Việt Nam Tích Cực Tham Gia Ký Kết Các Hiệp định FTA, Mở ...
Có thể bạn quan tâm
- Sơ đồ cổng
- Đăng nhập
- :
- :
- Trang chủ
- Chuyên trang - Chuyên mục
- Asean
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, mở rộng tự do hóa thương mại, làn sóng ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang trở nên mạnh mẽ trên khắp thế giới và trở thành một xu thế mới trong quan hệ kinh tế quốc tế mà các quốc gia không thể đứng ngoài cuộc, nhận thức rõ điều này, trong những năm qua Việt Nam rất tích cực tham gia đàm phán, ký kết các Hiệp FTA song phương và đa phương.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, mở rộng tự do hóa thương mại, làn sóng ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang trở nên mạnh mẽ trên khắp thế giới và trở thành một xu thế mới trong quan hệ kinh tế quốc tế mà các quốc gia không thể đứng ngoài cuộc, nhận thức rõ điều này, trong những năm qua Việt Nam rất tích cực tham gia đàm phán, ký kết các Hiệp FTA song phương và đa phương. Đến nay, Việt Nam đã chính thức tham gia, ký kết thực hiện 14 FTA có hiệu lực và 01 FTA đã chính thức ký kết, sắp có hiệu lực, hiện đang đàm phán 02 FTA. Trong số 14 FTA đã có hiệu lực và đang triển khai, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam tham gia, tiếp theo đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA).
CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VIỆT NAMĐÃ THAM GIA | |||
STT | Tên viết tắt | Tên đầy đủ | Năm có hiệu lực |
1 | AFTA | Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN | 1993 |
2 | ACFTA | Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc | 2003 |
3 | AKFTA | Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc | 2007 |
4 | AJCEP | Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản | 2008 |
5 | VJEPA | Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản | 2009 |
6 | AIFTA | Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ | 2010 |
7 | AANZFTA | Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN -Australia-New Zealand | 2010 |
8 | VCFTA | Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chi Lê | 2014 |
9 | VKFTA | Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc | 2015 |
10 | VN-EAEU FTA | Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu | 2016 |
11 | CPTPP | Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương | 2018 |
12 | AHKFTA | Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) | 2019 |
13 | EVFTA | Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu | 2020 |
14 | UKVFTA | Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh | 2020 |
15 | RCEP | Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực | Ký kết ngày 15/11/2020, sắp có hiệu lực |
16 | VN-EFTA FTA | Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA |
Đang đàm phán |
17 | VIFTA | Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Isarel |
Cụ thể, Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) là một FTA đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. AFTA được ký năm 1992 tại Singapore. Ban đầu có 6 nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (gọi chung là CLMV) tham gia AFTA khi được kết nạp vào ASEAN.
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA): ASEAN và Trung Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện tháng 11/2002. Hai bên tiếp tục đàm phán và ký kết các Hiệp định về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 7/2005), Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực từ tháng 02/2010). Tháng 11/2015, ASEAN và Trung Quốc ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung và các Hiệp định liên quan, trong đó có nhiều nội dung cam kết mới về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Nghị định này có hiệu lực từ tháng 5/2016.
Hiệp đinh Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA): ASEAN và Hàn Quốc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện năm 2005. Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục ký kết 04 Hiệp định khác về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 6/2007), Hiệp định về Thương mại Dịch vụ có hiệu lực từ tháng 5/2009, Hiệp định về Đầu tư có hiệu lực từ tháng 6/2009) nhằm hình thành Khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP): ký ngày 03/4/2008, có hiệu lực từ ngày 15/8/2008. Tính đến ngày 01/4/2015, Nhật Bản đã xóa bỏ thuế quan đối với 923 dòng các sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam. Đến năm 2019, có thêm 338 dòng thuế nông nghiệp khác sẽ được xóa bỏ thuế. Đến cuối lộ trình vào năm 2026, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 96,45% tổng số các dòng thuế đối với hàng Việt Nam (chủ yếu nông sản, thủy sản, hàng dệt may, giầy dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử…)
Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA): Đây là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2009. Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn so với Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP). VJEPA không thay thế AJCEP mà cả hai FTA cùng có hiệu lực, doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn.
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA): được ký kết ngày 08/10/2003. Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục ký kết các Hiệp định về Hàng hóa (có hiệu lực 01/01/2010), Hiệp định về Dịch vụ (có hiệu lực 01/7/2015) và Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực 01/7/2015) nhằm hình thành Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ.
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Australia và New Zealand (AANZFTA): ký kết ngày 27/02/2009, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Đây là thỏa thuận thương mại tương đối toàn diện, bao gồm rất nhiều cam kết về hàng hóa, dịch vụ (gồm cả dịch vụ tài chính và viễn thông), đầu tư, thương mại điện tử, di chuyển thể nhân, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và hợp táckinh tế…
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chi Lê (VCFTA): được ký kết ngày 11/11/2011 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. FTA này chỉ bao gồm các cam kết về hàng hóa và các vấn đề liên quan đến hàng hóa, không bao gồm các cam kết về dịch vụ, đầu tư… Đây là FTA đầu tiên của Việt Nam với một quốc gia châu Mỹ.
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA): được ký kết ngày 05/5/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015. So với FTA ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), trong VKFTA Việt Nam và Hàn Quốc dành thêm nhiều thời gian ưu đãi cho nhau trong cả lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. VKFTA không thay thế AKFTA mà cả hai FTA này đều cùng có hiệu lực và doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn.
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA): hiện tại bao gồm các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) ký kết ngày 29/5/2015, có hiệu lực từ ngày 05/10/2016. Đây là FTA đầu tiên của EAEU nên các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế khi xuất khẩuvào đây.
Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP): có tiền than là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên TPP (không bao gồm Mỹ). CPTPP đã được 7 nước thành viên phê chuẩn, gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand, Việt Nam và đã chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018. CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/01/2019.
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) (AHKFTA): được ký kết ngày 12/11/2017, AHKFTA chính thức có hiệu lực với Hồng Kông (Trung Quốc) và 5 nước thành viên ASEAN (bao gồm Lào, Myanmar, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) kể từ ngày 11/6/2019.
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA): là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và các nước thành viên EU. Bắt đầu đàm phán từ tháng 6/2012; kết thúc đàm phán tháng 12/2015; đến tháng 6/2018, EVFTA được tách làm hai; Hiệp định Thương mại (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) được thông qua tháng 6/2020.
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA) chính thức được ký kết tại London ngày 29/12/2020, chính thức có hiệu lực từ 23 giờ ngày 31/12/2020.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP - còn được gọi là ASEAN+6), được ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 09/5/2013. Hiệp định chính thức được ký kết ngày 15/11/2020, sắp có hiệu lực.
Các FTA Việt Nam đang đàm phán bao gồm: Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA (VN-EFTA FTA) (bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein) bắt đầu khởi động đàm phán từ tháng 5/2012. Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Isarel (VIFTA): được bắt đầu khởi động đàm phán từ ngày 02/12/2015.
Tác giả: Thanh Phương Tổng số điểm của bài viết là: 47 trong 11 đánh giá Click để đánh giá bài viết Tin liên quanNăm 2020
Triển lãm ảnh và phim phóng sự - Tài liệu trong cộng đồng ASEAN
Thủ tướng chỉ ra 6 bài học quý từ thành công Năm Chủ tịch ASEAN 2020
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng lần thứ 7
Kỷ niệm 10 năm thành lập Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng
Hội nghị Chủ tịch diễn đàn thị trường vốn thành công tốt đẹp dù còn dịch COVID-19
Chia sẻ nhiều kinh nghiệm mở rộng bao phủ an sinh xã hội
Quản trị tốt góp phần phòng, chống tham nhũng hiệu quả trong ASEAN
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 14 khai mạc tại Hà Nội
TTK ASEAN chúc mừng Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch
Bảo đảm tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN
Cải cách hệ thống quy định để ứng phó khủng hoảng
ASEAN hợp tác đẩy mạnh triển khai 5G và chuyển đổi số
Bản đồ hành chínhDiện tích: 1.586,3 Km2
Dân số: 1.860.447 người
Danh mục
- Quy hoạch - Phát triển
- Dự án - Đấu thầu - Mua sắm công
- Báo cáo thống kê
- Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo văn bản
- Thủ tục hành chính
- Công báo
- Trao đổi - Hỏi đáp
- Văn bản
- Dịch vụ công trực tuyến
- Giải quyết khiếu nại tố cáo
- Chương trình đề tài khoa học
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- Cung cấp thông tin cho báo chí
- Thông tin khen thưởng - Xử phạt
- Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
- Dịch vụ công trực tuyến
- Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
- Lịch công tác
- Văn phòng UBND tỉnh
- Sở Tư pháp
- BQL các Khu kinh tế và KCN
- Sở Nông nghiệp và PTNT
- Công an tỉnh
- Sở Tài chính
- Sở Công thương
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- Sở Giáo dục và Đào tạo
- Sở Thông tin và Truyền thông
- Sở Giao thông Vận tải
- Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
- Sở Khoa học và Công nghệ
- Sở Xây dựng
- Sở Lao động TBXH
- Sở Y tế
- Sở Nội vụ
- Thanh tra tỉnh
- Thành phố Thái Bình
- Huyện Đông Hưng
- Huyện Hưng Hà
- Huyện Kiến Xương
- Huyện Quỳnh Phụ
- Huyện Tiền Hải
- Huyện Thái Thuỵ
- Huyện Vũ Thư
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- Hội Văn học nghệ thuật
- Hội Chữ thập đỏ
- Hội Nhà báo
- Liên đoàn Lao động tỉnh
- Hội Khuyến học
- Liên hiệp các hội KHKT
- Hội Người mù
- Hội Phụ nữ
- Hội Người cao tuổi
- Hội Cựu chiến binh
- Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi
- Hội Nông dân
- Mặt trận tổ quốc
- Hội nạn nhân chất độc da cam/ DIOXIN
Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình
Cơ quan thường trực: Văn Phòng UBND tỉnh Thái Bình
Địa chỉ: Số 76 - Lý Thường Kiệt - Thành phố Thái Bình. (Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp số 46/GP-STTTT ngày 29/7/2019)Ghi rõ nguồn "http://thaibinh.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.
Số lượt truy cập Hôm nay : 5.923 Tổng số : 31.715.870Chịu trách nhiệm chính: Ông Đặng Văn Tính
Chánh Văn Phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
Điện thoại: (0227).3800686
Email: banbientapcong@thaibinh.gov.vn
Back to topTừ khóa » Sơ đồ Fta
-
Định Nghĩa Fault Tree Analysis (FTA) Là Gì?
-
Tổng Hợp Các FTA Của Việt Nam Tính đến Tháng 1/2022
-
Ứng Dụng Phương Pháp Phân Tích Cây Sai Phạm Trong đánh Giá ...
-
Thực Trạng Tham Gia FTA Của Việt Nam - UBND Tỉnh Bình Phước
-
FTA Index - Cơ Sở Quan Trọng để Chính Phủ Và Quốc Hội Chỉ đạo ...
-
TTWTO VCCI - Công Cụ MacMap - Bản đồ Tiếp Cận Thị Trường Của ITC
-
TTWTO VCCI - Công Cụ Tra Cứu
-
PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP SỬ DỤNG ...
-
[PDF] Phân Tích Một Số Phương Pháp để đánh Giá độ Tin Cậy - HaUI
-
Sơ đồ 4 2 3 1
-
Các FTA Thế Hệ Mới: Cơ Hội Và Thách Thức Với Hệ Thống Sở Hữu Trí ...
-
ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) - Bộ Tài Chính
-
Biểu Thuế Nhập Khẩu Của Hàn Quốc Theo Hiệp định FTA Việt Nam