Việt Nam Thanh Toán Với Nga Như Thế Nào Nếu Không đi Qua SWIFT?
Có thể bạn quan tâm
|
Dịch vụ Khai thuê Hải quan và Ủy thác Xuất nhập khẩu
Nhận làm dịch vụ vận chuyển Container kiêm dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ hải quan trọn gói. Chúng tôi nhận làm thủ tục hải quan, làm giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), và Bộ chứng từ thanh toán quốc tế.HP / Zalo / Viber / Telegram: 0988941384
E-mail: [email protected] Việt Nam thanh toán với Nga như thế nào nếu không đi qua SWIFT?3/1/2022 2 Comments SWIFT là gì? SWIFT là tên viết tắt của Hiệp hội viễn thông tài chính Liên ngân hàng toàn cầu - The Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication. Được thành lập vào năm 1973 có trụ sở tại Bỉ và tuân theo luật pháp Châu Âu. SWIFT có sự tham gia của hơn 11.000 ngân hàng từ hơn 200 quốc gia trên thế giới. SWIFT hiện đang xử lý các giao dịch có trị giá khoảng 5,000 tỷ USD trên toàn thế giới mỗi ngày (số liệu từ fincen). Đây là hệ thống thanh toán quốc tế nhanh và an toán nhất thế giới hiện nay.Nếu không sử dụng SWIFT thì có thanh toán quốc tế được không?Ngoài SWIFT ra, còn có hệ thống CIPS (Cross - Border Interbank Payment System) của Trung Quốc, hệ thống SPFS (Sistema Peredachi Finansovykh Soobscheniy - Financial messaging system of the Bank of Russia) của Nga, hệ thống SEPAM (System for Electronic Payments Messaging) của Iran, hệ thống CHIPS (The Clearing House Interbank Payments System) có trụ sở ở Mỹ, Fedwire Funds Service … cũng là những hệ thống thanh toán quốc tế có tính năng tương tự như SWIFT.Nga bị ảnh hưởng như thế nào khi bị cấm kết nối với SWIFT?Nga là một trong ba quốc gia dẫn đầu thế giới về khối lượng hoạt động ngân hàng vận hành thanh toán liên ngân hàng quốc tế SWIFT. Có khoảng 400 tổ chức tài chính ở Nga sử dụng hệ thống này. Do đó việc bị cấm tiếp cận hệ thống thanh toán quốc tế này ngay lập tức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động xuất nhập khẩu và tài chính của Nga.Có những hệ thống thanh toán quốc tế nào tương đương SWIFT?Năm 2014, Nga thành lập hệ thống thanh toán SPFS (Sistema Peredachi Finansovykh Soobscheniy - System for transfer of financial messages) sau các căng thẳng về chính trị với Mỹ và các nước phương tây và Mỹ đe doạ ngắt kết nối Nga khỏi hệ thống SWIFT. Hệ thống này được phát triển bởi Ngân hàng trung ương Nga. Theo Ngân hàng trung ương Nga, SPFS hiện có khoảng 400 khách hàng sử dụng và 20% giao dịch chuyển tiền tại Nga thực hiện thông qua SPFS. Kể từ năm 2019, Nga đã đạt được nhiều thoả thuận để liên kết SPFS với hệ thống thanh toán của các quốc gia khác ở Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và các quốc gia trong EAEU và đang phát triển đến một số quốc gia khác. Cuối năm 2020, có 23 ngân hàng nước ngoài được kết nối với SPFS từ Armenia, Belarus, Đức, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Thụy Sĩ.Được thành lập năm 2012, hệ thống CIPS (Cross - Border Interbank Payment System) do Ngân hàng nhân dân Trung Quốc quản lý và đi vào hoạt động năm 2015 và hiện có 1.189 ngân hàng từ khoảng 100 quốc gia tham gia hệ thống. Trong số các ngân hàng này, 569 ngân hàng hoạt động ở Trung Quốc đại lục, 355 ngân hàng khác ở châu Á, 154 ngân hàng ở châu Âu, 42 ngân hàng ở châu Phi, 26 ngân hàng ở Bắc Mỹ, 23 ở khu vực Úc & Thái Bình Dương và 17 ở châu Mỹ Latinh. Nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài là công ty con của các ngân hàng Trung Quốc. Có 47 ngân hàng thành viên trực tiếp và hầu hết các ngân hàng có liên kết với hệ thống (1.142) là thành viên tham gia gián tiếp. Khối lượng giao dịch năm ngoái là 2,2 triệu giao dịch với tổng giá trị là 45,2 nghìn tỷ nhân dân tệ tường đương hơn 7 nghìn tỷ USD. Năm ngoái, 2021, lưu lượng thanh toán CIPS tăng khoảng 20% trong khi tổng giá trị giao dịch tăng hơn 30%. Riêng ở Nga có 23 ngân hàng tham gia hệ thống CIPS.SEPAM (System for Electronic Payments Messaging) Hệ thống truyền thông tin tài chính do ngân hàng trung ương Iran phát triển.Hệ thống thanh toán liên ngân hàng Clearing House (CHIPS) là hệ thống thanh toán bù trừ chính ở Hoa Kỳ cho các giao dịch ngân hàng lớn. Tính đến năm 2015, CHIPS giải quyết hơn 250.000 giao dịch mỗi ngày, trị giá trên 1,5 nghìn tỷ đô la trong cả giao dịch trong nước và xuyên biên giới. CHIPS và dịch vụ quỹ Fedwire được Ngân hàng Dự trữ Liên bang sử dụng kết hợp để tạo thành mạng lưới chính ở Hoa Kỳ cho các giao dịch lớn trong nước và nước ngoài bằng đô la Mỹ. CHIPS là nhà thanh toán bù trừ chính cho các giao dịch lớn; giao dịch trung bình sử dụng CHIPS là hơn $ 3,000,000.Fedwire là một hệ thống thanh toán gộp tiền ngân hàng trung ương theo thời gian thực được các ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sử dụng để chuyển tiền điện tử giữa các tổ chức thành viên. Các ngân hàng, doanh nghiệp và cơ quan chính phủ sử dụng Fedwire cho các giao dịch lớn trong ngày. Hệ thống này được vận hành bởi 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Nó được sử dụng bởi các ngân hàng Hoa Kỳ, công đoàn tín dụng và các cơ quan chính phủ, cũng như chính các Ngân hàng Dự trữ Liên bang, để chuyển tiền trong ngày, hay còn được gọi là chuyển khoản ngân hàng.Trong khi hệ thống CHIPS và Fedwire của Mỹ thì có lẽ đây hoàn toàn không phải là lựa chọn của Nga ở thời điểm hiện tại. Nhưng ới việc Mỹ và Châu Âu trừng phạt bằng cách cấm Nga tham gia hệ thống SWIFT có thể là tiền đề để CIPS và SPFS lớn mạnh.Đồng tiền số đóng vai trò trong việc hỗ trợ thanh toán quốc tế của Nga?Hiện tại với sự phát triển của đồng tiền kỹ thuật số và blockchain, việc hình thành các phương thức thanh toán quốc tế trên nền tảng công nghệ mới này cũng sẽ đóng góp đáng kể nhằm giúp các quốc gia gặp khó khăn trong việc tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế chính thống. Nga là nước có nền công nghệ phát triển khá mạnh và có thể với sự ngắt kết nối với SWIFT sẽ tạo ra hệ thống thanh toán quốc tế điện tử mạnh hơn.Việt Nam thanh toán với Nga như thế nào nếu không đi qua SWIFT?Hiện tại các giao dịch quốc tế ở Việt Nam thực hiện chủ yếu là qua hệ thống SWIFT và một số ít qua dịch vụ chuyển tiền Western Union.Hệ thống thanh toán SPFS của Nga tuy chưa được nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhưng chắc chắn với lệnh trừng phạt gia nhập hệ thống SWIFT đối với Nga thì các ngân hàng Việt Nam cũng sẽ quan tâm hơn đến hệ thống thanh toán SPFS này. Bởi lưu lượng giao dịch Việt Nam - Nga chắc chắn là không nhỏ.Kênh thanh toán với Nga. Theo giới thiệu của Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB), hiện nay VRB là ngân hàng DUY NHẤT ở Việt Nam có giấy phép tham gia kênh thanh toán riêng sang Liên bang Nga, cung cấp dịch vụ chuyển tiền song phương trực tiếp Việt - Nga, giúp các khách hàng thực hiện chuyển tiền Việt - Nga dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng và chính xác.Theo VRB, dịch vụ thanh toán song phương Việt - Nga của VRB với hệ thống thanh toán song phương do Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB) chủ trì, kết nối thanh toán trực tiếp đến tất cả các ngân hàng trong và ngoài lãnh thổ Nga có tham gia vào hệ thống thanh toán song phương này. Đây hầu hết là những ngân hàng lớn trên lãnh thổ Nga như VTB, Sberbank...Hệ luỵ nào khác?Tất nhiên, với rất nhiều người thì khi hệ thống này không thể thực hiện được thì có thể nghiên cứu các hệ thống khác một cách khá nhanh và dễ dàng với công nghệ hiện đại như hiện nay. Tuy nhiên, khi các nước Mỹ và phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt khác nữa thì rất cẩn thận. Họ có thể ngăn chặn, đóng băng hoàn toàn các tài khoản của cá nhân hay doanh nghiệp nếu họ có thể chứng minh được rằng bạn đang có các giao dịch khác bằng hệ thống thanh toán khác với các nước bị cấm vận như Nga. Tuỳ và sự lợi hay hại mà các doanh nghiệp cân nhắc sự rủi ro này.Bài viết của anh La Quang Trí - ShipOffer KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VỚI NGA, UKRAINE NHƯ THẾ NÀO?Theo giới chuyên gia, sự kiện Nga - Ukraine dường như chỉ tác động tới tâm lý nhà đầu tư mà ít tác động trực tiếp tới kinh tế Việt Nam hay doanh nghiệp Việt.Một số chuyên gia lo ngại, các lệnh trừng phạt và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm nhiều mặt hàng cơ bản, qua đó trực tiếp làm giá đầu vào của các doanh nghiệp tăng cao...Ở phía nguồn cầu, lạm phát còn có thể làm cho tiêu dùng và tiến độ giải ngân đầu tư trong nền kinh tế bao gồm cả đầu tư công chậm lại, do mặt bằng giá tăng cao và biến động khó lường...Tuy nhiên, ông Huỳnh Minh Tuấn, nhà sáng lập của FIDT cho rằng, sự việc trên tác động tới nền kinh tế và doanh nghiệp là rất thấp, bởi giao thương giữa Việt Nam với Ukraine và Nga chưa tới 8 tỷ USD, tức chỉ đâu đó 1% kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021.Ngược lại, các lệnh trừng phạt kinh tế từ phía EU – Mỹ sẽ đẩy giá các mặt hàng tăng cao và tạo cơ hội cho các nước xuất khẩu khác. Điển hình, Nga là một trong những cường quốc xuất khẩu phân bón lớn, và với một đất nước sản xuất và xuất khẩu phân bón tốt như Việt Nam thì đây là một cơ hội rất sáng.Ngoài ra, cũng không tác động kinh tế hay chính trị nên cần bình tĩnh và nhìn nhận đây là cơ hội bởi sự lo ngại về tâm lý.“Cơ bản trong ngắn hạn, tài sản rủi ro đều giảm bởi tâm lý. Về tổng thể, cuộc chiến này không ảnh hưởng nhiều tới toàn cầu, chỉ khoanh vùng ở đây”- ông Huỳnh Minh Tuấn, nhà sáng lập của FIDT nhận định."Trong bối cảnh này cần giữ cái đầu lạnh và có nước đi quản trị danh mục hợp lí thay vì lo lắng. Không ai muốn cuộc chiến xảy ra vì thiệt mạng tới dân thường. Nhìn dưới góc độ nhà tư vấn, đây là cơ hội đầu tư rất tốt. Nhìn rộng hơn, chúng ta còn được hưởng lợi từ việc EU có thể dời hoạt động kinh doanh đến nơi có chính sách hợp lý và chính trị ổn định. Nên sau câu chuyện này có thể dẫn đến 1 điểm xoay chuyển gia tăng đầu tư FDI vào khu vực như Đông Nam Á, Đông Bắc Á", ông Tuấn nhấn mạnh.Thực tế, kim ngạch xuất nhập khẩu, giao thương kinh tế của Việt Nam với các nước như Nga, Ukraine ở mức nhỏ so với tổng kim ngạch của Việt Nam năm qua. Do đó, trong trường hợp chiến tranh căng thẳng giữa hai bên kéo dài, những bất ổn này cũng sẽ không có tác động nhiều đến kinh tế Việt Nam.Theo Thương vụ Việt Nam tại Liên Bang Nga (Bộ Công Thương), kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga trong năm 2021 đạt 7,14 tỷ USD tăng 25,9% so với năm 2020 và đứng thứ 21 trong số các đối tác thương mại chính của Liên Bang Nga. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong khu vực ASEAN và là đối tác lớn thứ 5 trong các nền kinh tế APEC (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản).Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Liên Bang Nga sang Việt Nam đạt 2,24 tỷ USD tăng 38,3% (đứng thứ 39 trong số các đối tác thương mại của Nga); kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 4,89 tỷ USD, tăng 20,9% so với năm 2020 (đứng thứ 12 trong các đối tác nhập khẩu chính của Nga). Việt Nam xuất siêu sang Nga 2,65 tỷ USD trong năm 2021.Về đầu tư, cho đến nay, Ukraine có 27 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với tổng vốn khoảng 30,1 triệu USD (theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài tính đến tháng 9 năm 2020), đứng thứ 67 trên tổng số 138 nước và vùng lãnh thổ đầu tư và Việt Nam.Theo Tổng cục Hải quan, tính cả năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 668,55 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, tương ứng tăng 123,23 tỷ USD. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19%, tương ứng tăng 53,68 tỷ USD và nhập khẩu đạt 332,23 tỷ USD, tăng 26,5%, tương ứng tăng 69,54 tỷ USD.Như vậy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ukraine hay Nga chỉ vào khoảng 7,6 tỷ USD, chiếm khoảng 1,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2021.Theo Trung Kiên - Hồng Hương. Mời tham khảo:- CÔNG CỤ TRA CỨU THUẾ QUAN, HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.- CÁCH KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ (L/C - D/C) TRƯỚC KHI CHẤP NHẬN THANH TOÁN HỐI PHIẾU (Draft - Bill of Exchange).- Một số loại tiền Kỹ thuật số sử dụng thanh toán trong nghành Vận tải container đường biển. 2 Comments Vietxnk 3/22/2023 13:07:30Nga ra quy định mới, cấm sử dụng hệ thống thanh toán SWIFT. Ngân hàng trung ương Nga vừa ban hành quy định mới cấm các tổ chức tài chính của Nga sử dụng hệ thống thanh toán SWIFT của phương Tây cho các giao dịch trong nước. Quy định mới này sẽ chính thức có hiệu lực vào tháng 10 năm 2023. Theo đó, các ngân hàng của Nga sẽ buộc phải sử dụng hệ thống thanh toán trong nước cho các giao dịch tài chính. Việc sử dụng hệ thống SWIFT chỉ được phép thực hiện cho các thanh toán quốc tế. Ngân hàng trung ương Nga cho rằng quy định mới này nhằm đảm bảo độ tin cậy, tính liên tục và bảo mật cho các giao dịch trong nội bộ của nước Nga. Do đó, giờ đây, thông tin về các giao dịch như vậy cần được chuyển qua hệ thống ngân hàng do Ngân hàng trung ương Nga sở hữu hay các dịch vụ do bên thứ 3 là các công ty Nga cung cấp hoặc thông qua hệ thống thanh toán của Nga có tên SPFS. Reply Vietxnk 3/22/2023 13:08:22Động thái này của Ngân hàng trung ương Nga có thể có ảnh hưởng đáng kể đến lĩnh vực tài chính của nước này, vì SWIFT đang được các ngân hàng ở Nga sử dụng cho các giao dịch trong nước lẫn quốc tế. Tuy nhiên, các nhà quản lý đã đảm bảo rằng quy định mới sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả hay tốc độ của các giao dịch tài chính trong nước. Mặc dù vậy, quyết định hạn chế sử dụng hệ thống thanh toán SWIFT cho các giao dịch nội bộ cho thấy những nỗ lực của Nga trong việc tăng cường sự độc lập về kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào hệ thống tài chính của phương Tây. SWIFT là hệ thống nhắn tin được 11.000 tổ chức tài chính trên toàn cầu sử dụng để thực hiện hàng chục triệu giao dịch mỗi ngày. Kể từ khi chiến sự nổ ra ở Ukraine, hầu hết ngân hàng của Nga đã bị phương Tây loại bỏ ra khỏi hệ thống SWIFT, khiến Nga bị cắt đứt khỏi mạng lưới thanh toán toàn cầu. ReplyLeave a Reply. |