Việt Nam Sử Lược By Trần Trọng Kim - Goodreads

Jump to ratings and reviewsWant to readBuy on AmazonRate this bookViệt Nam Sử Lược

Trần Trọng Kim

4.25Want to readBuy on AmazonRate this bookĐây được coi là quyển sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu, thích hợp với trình độ của đại chúng nên được tái bản nhiều lần. Tuy nhiên thời gian biên soạn quá ngắn nên sách có rất nhiều chi tiết sai sót, sau này Trần Trọng Kim đã hiệu đính lại 2 lần nhưng vẫn còn nhiều lỗi sai. Sử là sách không những chỉ để ghi chép những công việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy xét việc gốc ngọn, tìm tòi cái căn nguyên những công việc của người ta đã làm để hiểu cho rõ những vận hội trị loạn của một nước, những trình độ tiến hóa của một dân tộc.
    GenresHistoryNonfictionHistoricalWarAcademic

647 pages, Paperback

First published January 1, 1919

Book details & editionsLoading interface...Loading interface...

About the author

Profile Image for Trần Trọng Kim.

Trần Trọng Kim

21 books42 followersTrần Trọng Kim (1883-1953) là một học giả danh tiếng, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần, thủ tướng của chính phủ Đế quốc Việt Nam (1945) được thành lập trong thời kỳ Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách về lịch sử, văn hóa như Việt Nam sử lược, Việt Nam văn phạm, Nho giáo,... Tác phẩm Trước năm 1945, Trần Trọng Kim có nhiều tác phẩm nổi tiếng thời bấy giờ về các lĩnh vực sử học, văn học, nghiên cứu và sư phạm gồm: Sơ học luận lý (1914)Vương Dương Minh (1914)Việt Nam văn phạm (Hợp soạn, 1941)Luân lý giáo khoa thư (1916)Sư phạm khoa yếu lược (1916)Sơ học An Nam sử lược (1917)Sư phạm yếu lược (1918)Việt Nam sử lược (1919). Đây được coi là quyển sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu, thích hợp với trình độ của đại chúng nên được tái bản nhiều lần. Tuy nhiên thời gian biên soạn quá ngắn nên sách có rất nhiều chi tiết sai sót, sau này Trần Trọng Kim đã hiệu đính lại 2 lần nhưng vẫn còn nhiều lỗi sai.Truyện Thúy Kiều chú giải (1925)47 điều giáo hóa triều Lê (có bản dịch ra tiếng Pháp- 1928)Nho giáo (3 tập từ 1930-32)Vương Dương Minh (1934)Phật giáo thuở xưa và Phật giáo ngày nay (1938)Phật Lục (1940)Quan niệm về nhân sinh, Vũ trụ đại quan (1943)Quốc văn giáo khoa thư, 3 tập: lớp Đồng ấu, Dự bị, và Sơ đẳng (soạn cùng Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận; Nam Sơn Nguyễn Văn Thọ vẽ)Việt Nam văn phạm (cùng Bùi Kỷ, Nguyễn Mạnh Tường) (1941).Sau năm 1945, ông viết hồi ký Một cơn gió bụi (1949), tóm lược quãng đời làm chính trị của ông trong giai đoạn 1942 - 1948. Nó nói lên suy nghĩ của ông về các sự kiện xảy ra trong nước thời bấy giờ như sự thành lập chính phủ của Đế quốc Việt Nam, Cách mạng tháng Tám, sự cầm quyền của Việt Minh, cùng Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất giữa Việt Minh và thực dân Pháp.

Ratings & Reviews

What do you think?Rate this bookWrite a Review

Friends & Following

Create a free account to discover what your friends think of this book!

Community Reviews

4.255 stars268 (43%)4 stars266 (42%)3 stars63 (10%)2 stars16 (2%)1 star6 (<1%)Search review textFiltersDisplaying 1 - 30 of 83 reviewsProfile Image for Lữ Đoàn Đỏ.Lữ Đoàn Đỏ240 reviews125 followersFebruary 1, 2022Cuốn sách kết thúc năm, đọc xong trước giao thừa có 1 xíu, hình như là cuốn sử đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ. Sách do cụ Trần Trọng Kim biên soạn, vắn tắt lại sử Việt từ thời Hồng Bàng đầy truyền thuyết huyền hoặc tới thời cận đại lúc Pháp bảo hộ. Góc nhìn của cụ khá khách quan, dù đôi thời kì cũng nhận thấy cụ có cảm tình với bên nào đó hơn. Nhưng đây vẫn là cuốn sử khách quan nhất từng được biên soạn, những cuốn quốc sử khác thì thường được biên soạn theo lệnh triều đình, còn sử được học ở nhà trường thì biên soạn hoàn toàn theo chỉ đạo của Cộng Sản, góc nhìn đầy chủ quan, nhồi sọ và phiến diện vô cùng. Học sinh học sử đó đúng là chẳng thu được gì ngoài vài dữ liệu khô khan và những góc nhìn nhiều khi đã bị bóp méo tuỳ ý. Nếu ai chưa từng đọc cuốn sử nào thì bắt đầu với Việt Nam Sử Lược là lựa chọn hoàn hảo, hiện vẫn chưa thấy có cuốn sử nào tốt hơn. Cuốn này tóm lược đại khái những diễn biến chính, và góc nhìn của người biên soạn cũng hợp tình lý, tuy có đôi chỗ chưa đồng tình cho lắm. Dễ nhận thấy là nhân vật như vua Quang Trung được tác giả dành rất nhiều thiện cảm. Cùng với đó khi nói về người Pháp, soạn giả cũng dành cho nhiều cảm tình, tuy vậy thì đánh giá vẫn công tâm. Tóm lược lại thì nước ta thường hay tự hào có 4000 năm văn hiến, tuy nhiên thời Hồng Bàng trải dài tới gần 2000 năm, không có 1 ghi chép nào chính xác ngoài những câu chuyện truyền miệng. Gần 2000 năm mà có 18 đời vua thì quá vô lý. Trông cuốn Anh hùng Lĩnh Lam, tác giả Trần Đại Sỹ đưa ra giả thuyết về việc đã có 88 đời vua thực sự và chữ viết cũng đã hình thành thời đó, có 1 nền văn minh không kém gì bên Tàu, tất cả bị đốt sạch từ lúc nhà Triệu để mất Nam Việt năm 111 TCN. Nhưng việc không còn sót lại bất kì tàn tích gì, không 1 di chỉ nào được khai quật thì có vẻ nước Tàu đã làm quá tốt việc tận diệt. Giả thiết có phần không đứng vững. Sách sử mình thường chép việc người Tàu khi sang đô hộ thì cũng khai hoá cho nước ta thời đó cũng chỉ mông muội như người Mường mán, vài quan cai trị có đức độ được dân lập đền thờ như Tích Quang, Nhâm Diên, Sỹ Nhiếp.. Bắc thuộc ngàn năm tới nổ ra lẻ tẻ vài cuộc kháng chiến vì phẫn uất, chưa cuộc nào toan tính kĩ lưỡng nên bị dập tắt khá nhanh. Tới thế kỷ 10 thì lần đầu tiên có người Việt được sắc phong làm Tiết độ sứ - Khúc Thừa Dụ. Lúc đó bên Tàu cũng loạn lạc liên miên mà nước ta không ai nhân cơ hội để tìm cách tự chủ nổi. Hay tinh thần dân tộc thời đó cũng không cao, bị đồng hoá?? Tới khi Ngô Quyền đánh được Nam Hán thì lần đầu sau hơn ngàn năm, nước Nam được tự chủ. Nhưng người nước mình thích đánh lẫn nhau. Ngô Quyền mất thì anh em trong nhà đã tranh đoạt, rồi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp được chưa yên ổn thì bao lâu thì bị ám sát, nước lại loạn. Lê Hoàn cướp ngôi, tư thông với thái hậu Dương Vân Nga để đoạt quyền, thôi thì mạnh được yếu thua, không có gì để bàn. Sau Lê Hoàn đánh được quân Tống nên có được chính danh. Được 2 đời thì cũng bị mất ngôi. Nhân quả xoay vòng nhanh quá, cướp ngôi nhà Đinh thì sau bị nhà Lý cướp ngôi. Vua Lý Thái Tổ rời đô về Thăng Long, chắc mục đích cũng có phần như Hồ Quý Ly sau này, hạn chế bớt những thế lực cũ đã cắm rễ tại kinh đô. Nhà Lý được 8 đời thì bị mất ngôi vào nhà Trần. Trong lúc trị vì làm được nhiều việc, mở mang văn hoá, sùng đạo Phật, và xây Văn Miếu, phát triển Nho học.. Cuối đời suy vi, không còn người tài giỏi, cơ nghiệp rơi cả vào tay Trần Thủ Độ. Sáng nghiệp nhà Trần phải trải qua trận chiến kinh hoàng với quân Nguyên. 3 lần thắng Nguyên khiến danh tiếng nhà Trần rực rỡ, sợ những bài học cũ, ngoại thích cướp quyền nên nhà Trần hôn phối lộn tùng bậy trong gia tộc. Cai trị được hơn 200 năm thì Hồ Quý Ly cướp ngôi, lập ra nhà Hồ được vẻn vẹn 7 năm thì nhà Minh sang cai trị, vài chục năm sau thì Lê Lợi khởi nghĩa đuổi được quân Minh, giang sơn lại về tay người Việt. Nhưng bao nhiêu công thần bị giết hại, vẫn là bài học thỏ rừng hết chó săn bị thịt, nhìn lại thì thấy Trương Lương đời Hán Cao Tổ đúng là quá xuất chúng, xong việc không nhận công, giữ được danh, giữ được mạng. Về tính chính thông thì nhà Lê kéo dài tới hơn 300 năm nhưng thực quyền thì chỉ hơn 100 năm. Hết nhà Mạc rồi nhà Trịnh, Nguyễn tiếm quyền. Nhưng nhà Trịnh Nguyễn khôn ngoan hơn cả. Giữ Phật quét chùa thì được ăn oản. Không ai hạ nhà Lê mà giữ lại như bù nhìn. Thời kì đó bờ cõi phía Nam được nhà Nguyễn mở mang rất nhiều. Cuối cùng thì Tây Sơn diệt cả Nguyễn Trịnh lập ra nhà Tây Sơn. Nguyễn Huệ là nhân vật then chốt và được cụ Kim rất ưu ái. Cụ nói theo tính chính danh thì đánh đuổi ngoại xâm, thống nhất thiên hạ loạn lạc, truyền đời kế tục là những cách chính. Còn tiếm quyền cướp ngôi là tà. Vua Quang Trung có công đánh Xiêm, đánh Thanh nên đầy đủ tính chính danh như Đinh, Lê. Còn vẻ vang hơn Lý Trần đã cướp ngôi. Về lý thì đúng nhưng không rõ chi tiết vì sao khi Nguyễn Nhạc vốn là người cầm quyền nhà Tây Sơn, vua Quang Trung ta lại bỏ qua ý kiến của anh, không thèm hỏi han mà tự tiến ra Bắc Kỳ, trái với chủ ý ban đầu. Sau thì xích mích việc gì chưa rõ kéo quân vây thành Quy Nhơn khiến cho Nguyễn Nhạc phải lên thành khóc xin?? Thờ chúa thờ anh cách đó thì đâu khác gì anh em hoàng tộc tranh quyền, nồi da nấu thịt. Nếu thống nhất 3 anh em 1 lòng thì có lẽ nhà Tây Sơn mới là triều đại cuối của tộc Việt chứ không phải nhà Nguyễn. Tới nhà Nguyễn thì có lẽ riêng tiểu sử của Nguyễn Phúc Ánh cũng đáng chép vào cuốn Ý chí sắt đá. Nghị lực ở đâu mà có thể bao phen thất bại không sờn lòng? Tài trí và thu phục nhân tâm như vậy, khi Nguyễn Huệ mất thì không còn ai đối địch nổi nữa. Nhưng lại có lòng nhỏ nhen, quật mà cả họ Tây Sơn để trả thù, công thần cũng bị giết hại. Sau thì con cháu không thức thời, không kịp mở cửa mà sao chép nguyên nhà Thanh, để tới nỗi bao nhiêu lần thương gia nước ngoài xin mở sứ quán, kinh doanh thương mại và truyền đạo đều đóng cửa từ chối. Đến khi Pháp đánh lấy Gia Định thì vẫn phải chấp nhận tất cả những điều kiện trên mà còn phải cắt đất và bồi thường chiến phí? Từ lúc Pháp vào được cỡ 100 năm thì châu Âu quá nhiều biến động, 2 cuộc thế chiến trong có 30 năm. Ách đô hộ hình như cũng không quá man rợ như sách sử giáo khoa hay nói. So với thời giắc giã cuối nhà Nguyễn thì những vùng bảo hộ còn an ninh hơn. Tới khi Cộng Sản mượn danh Việt Minh cướp được chính quyền thì cuốn sử lược cũng kết thúc, không thấy chép nữa. Những sự việc sau này đều còn rất mới, là công hay tội thì chưa định được, nhưng để vắn tắt thì cuốn sử của cụ Kim viết là cuốn sách hoàn hảo, dễ hiểu, dễ đọc, không khô khan, góc nhìn công tâm và khách quan. Đọc sử xong nhìn lại thì bao triều đại hình như đều vì muốn thử một phen đuổi hươu khi loạn lạc để mưu quyền, chứ thực lòng đau đớn vì dân tộc không rõ có bao nhiêu người.. Thời nào cũng vậy, vì quyền lợi mà ra sức tranh đoạt, anh em trong nhà cũng mặt không nhìn mặt. Công thần bị tàn sát. Biết đủ rất khó, mà già néo dễ đứt dây. Cuối cùng thì mọi thứ cũng chỉ là vòng lặp xoay vần đi lại luân phiên, thịnh suy loạn lạc, mưu quyền tranh đấu, tất cả cũng là diễn lại tích xưa dưới những vỏ bọc mới mà thôi. Nhìn toàn cảnh thì sinh ra trong thời này đúng là đặc ân. Chưa từng có thời kỳ nào mà nhân loại hoà bình và an ninh như bây giờ. Nó đúng cho bất kì đất nước nào, 1 thời kỳ nhiều học giả coi là hoà bình dài hạn có tính chất tạm thời. Mong là sớm tìm được 1 nhà sử học với ngòi bút công tâm và khách quan, chép lại những sự kiện thời cận đại tới giờ, như cách mà cụ Kim đã làm.Profile Image for Noah Oanh.Noah Oanh241 reviews66 followersJune 4, 2018Đọc quyển này ngộ ra rất nhiều điều về lịch sử. Một điều đáng trân trọng là ông Kim đã cố gắng miêu tả về lịch sử một cách khách quan mặc dù người đọc vẫn nhận ra được ông có thiện cảm về phe nào hơn. Đọc quyển này trong lúc sự kiện cho Trung quốc thuê nhà trong 99 năm đang um sùm trên mạng xã hội nên mình cảm thấy xót xa phần nào cho tình hình đất nước hiện giờ. Cũng tiếc là chưa thấy hoặc mình chưa biết quyển sử của học giả nào sau giai đoạn 53 bác Kim mất để đọc cả. Đọc sử của một người có lòng viết mình thấy khác lắm.
    books-i-ownhistoryvietnamese-books
Profile Image for Công Thắng.Công Thắng155 reviews15 followersNovember 27, 2021Việt Nam sử lược- Trần Trọng Kim- NXB Văn học & Nhã Nam, 2015Nhìn chung đây là một cuốn sử tổng quát dễ đọc, cơ bản là dễ hiểu, nhiều thông tin chi tiết về các trận đánh và thời kì đầu Pháp thuộc. Tuy nhiên cũng có không ít các điểm yếu:-Nhiều thông tin lịch sử bị sai, đặc biệt là tên người, tên các địa danh-Phần lịch sử thời Bắc thuộc cùng các cuộc khởi nghĩa thời kỳ này quá sơ sài.-Phần lịch sử thời kì đầu Pháp thuộc quá chi tiết, không thực sự cần thiết. Có nhiều cuộc khởi nghĩa hoặc khởi loạn nhỏ lẻ, không cần phải nêu chi tiết đến vậy. Trong khi đó các cuộc khởi nghĩa yêu nước lớn (Như Yên Thế, Ba Đình, Bãi Sậy...) lại quá sơ sài, gần như không nhắc đến. Nói chung là một sách sử tổng quát thì đừng nên quá tập trung vào một thời kì như vậy.- Quan điểm của tác giả gần như "khen" hoặc ít ra thì không hề phê bình, lên án tội ác của giặc Pháp. Trong phần "Công việc của bảo hộ", tác giả chỉ nhắc đến việc Pháp vay tiền để giúp nước Nam, rồi thì mở mang dân trí, y tế, giáo dục.... mà không hề nhắc đến một chữ nào về sự bóc lột, giết hại dân ta. Đành rằng cuốn sách này được viết dưới thời Pháp bảo hộ, phải viết như thế mới mong được xuất bản. Nhưng rõ ràng về sau tác giả có bổ sung, chỉnh sửa lại sách mà không có gì lên án cả. - NXB quá thiếu phần chú thích, nhiều địa danh xưa nay không còn, nhưng NXB không hề có chú thích, như vậy làm sao độc giả có thể hiểu được nó ở đâu. Profile Image for Anh.Anh86 reviewsJanuary 27, 2018Mình đọc quyển này vật vã mấy tháng mới xong. Mỗi ngày đọc khoảng 10 trang. Vì là "sử lược" nên các sự kiện trong sách đều được nêu rất sơ lược. Nhiều chi tiết chỉ được liệt kê đơn thuần, đọc rất chán. Chỉ trừ có phần nói về nhà Nguyễn thì rất dài, chiếm đến nửa cuốn sách. Có lẽ vì đó chính là triều đại mà tác giả sống phần lớn cuộc đời mình. Tuy nhiên, những nhận xét, đánh giá mang tính cá nhân của tác giả (dù ít được nêu ra trong sách) đều rất hay. Chẳng hạn như những dòng đánh giá về Quang Trung rất khách quan và công tâm, dù tác giả là người có tư tưởng thân nhà Nguyễn (Nói về triều Nguyễn tác giả dùng từ: "bản triều").Tóm lại, nếu mỗi ngày đọc một ít để có kiến thức sơ qua hoặc ôn lại về lịch sử Việt Nam thì đây là một cuốn sách ổn. Đọc nó cũng để biết thêm những ý kiến của một học giả rất uy tín về các sự kiện diễn ra trong lịch sử Việt Nam (từ Thượng Cổ đến thời kì Pháp thuộc), ngoài những luồng tư tưởng, ý kiến đã được đọc suốt trong sách giáo khoa những năm phổ thông. Nhưng giọng văn rất khô, nếu mềm mại hơn, có thêm nhiều nhận xét bình luận (dù là cảm tính chủ quan) thì có lẽ sẽ hấp dẫn hơn, nhất là với những người không chuyên về sử như mình.
    history
Profile Image for Huyền Trang.Huyền Trang156 reviews55 followersSeptember 14, 2016"Việt Nam sử lược" đúng là rất "sử lược" rất sơ sài, khái quát hầu hết diễn biến lịch sử của VN từ thủa khai thiên lập quốc đến những năm đầu TK 20. Quyển này đọc để hình dung khái quát về tiến trình lịch sử của VN, chưa đi sâu vào các diến biến. Đôi khi đọc thấy lư��c bớt nhiều sự kiện khiến mình rất khó hiểu (Mâu thuẫn giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ). Tuy nói là sử Việt nhưng lại chủ yếu nói về diễn biến chính trị. Đọc xong cuốn này mình mới hiểu ra tại sao học sinh VN ghét học sử, vì sử của BGD chú trọng quá nhiều đến tính định hướng và chính trị.Sử có thể liên quan đến văn hóa tập quán, lối ăn uống, trang phục, nhà cửa,...như trong những cuốn như Việt Nam phong tục.Điều mình thích nhất ở cuốn này là lối hành văn, giọng văn nhẹ nhàng, mộc mạc rất dễ hiểu.Profile Image for T O À N P H A N.T O À N P H A N498 reviews749 followersJanuary 5, 2021Bản kỷ niệm 100 năm này Đông A làm rất đẹp và sang, bìa độc đáo, gáy chắc, giấy tốt, trình bày chỉn chu, bố cục rõ ràng, chú thích đầy đủ. Tui thích cái đẹp, nên tui rất ưng bản này.•Về nội dung, tui không đọc liền một lần được vì kiến thức trải rất dài. Tui sẽ vừa để trưng vừa đọc dần, từ từ rồi sẽ xong tất.Profile Image for Hưng Đặng.Hưng Đặng123 reviews63 followersJune 22, 2017Sách có góc nhìn tương đối khách quan về nhiều nhân vật lịch sử và giúp cho người đọc nhìn lịch sử Việt Nam như một chuỗi sự kiện có tính liên kết nhân quả. Ấn tượng nhất vẫn là phần thuộc về nhà Trần và khả năng chống giặc Nguyên Mông thời đó đặc biệt là vai trò của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến. Đây có thể là giai đoạn duy nhất thấy được một nhân vật có thể tạo ra sự ảnh hưởng rất lớn tới lịch sử. Tác giả có nhiều nhận xét sâu sắc cũng như bài học giá trị ví dụ như nếu Hồ Quý Ly có thể trung thành với nhà Lê thì việc đất nước bị nhà Minh đô hộ chưa chắc đã xảy ra hay những nhìn nhận mù quáng của vui Minh Mạng về phương Tây đã gây họa cho dân tộc thế nào.Profile Image for Rùa Con Mắt cận.Rùa Con Mắt cận38 reviews6 followersMarch 17, 2016Phải nói là học lịch sử không biết bao nhiêu năm từ cấp 1 đến cấp 3, mà không có lấy một sự thấu hiểu mang tính logic và tường tận như khi đọc quyển sách Việt Nam sử lược này. Thiết nghĩ nếu học sinh nào, sinh viên nào cũng một lần nghiêm túc đọc qua quyển sách này thì đất nước ta về sau dễ gì mà phạm lại những lỗi lầm ngày trước, đó là chưa kể vì "tủi Quốc hồn" mà ráng sức làm việc có ích cho đất nước nữa chăng?Profile Image for Le Nhan.Le Nhan33 reviews2 followersJuly 2, 2017Mình vốn không có hứng thú với lịch sử Việt Nam, nên sử Việt vốn mù tịt; nhưng cuốn sách này làm mình thích sử Việt hơn. Vì vậy, mình cho 5 sao.Cuốn sách có cái nhìn khá khác với Sách Giáo Khoa học ở trường. Cá nhân đánh giá Việt Nam sử lược viết hợp tình, hợp lý hơn: không cổ vũ tiình thần dân tộc, không bóp méo lịch sử cổ động cho chính trị, thẳng thắn về khuyết điểm dân tộc..Nên đọc đối với ai lần đầu tiên đọc sách Sử Việt.Profile Image for Bão.Bão53 reviews3 followersJanuary 23, 2020Làm tốt nhiệm vụ tên sách đặt ra: "Việt Nam SỬ LƯỢC", được tác giả kể bằng giọng văn hóm hỉnh duyên dáng. Muốn tìm hiểu kỹ hơn thì đọc sách riêng về phân tích, nghiên cứu về thời đó á, chứ yêu cầu một quyển sơ lược phải đi sâu phân tích đầy đủ cụ thể một vài sự kiện của những thời nhất định thì cũng khó. Còn chuyện một vài chi tiết, nhân vật, địa danh bị sai lệch thì cũng có thể hiểu được, vì thời đó tài liệu tham khảo cũng không được phong phú như về sau để đối chứng được nhiều. Đọc xong thật muốn cày lại bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt của tuổi thơ quó đi ahuhu TvTNăm mới zui zẻ dễ tính cho 4,5 sao =v=P/s1: Thích nhất là đoạn sử thời nhà Trần đánh quân Nguyên Mông đúng là siêu cấp ngầu hiuhiu TvTP/s2: Đúng là đoạn từ thời Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn phân tranh đi hơi sâu.. nhưng hoy tạm chấp nhận coi như là thời đó gần tác giả nhất nên có cơ hội tiếp cận nhiều tài liệu nhất nên dài nhất zị =]]
    1-favourites2-own2020 ...more
Profile Image for Anh.Anh488 reviews197 followersFebruary 21, 2018mấy chỗ đánh nhau cần lắm vài cái bản đồ :))
    ir-politicsnon-fictionvietnamese ...more
Profile Image for Việt Bùi.Việt Bùi46 reviews25 followersAugust 10, 2021Sách này cung cấp thông tin về các sự kiện lịch sử từ cổ chí kim cho tới hết phong trào nổi dậy Cần Vương. Nhìn chung cuốn sách này đa phần là dữ liệu thô được Trần Trọng Kim ghi chép một cách cẩn thận và tỉ mỉ nên khá khô khan, ông chỉ đưa ra một số nhận xét về các sự kiện quan trọng, nhìn chung nhận xét của ông khá khách quan. Cuốn này nếu Trần Trọng Kim Cũng cung cấp nhiều nhận xét cho hậu thế hơn nữa và lược giản bớt vài phần không quan trọng thì sẽ hấp dẫn hơn nhiều. Cũng may mà mình nghe audio book (tuy giọng đọc audio book hơi chán như giọng đọc các bà cô dạy văn thời phổ thông) chứ nếu đọc sách giấy thì còn lâu lắm mới xong. Mình cảm thấy cuốn này được Trần Trọng Kim viết một cách rất kỳ công và cẩn thận. Và mình khá quý ông với tư cách một Nho sĩ.
    audio-booknon-fict
Profile Image for Sói.Sói64 reviews7 followersNovember 15, 2021Một bộ lược sử hữu ích dùng để bổ sung kiến thức lịch sử lập quốc của Việt Nam ta. Bởi tác giả viết sách trong thời thực dân Pháp đô hộ nên chỉ đến đó là hết, không có phần kháng chiến chống Mỹ về sau. Nhưng cũng không sao vì cá nhân mình cũng chỉ có hứng thú với phần lịch sử phong kiến nước nhà. Thực ra bộ sử này không sâu, vì chỉ là lược sử, tuy nhiên dùng để bồi đắp kiến thức căn bản cho người thiếu hụt kiến thức sử như mình thì rất phù hợp. Dòng thời gian và phân bố cấu trúc khá hợp lý, giọng văn đương nhiên cũ và thỉnh thoảng có nhiều thiên kiến nhưng đọc chọn lọc là được, không thành vấn đề. Khúc sau đọc thấy ông nịnh Pháp quá nên nếu ai tinh thần Cách mạng to lớn chắc đọc phần cuối sẽ khá cấn, chắc vậy nên một thời sách bị cấm ở miền Bắc. Tính ra thì tuy sách có nhiều vấn đề bởi thời đại tác giả sinh sống, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có ai làm được cuốn sử lược nào hơn ông. Vẫn là một quyển sách xứng đáng đọc ít nhất một lần trong đời người Việt Nam, và xứng đáng lưu giữ để tra cứu.
    2021-donesử-việt
Profile Image for Minh Quân.Minh Quân100 reviewsMay 13, 2018Một cuốn sách có lẽ sẽ khơi gợi lên lòng yêu nước, yêu sử học cho người đọc bằng những nhận định tâm huyết của tác giả về những biến cố của nước nhà. Công tội của những nhân vật lịch sử được tác giả đem ra xem xét ở nhiều góc độ và khá công bằng. Đọc rồi mới thấy nước Nam mình đã trải qua binh đao triền miên, quả thực nếu không lấy dân làm gốc, sâu sát với nhân dân mà chỉ lo tư lợi, củng cố cho dòng họ mình hay như thân là lãnh đạo không biết trắng đen, công tâm mà nghe lời kẻ xu nịnh thì tác hại thật to lớn. Điều thứ hai là tư tưởng chậm tiến, bảo thủ đã kéo lùi sự phát triển dẫn đến cả một dân tộc chịu áp bức, bóc lột bởi ngoại xâm. Có điều về phần cuối khi nói về cuộc bảo hộ của Pháp, tác giả có vẻ ủng hộ việc làm của người Pháp nên không thấy hay lắm. Nhưng dù sao vẫn là một cuốn sử nên đọc.Profile Image for Quynh Anh.Quynh Anh74 reviews45 followersJune 17, 2015"Nước nào cũng có lúc bĩ lúc thái, đó là cái công-lệ tuần-hoàn của tạo-hóa trong thế-gian. Tự xưa chưa thấy có nước nào cứ thịnh mãi hay cứ suy mãi. Khi lâm vào cảnh bĩ mà người trong nước cứ vững lòng giữ được cái nghi-lực để sinh-tồn và tiến-hóa, thì rồi thế nào cũng có ngày chấn-khởi lên được. Vậy chúng ta đây đều là một dòng-dõi nhà Hồng-Lạc, nếu ta biết kiên tâm bền chí, thì há lại không có một ngày ta có cái địa-vị vẻ-vang với"Sunny2 reviews1 followerAugust 28, 2011lối viết khoa học và giản dị.cơ bản đầy đủ và khách quan .có thể dùng làm giáo trình lịch sử cho học sinh .Profile Image for Ho Ty.Ho Ty7 reviewsOctober 5, 2013a great bookProfile Image for Vy Nguyễn.Vy Nguyễn598 reviews81 followersFebruary 21, 2024Việc so sánh thời gian, bối cảnh của bên ta với bên tàu thật sự giúp mình có sự hình dung liên kết rõ ràng hơn rất nhiều
    non-fic-i-like
Profile Image for Mã Phong.Mã Phong173 reviews26 followersReadApril 15, 2019Ơn giời, cuối cùng thì mình cũng đã đọc Việt Nam sử lược.Lịch sử Việt Nam đối với mình là những mảnh ghép rời rạc thiếu kết nối, nhớ trước quên sau, biết người này quên mất người kia. Mỗi khi đi qua một con đường mang tên một vị anh hùng dân tộc, danh nhân lịch sử, ừ thì nghe tên quen lắm, mà không nhớ ra người đó là ai, có công gì với đất nước. Cảm thấy bản thân mình thật hổ thẹn vì vốn hiểu biết hạn hẹp, đã biết vậy thì chớ, lại còn cứ hay trì hoãn không về bổ sung kiến thức ngay, làm bản thân không thể khá lên được.Bằng một lối viết trung dung, học giả Trần Trọng Kim đã giúp những mảnh ghép về lịch sử Việt Nam của mình được nối liền lạc lại với nhau, điều tưởng dễ mà hóa ra lại rất khó khi suốt bao năm trời mình không cố gắng làm điều ấy. Những nhận xét khách quan, tránh thiên vị của tác giả cũng giúp mình hiểu thêm về những tính cách của các nhân vật lịch sử cũng như nhận định được tính đúng sai trong hành động của họ. Thí dụ: Bản thân mình không thích vua Quang Trung (các bạn đừng ném đá mình, mình hiểu công lao to lớn mà ông đã làm được cho nước Nam ta, đây chỉ là cảm tình cá nhân mà thôi), nhưng đọc phần Trần Trọng Kim phân tích nhà Nguyễn Tây Sơn là chính thống hay ngụy triều thì đã giúp mình hiểu thêm, có cái nhìn thật công bằng đối với triều đại này (thậm chí ông còn đánh giá tính chính thống của nhà Nguyễn Tây Sơn hơn nhà Lý, nhà Trần vì nhân lúc ấu quân, nữ chúa mà làm sự thoán đoạt).Hai phần mình thích nhất trong sách là tờ hịch do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn soạn ra và tờ "Bình Ngô đại cáo" của Bình Định Vương Lê Lợi (lẽ ra tờ này phải đề là "Bình Minh đại cáo", đoạn này chắc thời đi học thầy cô có nói với các bạn, bạn nào còn nhớ tại sao Lê Lợi lại đặt là "Bình Ngô đại cáo" chứ không phải "Bình Minh đại cáo" không nè?), đọc rất phê và phần nào (thật ra là một phần rất rất nhỏ thôi) sự hào hùng thời bấy giờ. Trong khi đó phần mình không thích nhất là giai đoạn Nam Bắc phân tranh (mình thấy hơi lạ vì thời này không sử dụng tên gọi Đàng Trong (chúa Nguyễn) và Đàng Ngoài (vua Lê chúa Trịnh) vốn đã quen thuộc với nhiều người, khi chúa Trịnh bắt đầu suy thì mới thấy dùng Bắc Hà để gọi miền Bắc), thời kỳ này kéo dài hơn 200 năm với nhiều sự kiện, nhiều công việc ở cả hai miền đọc thực sự rất vất vả. Đọc hơi mệt và chán, mình đã mong là mình sẽ thích phần này dữ lắm vì đây là một giai đoạn rất đặc biệt trong lịch sử, chiến tranh giặc giã đủ kiểu rồi biết bao nhiêu công việc làm ở cả hai miền với nhiều từ cổ được sử dụng làm mình đọc toát cả mồ hôi, mà thật ra nó cũng kém hấp dẫn, kiểu như mình đọc qua cho biết chứ không quan tâm lắm.Như đã nói, sách sử dụng nhiều từ cổ nên sẽ là một trở ngại lớn đối với đối tượng độc giả trẻ, vậy nên nếu các bạn tự thấy kiến thức về sử Việt còn yếu, chưa hình dung được chiều dài lịch sử trải qua những điều đại nào cũng như cần nắm bắt những sự kiện chính, thì mình đề cử các bạn đọc bộ đôi huyền thoại Sách giáo khoa Lịch sửSách giáo khoa Ngữ văn trước. Nói nghe có vẻ buồn cười, nhưng mình vẫn thấy đây là những tài liệu khá tốt để giúp bạn có được kiến thức nền, từ đó nâng cao lên nếu muốn, ngoài ra thì từ ngữ được dùng trong Sách giáo khoa cũng dễ hiểu hơn, từ nào khó hiểu thì được chú thích ngay bên dưới giúp các bạn dễ nắm bắt. Trong khi đó thì Việt Nam sử lược để "Bảng từ vựng" ở cuối sách, và thật ra thì nó cũng không đầy đủ hết tất cả các từ lạ mà bạn sẽ gặp đâu (còn lạ tới mức nào thì còn tùy vào vốn từ vựng của bạn) vì như thế thì số từ được liệt kê sẽ là rất lớn. Ngoài ra thì phần nội dung chính trong Việt Nam sử lược chỉ dừng lại ở những năm cuối thế kỷ 19, một số sự kiện đầu thế kỷ 20 được nhắc sơ qua cho đến Nhật đảo chánh Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945 và kết thúc bằng việc vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và nhường quyền cho đảng Việt Minh, tất cả những việc nói trên chỉ được trình bày vẻn vẹn trong một mặt giấy. Trong khi đó thì dòng thời gian trong Sách giáo khoa lịch sử kéo dài đến tận năm 2000, tức là giúp các bạn có cái nhìn thật tổng quan về lịch sử Việt Nam từ thời Thượng cổ tới cuối thế kỷ 20. Tất nhiên, đây là nguồn tài liệu nhằm giúp các bạn có kiến thức cơ bản để từ từ phát triển lên thêm nếu có ý định, chứ bạn đừng đòi hỏi phải có cuốn sách nào vừa thật chi tiết, thật hấp dẫn, lại vừa mang đến cho bạn cái nhìn toàn cảnh về giai đoạn 1945 - 1975 và thật khách quan trung thực, không "Lịch sử do bên thắng cuộc viết nên", như thế e là đòi hỏi quá đáng lắm. Tự bản thân các bạn phải trao dồi, tự có chính kiến để tìm đọc các sách viết về thời kỳ rất nhạy cảm này, để tránh đọc phải sách rác hoặc lấy chiêu bài "cái nhìn đa chiều" làm tấm bình phong.Hình thức bên ngoài của sách do Nhã Nam làm khá đẹp, tuy nhiên mình lại không ưng phần ruột: Sách đã qua tái bản, vậy mà vẫn còn sót lỗi chính tả, đó là chỉ nói đến lỗi chính tả thôi chứ không biết phần nội dung có biên tập ổn không, vì phần này mình không kiểm chứng được. Điều mình ghét nhất là, không biết vì lý do gì mà Nhã Nam cho in bảng "Nguyễn triều thế phổ" kinh khủng đến như vậy, bảng này được in tràn qua hai mặt giấy, vậy nên giữa hai mặt giấy là gáy thì chữ nằm ở vùng đó chui tọt vào gáy hết. Thì đúng là việc tra cứu lại phần thông tin bị mất ấy rất dễ dàng thôi (đó là mình chưa kể đến phần chữ Hán được ghi kèm theo vì mình không biết chữ Hán), nhưng nhìn mất thẩm mỹ kinh khủng, đây là cách mà Nhã Nam đối xử với bảng tóm lược danh sách các triều vua nhà Nguyễn hay sao? Họ có thể tìm phương án thay thế để trình bày sao cho hợp lý, đẹp mắt, nhưng họ đã không, thật đáng tiếc.
    tác-giả-việt-nam
Profile Image for Silvia.Silvia38 reviews8 followersJanuary 21, 2020Biết thêm bao nhiêu chuyện thú vị mà ở trường phổ thông không ai kể, nhất là những sự kiện, nhân vật từ xưa xửa xửa xưa xa xưa lắm lắm.Giá mà cụ Kim vẫn còn để phê bình cả những biến đổi thời hiện đại. Vấn đề nào cụ cũng đánh giá vừa hợp lí vừa rất có tình.
    audiobook
Profile Image for Lâm Nguyễn .Lâm Nguyễn 368 reviews20 followersNovember 6, 2023Tập sách tóm lược về lịch sử Việt Nam, từ những ngày đầu qua những truyền thuyết, cho đến những năm giữa thế kỷ 20. Dẫu có nhiều điều cần xét lại song nó vẫn là một tập sách bao quát có thể đọc khi tìm hiểu lịch sử nước nhà.
    lịch-sử
Profile Image for N. P. Thao.N. P. Thao62 reviews11 followersFebruary 7, 2018Ôi cuối cùng thì mình đã được phổ cập lịch sử nước nhà! Đây là cuốn sách lịch sử đầu tiên mình đọc sau bao năm rời ghế nhà trường. Khi bắt đầu tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, mình được giới thiệu Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim và Các triều đại Việt Nam của Quỳnh Cư & Đỗ Hùng, mà theo lời người giới thiệu (chuyên nghiên cứu lịch sử văn hoá) là tài liệu "cơ bản" và "tương đối khách quan".Thực vậy, dù chưa đọc sách sử nhiều nhưng mình phần nào cảm nhận được tính khách quan trong cách Trần Trọng Kim trình bày diễn tiến lịch sử nước nhà: rạch ròi giữa thông tin và lời bình. Ông phán xét công tâm, đánh giá nhân vật lịch sử, phân định công tội dựa trên phân tích hoàn cảnh chứ không chỉ hành động (ví dụ như khi ông nói về vua Quang Trung hay vua Minh Mạng). Ông viết đơn giản, ngắn gọn và có lớp lang nên rất dễ đọc. Bây giờ mình mới hiểu thêm vì sao người ta ngán đọc sách sử, ngoài những con số chán ngắt. "Lịch sử là địa lý theo thời gian", cần phải có bản đồ minh hoạ để người đọc dễ hình dung, không phải ai cũng thuộc bản đồ Việt Nam, chưa kể tên địa danh và phạm vi hành chính thời nay khác với hồi xưa. Việt Nam Sử Lược dày 600 trang mà chỉ có vài bản đồ minh hoạ thôi, nhưng đây là sách sử từ thời xưa nên đâu thể mong đợi nhiều (bù lại mình rất thích sơ đồ "... triều thế phổ" tóm tắt các vị vua trong từng triều đại). Ngoài ra, mỗi lần đọc về một triều đại hay thậm chí chỉ là một trận chiến, người mới bắt đầu học sử như mình không thể không thấy ngợp khi mà cứ mỗi trang lại xuất hiện thêm vài nhân vật mới. Hi vọng đọc nhiều sẽ quen.
    w-vietnam
Profile Image for Võ Quỳnh Hương.Võ Quỳnh Hương178 reviews17 followersJune 28, 2018Với một người yêu sử muốn tìm hiểu kĩ hơn về lịch sử Việt Nam, có cái nhìn từ tổng quát đến cụ thể thì đây thực sự là một quyển sách đáng đọc. Đọc xong quyển này mà mình hiểu ra bao nhiêu chuyện mình thắc mắc bấy lâu, và hiểu hơn về đất nước qua các thời kì.Tuy nhiên thì nó cũng như quyển từ điển đó, nhiều khi hơi rối và không nắm bắt và nhớ được hết, nhưng để làm tư liệu hay quên chỗ nào mở ra xem thì tuyệt.Mỗi tội tác giả viết quyển này hơn 100 năm rồi nên nhiều từ đọc ko hiểu được, mặc dù có phụ lục nhưng 1 trang cứ ngồi dở phụ lục ra cũng hơi mệt, nên mình đọc như đọc tiếng Anh, không biết chỗ nào bỏ qua :)))) đó là lí do mình chỉ cho 4 sao :DPetergi73901 review1 followerFebruary 6, 2017Việt Nam Sử lược - by Trần Trọng Kim - một trong những bộ sách sử từng được sử dụng làm sách giáo khoa sử - đặc biệt là thời Việt Nam Cộng Hòa.Sách khái quát toàn bộ lịch sử VN từ thời sơ khai đến thời kì Pháp thuộc, mang tính liên tục tạo cho người đọc bao quát được toàn bộ quá trình lịch sử, cũng như các nguồn gốc của các vị anh hùng dân tộc. Tác giả cũng đưa ra các nhận định riêng của mình từng thời kì. Điểm hạn chế là các địa danh chưa được hiệu đính với tên hiện tại, các phụ lục bản đồ cũng có nhưng hơi ít.Profile Image for Hien Xuan.Hien Xuan65 reviews9 followersAugust 7, 2017Một tác phẩm trình bày ngắn gọn nhưng khá cơ bản và đầy đủ về lịch sử dân tộc Việt Nam qua góc nhìn tác giả. Cách viết và trình bày các vấn đề lịch sử của tác giả trong sách cũng rất mạch lạc, thu hút và thể hiện cái nhìn , đánh giá về các nhân vật triều đại trong lịch sử khá là khách quan của tác giả. Cá nhân mình cho rằng đây là một cuốn sách rất đáng đọc với ai muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, nhất là cá nhân mới bắt đầu tìm hiểu thêm về lịch sử nước nhà sẽ có cái nhìn tổng quan và rõ ràng hơn rất nhiều qua tác phẩm này của tác giả.Profile Image for Eressea.Eressea1,695 reviews68 followersAugust 3, 2018整本書看下來還是有一樣的疑問古代越南人思想制度上幾乎全面擁抱中國實際在越南旅遊的經驗也讓人感覺古代的越南應該跟中國挺像的可是政治上卻大力抗拒中國這種矛盾我一直沒有找到一個很好的解釋
    亞洲史-history-of-asia簡體書-simplified-chinese
Profile Image for Tuan-anh Nguyen.Tuan-anh Nguyen43 reviews28 followersOctober 14, 2015cuốn sách hay và dễ đọc nhất dành cho những ai quan tâm tới lịch sử Việt Nam!
    lịch-sử-văn-hoá
Profile Image for The Viet.The Viet27 reviews2 followersJanuary 18, 2017A man should always remember who he is and where he came from. There are some controversial facts in this book. But, I think the author did the great work.Profile Image for Ngo.Ngo11 reviewsMay 10, 2017Lối viết giản dị,hấp đẫn, dễ đọc, tương đối chân thức. Sách bao quát tiến trình lịch sử đất nước từ khi hình thành đến đầu thế kỉ XX. Rất tiện để tra cứu
    favoritesmust-rereadmy-book-recommendations ...more
Profile Image for Hạnh Tâm.Hạnh Tâm5 reviews1 followerSeptember 5, 2017Sách rất khó đọc do nhiều từ cổ.Displaying 1 - 30 of 83 reviewsMore reviews and ratings

Join the discussion

Adda quoteStarta discussionAska question

Can't find what you're looking for?

Get help and learn more about the design.Help center

Từ khóa » Việt Nam Sử Lược Trần Trọng Kim Audio