Việt Nam Tăng Vượt Bậc Trong Báo Cáo Chỉ Số Hạnh Phúc Của Liên ...

Chỉ số hạnh phúc tăng liên tục trong 3 năm gần đây

Theo Báo cáo chỉ số hạnh phúc trong 3 năm trở lại đây, Phần Lan là quốc gia liên tiếp đứng vị trí thứ nhất trong tổng số 156 quốc gia. Dù vị trí "đầu bảng" không thay đổi nhưng các thứ tự các nước ở các vị trí khác đã có sự thay đổi đáng kể, trong đó có Việt Nam.

Trong năm 2018 Việt Nam xếp thứ 95 trong bảng xếp hạng 156 quốc gia của Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2018, trên 4 nước trong Đông Nam Á (Brunei không được tính). Singapore là nước hạnh phúc nhất ở khu vực và xếp thứ 34 toàn cầu.

Đến năm 2019, theo Báo cáo World Happiness Report 2019 của Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên hợp quốc đã xếp hạng chỉ số hạnh phúc của 156 quốc gia. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 94 trong bảng xếp hạng, tăng 1 bậc so với năm 2018.

Việt Nam tăng bậc trong Báo cáo Chỉ số hạnh phúc năm 2020 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa/ Bảo Trung

Tuy nhiên, Báo cáo Chỉ số hạnh phúc năm 2020 của Liên hợp quốc cho thấy Việt Nam đã chiếm vị trí thứ 83 trong giai đoạn 2017 - 2019. Như vậy thứ bậc của Việt Nam đã tăng lên đáng kể so với năm 2019 và năm 2018.

Được biết Báo cáo Hạnh phúc Thế giới được biên soạn hàng năm bởi bởi cơ quan Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (UN Sustainable Development Solutions Network). Báo cáo bao gồm 156 quốc gia và dựa vào 6 chỉ số hạnh phúc, bao gồm: thu nhập, tự do, tin tưởng, tuổi thọ, hỗ trợ xã hội và sự hào phóng. Mỗi tiêu chí trên được đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 10, được theo dõi liên tục và so sánh với các quốc gia khác. Kết quả xếp hạng được công bố trong Báo cáo hạnh phúc thế giới (World Happiness Report) thường niên.

Việt Nam nhiều lần được "gọi tên" quốc gia Hạnh phúc

Một đánh giá khác của Quỹ kinh tế mới vào năm 2012 thì Việt Nam đứng thứ 2 về chỉ số hạnh phúc (HPI- Happy planet index) trên thế giới. Chỉ số này được đưa ra trên cơ sở đánh giá các yếu tố: mức độ hài lòng của người dân đối với cuộc sống hiện tại, tuổi thọ bình quân cao và tiêu thụ tài nguyên ít gây tác động tới môi trường. Khái niệm hạnh phúc của chỉ số HPI hướng đến cuộc sống hài hòa với môi trường xã hội, môi trường tự nhiên chứ không phải đề cao mức thu nhập. Điều này cho thấy, HPI xem yếu tố bảo vệ môi trường chính là điều quan trọng để đánh giá cuộc sống hạnh phúc bền vững của người dân. Bảo vệ môi trường

cũng là yếu tố được nhân loại quan tâm, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu do ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày càng nhanh, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống người dân toàn thế giới như hiện nay...

Năm 2018, theo những số liệu thống kê của tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội New Economics Foundation (NEF) có trụ sở chính tại Vương quốc Anh.Việt Nam xếp hạng 5 của những quốc gia 'hạnh phúc nhất thế giới'? thứ 2 ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam tăng bậc trong Báo cáo Chỉ số hạnh phúc năm 2020 - Ảnh 2.

Ảnh minh họa/ Minh Khánh

Năm 2019 Việt Nam lần đầu tiên lọt vào top 10 quốc gia tốt nhất cho những người nước ngoài sống và làm việc, theo báo cáo HSBC Expat 2019 được HSBC công bố.

Theo đó, những lý do được đưa ra cho vị trí xếp hạng cao cũng như đánh giá tích cực kể trên phải kể đến như: Việt Nam là một quốc gia yên bình; Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam ở mức khá ấn tượng: 75,5 năm; Các dịch vụ công và điều kiện giáo dục của Việt Nam đều rất phát triển...

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chăm lo đời sống nhân dân thông qua việc ban hành các văn bản, chính sách an sinh, nhằm đảm bảo cuộc sống của người dân, nhất là người nghèo và các đối tượng yếm thế trong xã hội. Đó là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên cuộc sống hạnh phúc, no ấm, tiến bộ của mỗi gia đình, góp phần tạo ra một xã hội hạnh phúc, hài hòa và công bằng.

Từ khóa » Chỉ Số Hạnh Phúc Việt Nam