh đấu, tất cả cũng là diễn lại tích xưa dưới những vỏ bọc mới mà thôi. Nhìn toàn cảnh thì sinh ra trong thời này đúng là đặc ân. Chưa từng có thời kỳ nào mà nhân loại hoà bình và an ninh như bây giờ. Nó đúng cho bất kì đất nước nào, 1 thời kỳ nhiều học giả coi là hoà bình dài hạn có tính chất tạm thời. Mong là sớm tìm được 1 nhà sử học với ngòi bút công tâm và khách quan, chép lại những sự kiện thời cận đại tới giờ, như cách mà cụ Kim đã làm.Noah Oanh241 reviews66 followersJune 4, 2018Đọc quyển này ngộ ra rất nhiều điều về lịch sử. Một điều đáng trân trọng là ông Kim đã cố gắng miêu tả về lịch sử một cách khách quan mặc dù người đọc vẫn nhận ra được ông có thiện cảm về phe nào hơn. Đọc quyển này trong lúc sự kiện cho Trung quốc thuê nhà trong 99 năm đang um sùm trên mạng xã hội nên mình cảm thấy xót xa phần nào cho tình hình đất nước hiện giờ. Cũng tiếc là chưa thấy hoặc mình chưa biết quyển sử của học giả nào sau giai đoạn 53 bác Kim mất để đọc cả. Đọc sử của một người có lòng viết mình thấy khác lắm.- books-i-ownhistoryvietnamese-books
- history
- 1-favourites2-own2020 ...more
- ir-politicsnon-fictionvietnamese ...more
- audio-booknon-fict
- 2021-donesử-việt
- non-fic-i-like
- tác-giả-việt-nam
- audiobook
- lịch-sử
- w-vietnam
- 亞洲史-history-of-asia簡體書-simplified-chinese
- lịch-sử-văn-hoá
- favoritesmust-rereadmy-book-recommendations ...more
Join the discussion
Adda quoteStarta discussionAska questionCan't find what you're looking for?
Get help and learn more about the design.Help centerTừ khóa » Việt Nam Sử Lược Trần Trọng Kim Review
-
Review Sách Việt Nam Sử Lược Của Tác Giả Trần Trọng Kim
-
Review Sách Việt Nam Sử Lược
-
Nhận Xét Cuốn “Việt Nam Sử Lược” | Văn Hóa
-
Việt Nam Sử Lược - Cuốn Sách Lịch Sử Việt Nam Hay Nên đọc
-
Review Của Hải Miên Về Sách Việt Nam Sử Lược (Bản Đặc Biệt
-
Việt Nam Sử Lược - Tác Giả Trần Trọng Kim - Siêu Thị Sách 86
-
Review Sách Việt Nam Sử Lược
-
[REVIEW] Việt Nam Sử Lược — Trần Trọng Kim - Medium
-
Customer Reviews: A History Of The Vietnamese (Cambridge Concise ...
-
Ra Mắt ấn Bản Mới "Việt Nam Sử Lược" Của Học Giả Trần Trọng Kim
-
'Việt Nam Sử Lược' Hay Thái độ Của Trí Thức Với Tri Thức - Zing
-
Review Ngắn Về Sách Việt Nam Sử Lược, Tác Giả Trần Trọng Kim
-
TÌM HIỂU, REVIEW SÁCH VIỆT NAM SỬ LƯỢC - TRẦN TRỌNG KIM
-
Tọa đàm Và Ra Mắt Sách "Việt Nam Sử Lược" - Ấn Bản Kỷ Niệm 100 ...