Việt Nam, Thành Viên Có Trách Nhiệm Của UNESCO
Có thể bạn quan tâm
UNESCO hiện có 195 quốc gia thành viên và 9 quan sát viên. Trụ sở chính đặt tại Paris (Pháp) với hơn 50 văn phòng và viện, trung tâm trực thuộc ở khắp nơi trên thế giới.
UNESCO ra đời ngày 16/11/1945. Trong Công ước thành lập, UNESCO quy định 3 chức năng hoạt động chính: thứ nhất, khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua những phương tiện thông tin rộng rãi; khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng bằng ngôn ngữ và hình ảnh. Thứ hai, thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hóa bằng cách hợp tác với các nước thành viên trong việc phát triển các hoạt động giáo dục theo yêu cầu của từng nước. Hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lý tưởng bình đẳng về giáo dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ hoặc bất cứ sự khác biệt nào khác về kinh tế hay xã hội. Đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp để luyện tập thiếu nhi toàn thế giới về trách nhiệm của con người tự do. Thứ ba, duy trì, tăng cường và truyền bá kiến thức bằng cách: Bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sách báo, tác phẩm nghệ thuật và các công trình lịch sử hay khoa học, khuyến nghị với các nước hữu quan về các công ước quốc tế cần thiết. Khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các ngành hoạt động trí óc, trao đổi quốc tế những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa, kể cả trao đổi sách báo, tác phẩm nghệ thuật, dụng cụ thí nghiệm và mọi tư liệu có ích. Tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc tiếp xúc với các xuất bản phẩm của mỗi nước thông qua các phương pháp hợp tác quốc tế thích hợp…
Với 3 mục đích trên, UNESCO được xem như là “ngôi nhà trí tuệ của thế giới”, là nơi tập hợp, quy tụ của các nền văn hóa đa dạng với sự bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Thời gian qua, UNESCO đã tiến hành hàng loạt các dự án nổi bật trên thế giới để bảo vệ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân loại, duy trì các khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu…
Kể từ khi gia nhập UNESCO vào năm 1976, trải qua 45 năm gắn bó, Việt Nam đã có những đóng góp hiệu quả vào ngôi nhà chung. Việt Nam đã đặt cơ quan đại diện tại UNESCO vào năm 1982 và được tín nhiệm bầu vào: cơ quan hoạch định chính sách và tài chính (1978 - 1983), Hội đồng Chấp hành (2001 - 2005, 2015 - 2019), Phó Chủ tịch UNESCO (2001 - 2003), thành viên Ủy ban Di sản Thế giới (2013 - 2017)… Năm 2017 tại Paris, Đại sứ Phạm Sanh Châu, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, đã cùng 8 ứng cử viên khác đã tham gia tranh cử chức Tổng Giám đốc UNESCO, là một dịp quan trọng để giới thiệu quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam nói chung và về văn hóa nói riêng đến với thế giới.
Thời gian qua, Việt Nam đã thể hiện rõ việc tận dụng tốt các danh hiệu được UNESCO vinh danh như Di sản thế giới, Công viên địa chất, Khu dự trữ sinh quyển thế giới… để quảng bá hình ảnh và thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Việt Nam cũng đã luôn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của UNESCO về ý tưởng, nhận thức và kinh nghiệm cũng như những đóng góp về tài chính. Các lĩnh vực hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và UNESCO nổi bật trên các lĩnh vực: giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, thông tin, truyền thông và văn hóa.
Hiện tại, Việt Nam đã có 8 di tích được Ủy ban Di sản Thế giới thuộc UNESCO công nhận là di sản thế giới gồm: 2 di sản thiên nhiên (vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng); 5 di sản văn hóa (quần thể di tích cố đô Huế, phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ); 1 di sản hỗn hợp (quần thể danh thắng Tràng An). Có 13 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh vào các danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại và cần được bảo vệ khẩn cấp: Hát then, Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ, Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, Nghi lễ Kéo co, Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, Đờn ca tài tử Nam bộ, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Hát xoan (Phú Thọ), Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng (Hà Nội), Ca trù, Dân ca Quan họ, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế. Ngoài ra, Việt Nam còn có 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới, 3 di sản tư liệu thế giới, 4 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương được UNESCO công nhận…
Việt Nam đã triển khai phê chuẩn nhiều công ước quan trọng của UNESCO như: Công ước Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể - Công ước 2003; Công ước Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa - Công ước 2005…
Là thành viên tích cực của UNESCO, Việt Nam cũng đẩy mạnh đóng góp sáng kiến của mình trong các lĩnh vực chuyên môn như xóa mù chữ, trung tâm học tập cộng đồng, áp dụng nội dung giáo dục vì sự phát triển bền vững vào mô hình khu dự trữ sinh quyển…
Lễ ký kết thỏa thuận giữa Việt Nam và UNESCO về việc thành lập tại Việt Nam hai Trung tâm khoa học dạng 2 về Toán học và Vật lý dưới sự bảo trợ của UNESCO ngày 24/8/2017. (Nguồn: TTXVN)Việc Việt Nam gia nhập UNESCO ngay sau khi đất nước thống nhất không chỉ thể hiện việc nước Việt Nam thống nhất sẵn sàng hòa nhập vào sân chơi chung toàn cầu mà còn qua đó giúp bạn bè trên thế giới hiểu rõ hơn về Việt Nam.
Từ năm 1943, Đảng ta đã công bố bản “Đề cương văn hóa Việt Nam” với ba trụ cột là dân tộc, khoa học và đại chúng. Từ khi gia nhập UNESCO, khi tiếp thu, giao lưu văn hóa, Việt Nam đã tích lũy, rút ra cho mình những nhận thức lý luận về văn hóa để từ đó hình thành, xây dựng những chủ trương, chính sách về văn hóa của Việt Nam.
Khi UNESCO phát động “Thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa” (1988 - 1997), Việt Nam đã tham gia hưởng ứng chương trình này, giúp có thêm nhận thức mới về tầm quan trọng của xây dựng nền văn hóa toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ, từ đó chấn hưng nền văn hóa dân tộc và tăng cường giao lưu với các quốc gia khác. Đó chính là tinh thần cốt yếu sau đó đã được khái quát và đưa vào Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tinh thần này tiếp tục được kế thừa và trở thành quan điểm về xây dựng văn hóa ở Việt Nam mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học…”.
Những nỗ lực và đóng góp tích cực của Việt Nam cho UNESCO đã được ghi nhận không chỉ bằng những đánh giá, những tán dương trên bàn hội nghị quốc tế mà còn bằng những ghi nhận hết sức cụ thể, thiết thực. Truyền thống văn hóa hòa bình, sự theo đuổi và thúc đẩy hòa bình - vốn là một trong những mục tiêu quan trọng của UNESCO - đã được Việt Nam kiên trì và thực hiện nhất quán. Ghi nhận thiện chí và nỗ lực này của Việt Nam, UNESCO đã vinh danh Hà Nội là “Thành phố vì hòa bình” năm 1999, là thành phố đầu tiên của châu Á - Thái Bình Dương được trao tặng danh hiệu này.
Từ khóa » Tổ Chức Unesco Tại Việt Nam
-
Liên Hiệp Các Hội UNESCO Việt Nam
-
Chi Tiết Về Tổ Chức Quốc Tế - Chính Phủ
-
UNESCO 75 Năm Và Dấu ấn Việt Nam
-
Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học Và Văn Hóa Liên Hợp Quốc - Wikipedia
-
Danh Hiệu UNESCO ở Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tự Hào Khi UNESCO Tôn Vinh Văn Hóa Việt Nam
-
Năm Thành Công Của Quan Hệ đối Tác Việt Nam - UNESCO
-
Trưởng đại Diện Của UNESCO Kết Thúc Nhiệm Kỳ Tại Việt Nam
-
Trưởng đại Diện UNESCO Tại Việt Nam được Tặng Kỷ Niệm Chương ...
-
Việt Nam được Bầu Vào Hội đồng Chấp Hành UNESCO Nhiệm Kỳ ...
-
Quan Hệ Việt Nam Và UNESCO Tiếp Tục được Tăng Cường Và Phát ...
-
Quyết định 251-TTg Thành Lập Ủy Ban Quốc Gian UNESCO Việt Nam
-
Tổ Chức UNESCO Kỷ Niệm 75 Năm Chính Thức đi Vào Hoạt động
-
UNESCO Việt Nam | Facebook